‘Thủ phủ’ du lịch… đi ngủ sớm: Kinh tế đêm là ‘cỗ máy in tiền’
Đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở lưu trú, lượng khách du lịch đến VN cũng tăng mạnh nhưng chưa khai thác kinh tế đêm, ước tính chiếm từ 70 – 80% doanh thu dịch vụ du lịch đang khiến chúng ta lãng phí nguồn lực khổng lồ.
Đà Nẵng có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, nên cần tận dụng để tăng tốc – Ảnh: Ng.Nga
“Hốt bạc” từ đêm đến sáng
Du lịch mà không cho kéo dài thời gian hoạt động là “thua” cả nghĩa đen lẫn bóng. Các đối tác nước ngoài cho thấy khi làm việc với chúng tôi đều đặt câu hỏi, ban đêm cho khách của họ vui chơi giải trí tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa thế nào? Họ không có khái niệm giới hạn thời gian như chúng ta
Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt Nam (Vitour)
“Khi mặt trời lặn ở Hà Nội, cũng là lúc Tạ Hiện lên đèn. Nếu bạn muốn thực sự hòa mình vào nhịp sống của thành phố này, đặc biệt là văn hóa của người dân, hãy đi bộ vào các con phố nhỏ, ngồi ghế nhựa và uống một cốc bia lạnh”. Đây là phần mở đầu video mà CNN Travel giới thiệu về Tạ Hiện, phố bia Tây sầm uất về đêm Hà Nội. Liên tục được các tạp chí du lịch nổi tiếng dành lời khen ngợi, Tạ Hiện đang trở thành điểm đến được yêu thích nhất của du khách trong và ngoài nước khi tới Hà Nội. Mỗi ngày, “góc phố bia” Tạ Hiện thu hút cả chục ngàn lượt khách tới thưởng thức bia, vui chơi và ăn nhậu. Hoạt động buôn bán tấp nập kéo dài đến 1 – 2 giờ sáng, xôm tụ đến mức những người bán hàng ở đây thường đùa nhau: “Đêm không ngủ vì tiền không bao giờ là đủ”.
Tương tự, sản phẩm “đinh” hút khách rất mạnh của Phú Quốc hiện nay là chợ đêm Phú Quốc (ngã ba Bạch Đằng – Nguyễn Đình Chiểu), trung bình mỗi đêm thu hút tới 3.500 khách, chi tiêu bình quân 150 USD/người (số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2019). Tính ra, mỗi ngày chợ đêm đã mang về cho Phú Quốc khoảng hơn 10 tỉ đồng. Chưa kể, giá trị bất động sản và giá trị dịch vụ xung quanh chợ đêm này trong bán kính 1 km đã tăng lên 300%; tiểu thương, người dân hưởng lợi lớn.
Không đi nhanh như Hà Nội hay Phú Quốc, nhưng hơn 1 năm qua, du lịch Huế cũng đã có chương trình sáng đêm, các khu phố du lịch, chợ đêm sẵn sàng phục vụ du khách sang ngày mới. Tương tự, TP.Vinh cũng đang có tham vọng sáng đêm với dự án xây dựng phố đi bộ hoành tráng, phục vụ du khách không kể giờ giấc.
Rõ ràng, một sản phẩm du lịch ban đêm thành công có thể trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế của toàn địa phương. Theo một nghiên cứu của Ernst & Young (E&Y), ngành công nghiệp về đêm đóng góp khoảng 6% GDP của nước Anh với quy mô xấp xỉ 66 tỉ bảng Anh, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm. Chỉ 3 tháng sau khi chính quyền TP.Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh doanh ban đêm tại 10 con phố với các hàng ăn ban đêm, 16 chợ đêm và các cửa hàng tiện lợi 24/7, doanh số tại các cửa hàng trên những con phố đi bộ như Wangfujing, Qianmen, Xidan… đã tăng trên 50%.
