Thu phí tự động chậm tiến độ: Chỉ mặt nhiều “ông lớn” BOT chây ỳ
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận, tiến độ thực hiện dự án thu phí tự động không dừng còn chậm, nhiều “ông lớn” BOT đang chây ỳ triển khai …
Mới đây, tại cuộc họp giữa Bộ GTVT với các bên liên quan về tiến độ Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng (ETC), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá, thời gian qua việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tình hình triển khai dự án giai đoạn 1 chậm. Gần đây có một số tín hiệu tốt, khi ngân hàng tài trợ vốn cho giai đoạn 1 đã cam kết giải ngân thêm 200 tỷ đồng trước 30/8.
Hiện còn nhiều “ông lớn” đang chây ỳ triển khai thu phí tự động không dừng khiến kế hoạch cả giai đoạn 1 bị chậm.
Hiện còn nhiều “ông lớn” đang chây ỳ triển khai thu phí tự động không dừng khiến kế hoạch cả giai đoạn 1 bị chậm.
Điểm mặt những “ông lớn” BOT chây ỳ
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 1 áp dụng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (BOO giai đoạn 1) với 44 trạm/620 làn. Tính đến nay, đã triển khai 29 trạm/161 làn, trong đó Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) đã lắp đặt và nâng cấp thiết bị hoàn thiện 23 trạm/90 làn.
Đặc biệt, giai đoạn 1 có 4 dự án triển khai thu phí tự động gặp khó khăn, gồm các tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, BOT Hà Nội – Bắc Giang và BOT Cam Thịnh (Khánh Hòa). Do đó, nếu không có giải pháp mạnh, dự án sẽ chậm tiến độ.
Tại cuộc họp, BOT Hà Nội – Bắc Giang được Bộ trưởng Thể nhắc tới là 1 trong những dự án đang trì hoãn, chây ỳ triển khai thu phí tự động không dừng.
BOT Hà Nội – Bắc Giang được Bộ trưởng Thể nhắc tới là 1 trong những dự án đang trì hoãn, trây ỳ triển khai thu phí tự động không dừng.
Nhưng, đáng quan ngại nhất hiện nay theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lại là Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). VEC hiện có 226 làn thu phí tự động không dừng nhưng tiến độ chậm.
“Bộ GTVT đã gửi văn bản tới Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (đơn vị chủ quản của VEC) để báo cáo tình hình. Nếu tình hình vẫn chậm thì trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư và tới 31/12 sẽ dừng toàn bộ trạm thu phí của đơn vị này”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Video đang HOT
Theo Bộ GTVT, số làn của VEC phải lắp đặt là 242 làn/5 tuyến nhưng mới có vốn để triển khai 15 làn trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình còn 227 làn trên các tuyến chưa có phướng án vốn đầu tư.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết, Tổng công ty Phát triền hạ tầng và Đầu tư tài chính Viêt Nam (VIDIFI) đã khởi công lắp đặt một số làn hệ thống thu phí không dừng trên QL5, đồng thời hoàn thiện thủ tục phê duyệt và phát hành hồ sơ mời thầu ngày 13/8/2019 để lắp đặt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng cho 32/62 làn trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng đã hoàn thành công tác lắp đặt, bắt đầu vận hành thử nghiệm hệ thống từ 15/8/2019.
Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng chậm triển khai thu phí không dừng.
“Tổng cục Đường bộ xây dựng tiêu chí để giám sát đặc biệt. Trong đó đưa ra tiến độ cụ thể từng hạng mục công việc các đơn vị phải thực hiện để có chế tài cụ thể để xử lý. Lần 1 vi phạm dừng thu phí trong vòng 5-10 ngày, lần 1 tăng lên gấp đôi và toàn bộ hậu quả xảy ra của việc dừng thu phí doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Riêng với các tuyến cao tốc của VEC, nếu chậm triển khai thu phí tự động, Bộ GTVT sẽ có báo cáo Thủ tướng và sẽ kiên quyết dừng thu phí nếu sau ngày 31/12 tới chưa lắp đặt xong…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, hàng tháng đều Bộ đều yêu cầu Tổng cục ĐBVN thực hiện kiểm điểm tiến độ triển khai thu phí không dừng, nếu nhà đầu tư nào cố tình chây ỳ thì hậu quả sẽ phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Đồng loạt triển khai giai đoạn 2, đảm bảo tiến độ
Với dự án thu phí tự động giai đoạn 2, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu nhà thầu thực hiện đồng bộ, song song các công việc, để đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12 tới.
Triển khai giai đoạn 2, Tổng cục ĐBVN đã ký hợp đồng với Liên danh Viettel – Vietinf – VVT – ITD là căn cứ thực hiện Dự án BOO giai đoạn 2.