Video đang HOT
Được coi là điểm đến “hết tiền vẫn chưa hết chỗ chơi”, Pattaya (Thái Lan) đang xếp hạng 2 trong top những thành phố du lịch hút khách nhất thế giới, chỉ sau London (Anh). Năm 2018, Thái Lan đã vượt qua các quốc gia và lãnh thổ khác ở châu Á về lợi nhuận từ du lịch khi đạt 57 tỉ USD tiền du khách đổ vào nước này, gần gấp đôi Macau (36 tỉ USD), Nhật Bản (34 tỉ USD), Hồng Kông (33 tỉ USD) và Trung Quốc (33 tỉ USD).
Không thay đổi sẽ bị vượt mặt
Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), để hình thành kinh tế ban đêm cần phải bắt đầu từ chính sách. Không “giới nghiêm” giờ giấc đối với các hoạt động vui chơi về đêm. Tuy nhiên, cần có quy hoạch bài bản thành khu vực riêng phục vụ du khách hơn là để phát triển theo kiểu tự phát. Đà Nẵng có lợi thế du lịch biển, cần thêm những khu công viên, tổ hợp du lịch cả ngày lẫn đêm để tạo ấn tượng thu hút khách du lịch quốc tế. Nếu chậm trễ, sẽ bị các thành phố du lịch các nước lân cận hút hết khách, trong nước bị các thành phố du lịch khác vượt mặt.
Content
Trong khi đó, TP.Đà Nẵng được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch miền Trung lại đang “cửa đóng then cài” với các điểm vui chơi giải trí do sản phẩm dịch vụ ở đây vô cùng khiêm tốn. Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế tại Đà Nẵng là trên 5,32 triệu đồng. Khách đi theo tour có mức chi tiêu bình quân 4,29 triệu đồng, cao hơn so với khách tự sắp xếp tour là 3,1 triệu đồng. Đáng chú ý, chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế chủ yếu cho dịch vụ thuê phòng, ăn uống và đi lại (72,3%), trong đó dịch vụ thuê phòng là cao nhất (33,4%), các dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp. Cô Nguyễn Thu Hiền, hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng, cho rằng chi phí khách tiêu tốn vào các hoạt động vui chơi giải trí về đêm dường như không được thống kê do khách đến Đà Nẵng không có cơ hội tiêu tiền vào ban đêm.
Thực tế, nói Đà Nẵng không có khai thác kinh tế đêm cũng chưa chính xác. Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt Nam (Vitour), nhận xét đâu đó trong lòng thành phố vẫn có những khu hoạt động thương mại như chợ đêm, phố Tây, vui chơi giải trí, bar, spa dành cho khách du lịch. Tuy nhiên, mọi thứ đang nằm “lỏng chỏng” lẫn trong các khu dân cư, phải khống chế giờ giấc bởi ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.
“Du lịch mà không cho kéo dài thời gian hoạt động là “thua” cả nghĩa đen lẫn bóng. Các đối tác nước ngoài cho thấy khi làm việc với chúng tôi đều đặt câu hỏi, ban đêm cho khách của họ vui chơi giải trí tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa thế nào? Họ không có khái niệm giới hạn thời gian như chúng ta. Nếu Đà Nẵng có một địa điểm chuyên nghiệp, hoành tráng chuyên phục vụ du khách về đêm, dang rộng vòng tay chào đón du khách đến 6 giờ sáng hôm sau, chắc chắn doanh thu từ ngành công nghiệp không khói sẽ tăng mạnh”, ông Tùng phân tích và kể tên các khu vui chơi nổi tiếng như Clark Quay của Singapore, hay Lan Quế Phường của Hồng Kông, khu Kabuki – Cho của Tokyo… mà Đà Nẵng cần tham khảo, cần đầu tư và cần có nếu xác định là “thủ phủ” du lịch miền Trung.
Theo thanh niên
Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững trên vùng đất cố đô
Ninh Bình có lợi thế phát triển du lịch tâm linh khi thừa hưởng những di sản văn hóa của vùng kinh đô cổ hơn một nghìn năm lịch sử.
Tiềm năng về du lịch tâm linh
Không chỉ được biết đến là miền "sông nước" có phong cảnh nên thơ, hữu tình, Ninh Bình còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người như khu sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long...
Đến nay, vùng đất cố đô đang có trên 1.000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 225 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 260 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Đặc biệt, Ninh Bình cũng được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo nước ta.
Nơi đây, có chùa Bái Đính, một trong những trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam với quy mô lớn diện tích trên 700 ha, mang tầm khu vực và quốc tế. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đó có Nhà thờ đá Phát Diệm với tuổi đời hơn 100 năm. Bên cạnh đó, còn có 1.499 địa điểm tín ngưỡng dân gian nằm rải rác tại 8 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Các giá trị văn hóa lịch sử tại các công trình thờ tự có từ hàng trăm năm đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính cùng hàng trăm di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Do đó, Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị văn hóa tâm linh phong phú đã và đang thu hút sự quan tâm của du khách hành hương đến nơi đây. "Cố đô" Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) là kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta. Nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành - là những kiến trúc độc đáo đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá ở thế kỷ thứ XVII - XIX. Gần đó là các di tích khác như động Thiên Tôn, chùa Nhất Trụ...
Đến với Cố đô Hoa Lư, du khách không chỉ được khám phá nghệ thuật kiến trúc độc đáo mà còn được tìm hiểu những câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết đậm chất dân gian gắn liền với mỗi điểm di tích trên mảnh đất này.
Khu du lịch tràng an Ninh Bình.
Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị là điều kiện thuận lợi để Ninh Bình phát triển du lịch tâm linh. Tất cả đã góp phần làm nên bức tranh sinh động về du lịch tâm linh Ninh Bình. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tâm linh là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Việc giao lưu giữa con người với con người thông qua du lịch tâm linh sẽ đẩy mạnh đối thoại, xây dựng mối quan hệ hiểu biết giữa các nền văn hóa.
Phát triển du lịch bền vững
Không chỉ có thế mạnh là vùng đất sơn thuỷ hữu tình, Ninh Bình - còn có vai trò là "trung tâm du lịch vệ tinh" của du lịch Hà Nội và phụ cận. Nơi đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông.
Vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông du lịch của Ninh Bình tới các trọng điểm du lịch trên địa bàn đã được đồng bộ và phát triển. Từ quốc lộ 1A, có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu vực có tiềm năng du lịch như: cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, đầm Vân Long...
Sự phát triển ấn tượng của du lịch Ninh Bình những năm trở lại đây không thể phủ nhận, có cơ sở từ cách thức gìn giữ, khai thác và phát triển du lịch bền vững, dựa vào di sản thiên nhiên và văn hóa. Năm 2018, Ninh Bình đã đón trên 7,3 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu khách quốc tế, tổng thu đạt trên 3.200 tỷ đồng.
Để phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, tỉnh Ninh Bình đã đề ra những quan điểm cụ thể. Trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và phát triển du lịch là trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân. Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm.
Thời gian qua, Ninh Bình ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Cùng với đó, tỉnh đã ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Quảng Ninh - Ninh Bình - Thanh Hóa giai đoạn 2019 - 2023.
Qua đó, liên kết khai thác giá trị các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - chùa Bái Đính (Ninh Bình) với Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); kết hợp khai thác du lịch văn hóa, tâm linh với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển.
Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch của mình tới bạn bè quốc tế. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã và đang có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
Đây sẽ là chỗ dựa vững chắc để phát triển du lịch tâm linh một cách có hiệu quả và loại hình du lịch này sẽ góp phần khẳng định vị thế của Ninh Bình như một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh đầy sức cuốn hút trên bản đồ du lịch thế giới.
Thái Xuân
Theo phapluatplus.vn
Sáng đèn chợ Bến Thành về đêm? Đó là một trong những đề xuất đang được Sở Du lịch TP.HCM tham khảo ý kiến của UBND Q.1 nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch về đêm của thành phố. Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến được du khách yêu thích nhất tại TP.HCM.Ảnh: Khả Hòa Chi tiêu tăng chưa tới 2% trong 5 năm Theo...