Được biết, liên danh Viettel – Vietinf – VVT- ITD đang triển khai các thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án, tiến hành khảo sát, hoàn thiện hồ sơ thiết kế cho 33 trạm để trình Tổng cục Đường bộ phê duyệt.
Đề xuất biện pháp xử lý cũng như đưa vào diện giám sát đặc biệt đối với một số nhà đầu tư/dự án cố tình chậm trễ trong triển khai lắp đạt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng.
Để đảm bảo tiến độ dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục ĐBVN xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai từ nay đến 31/12. Trong đó xác định rõ từ mốc thời gian các công việc như thương thảo phụ lục hợp đồng, lắp đặt thiết bị, vận hành thử hệ thống…phải hoàn thành. Đồng thời cùng các cơ quan của Bộ tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý cũng như đưa vào diện giám sát đặc biệt đối với một số nhà đầu tư/dự án cố tình chậm trễ trong triển khai lắp đạt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 849/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC).
Công điện nêu: Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường giám sát, kiểm tra, đảm bảo hệ thống thu phí tự động không dừng hoạt động tin cậy, không có sự cố, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư và sử dụng hệ thống.
Cùng với đó, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức phân luồng giao thông tại các trạm thu phí; hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng làn đường đối với từng cửa thu phí của các trạm (cửa thu tự động, cửa thu hỗn hợp). Ngoài ra, có biện pháp xử lý nghiêm đối với lái xe cố tình đi không đúng làn đường, gây ùn tắc giao thông và mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ chuyển sang thu phí điện tử tự động không dừng.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sau khi hoàn thành chuyển sang thu phí tự động không dừng đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc (chậm nhất ngày 31/12/2019), khẩn trương rà soát, đánh giá và có báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2020. Trong đó, nêu rõ những mặt được, chưa được và hướng xử lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp lòng dân.
Trước đó, VOV.VN đã có hàng loạt bài viết phản ánh tình trạng chậm tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 cũng như những bất cập liên quan đến việc triển khai thu phí không dừng mà các chuyên gia, chủ đầu tư BOT kiến nghị. Mặc dù đây là một trong những giải pháp nhằm công khai, minh bạch doanh thu thu phí, tạo niềm tin cho xã hội, và đảm bảo an toàn giao thông…/.
Theo Phi Long/VOV.VN
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn: Thanh tra, Công an sẽ làm rõ đúng sai
Trả lời chất vấn của ĐBQH về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai.
Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh Vương Trần.
Sáng 5.6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bắt đầu "đăng đàn" trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba về xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém...
Trong phiên chất vấn, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay đã hoàn thành 99%. Hiện nay, đang cố gắng kết thúc 1% còn lại để sớm đưa vào vận hành.
Lý giải về nguyên nhân đến nay dự án này đang còn chậm, ông Thể nói "thiết bị cung cấp 99%, các hạng mục cũng đã xong 99%, chỉ còn 1% hạng mục nhỏ xây lắp và đặc biệt là chứng minh được an toàn hệ thống".
Liên quan đến vấn đề tổng thầu, vị tư lệnh ngành này cho rằng thực hiện theo Hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do Trung Quốc chỉ định chứ không phải thi tuyển hay lựa chọn.
"Quá trình thực hiện Bộ đánh giá tổng thầu này làm rất tốt nhưng vận hành đường sắt thì đang còn thiếu kinh nghiệm", lãnh đạo Bộ GTVT cho biết và lý giải rằng khi thi công đường sắt và vận hành là hai việc khác nhau. Do đó, tổng thầu còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình vận hành đường sắt.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh quochoi.vn
"Phía Bộ cũng đã làm việc với Đại sứ quán, các cơ quan Bộ Giao thông Trung Quốc để cải thiện tình hình nhằm đưa dự án vào vận hành", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói thêm.
Về ý kiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.679 tỉ lên hơn 18.000 tỉ, Bộ trưởng Thể cho hay dự án này được phê duyệt từ năm 2009. Từ năm 2009 đến 2012 là những năm trượt giá, biến động lớn về kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, quá trình vận hành, triển khai, giải phóng mặt bằng cũng là yếu tố khiến dự án đội vốn.
"Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra, thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai. Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt cùng các đơn vị liên quan cố gắng sớm vận hành đường Cát Linh - Hà Đông. Sau khi vận hành sẽ tiến hành kiểm toán, quyết toán, xử lý các số liệu liên quan.
C.NGUYÊN - Đ.CHUNG -T.TRUNG
Theo Laodong
Đại biểu Quốc hội : Dân có phải trả tiền oan cho 222 năm thu phí của 61 dự án BOT không? Đại biểu Bùi Văn Phương nêu chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể : "Dân có phải "trả tiền oan" cho 222 năm thu phí ở 61 dự án BOT không?". Sáng 5/6, chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nhắc tới kết quả kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán...