Thu phí tải nhạc: Đơn vị tiên phong thất vọng
Theo ông Đỗ Mạnh Tuân, Tổng Giám đốc MVCorp, dù xác định sẽ gặp nhiều cản trở nhưng MV Corp không nghĩ lại khó đến thế khi mà ý thức người sử dụng, điều kiện thanh toán… đã cản trở rất lớn đến việc kinh doanh âm nhạc có bản quyền.
Dù chỉ dành cho thuê bao Viettel nhưng Keeng đã qua mặt Zing MP3 và Nhaccuatui về doanh thu tải nhạc bản quyền nhờ hình thức thanh toán tiện lợi nhất.
Thông tin trên được đưa ra tại “Lễ công bố các sự kiện ICT tiêu biểu năm 2012 và Tọa đàm triển vọng viễn thông năm 2013″ ngày 27/12. Sau gần 2 tháng tiến hành thu phí tải nhạc số thử nghiệm trên 7 website nhạc trực tuyến, số tiền thu về mới chỉ đạt gần 20 triệu đồng và vẫn còn khoảng cách xa so với những gì MV Corp đã đầu tư. Trong đó, Nhạc Của Tui, trang web số 2 thị trường sau Zing, bán được 3 triệu đồng và ngay cả Zing cũng chỉ bán được 6 triệu, xếp sau một cái tên khá mới Keeng.vn với doanh thu 8 triệu đồng.
Video đang HOT
Một số ý kiến cho rằng, sở dĩ việc thu phí nhạc bản quyền chưa thực sự hiệu quả là do các nhà cung cấp đã chuẩn bị không kỹ càng dẫn đến “làm khó” cho người dùng. Mặc dù chỉ có 7 website tham gia thí điểm thu phí nhưng mỗi website áp dụng một hình thức thanh toán khiến không ít người cảm thấy phiền toái. Cụ thể, tại Nhac.vui.vn, người dùng phải thanh toán qua hệ thống Baokim.vn hoặc Nganluong.vn. Còn tại Zing Store, Nhaccuatui, MegaMusic, để tải nhạc, người dùng phải nạp tiền vào một “ví điện tử” riêng từ thẻ cào điện thoại, thẻ ATM – Internet Banking… “Đơn vị đang giải quyết tốt nhất vấn đề này là website keeng.vn của Viettel, do chủ thể website sử dụng chính tài khoản điện thoại của người dùng để thanh toán nhưng lại có điểm hạn chế là chỉ có thuê bao Viettel mới sử dụng được cách thanh toán này”, đại diện MV Corp cho biết thêm.
Theo thông tin từ đại diện quản lý Keeng.vn, mục tiêu của trang nhạc này là sẽ bán gấp 15-20 lần so với hiện tại vào những tháng đầu năm 2013. Khách hàng vẫn sẽ thưởng thức âm nhạc miễn phí trên Keeng với chất lượng 128Kb và sẽ chi một khoản tiền nhỏ để sở hữu file nhạc chất lượng cao.
Kết quả thê thảm của đợt đầu thử nghiệm thu phí tải nhạc số như dội một gáo nước lạnh vào ý tưởng “thay đổi thói quen người dùng âm nhạc” Việt Nam. Nhưng việc lành mạnh hóa nền âm nhạc, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của nghệ sĩ, các nhà sản xuất để có được những sản phẩm âm nhạc đích thực, chất lượng cao vẫn là một ước mơ chính đáng, dài lâu.
Theo Ictnews
Trước giờ G thu phí tải nhạc: Chỉ một bên hào hứng
Từ 1/11, việc ký cam kết thu phí download nhạc số của Công ty cổ phần truyền thông MV (MV Corp đại diện RIAV) và sáu trang nhạc online chiếm phần lớn thị phần sẽ được thực thi. Tuy nhiên, đến tận giờ phút này, sau ba tháng chuẩn bị, phía hừng hực khí thế muốn thu tiền dường như chỉ có... MV Corp!
Khi phải trả tiền, chắc chắn người dùng sẽ cân nhắc trước khi download một album.
Vài ngày trước, MV Corp hân hoan thông báo đã thuyết phục thêm được hàng chục trang nhạc online tham dự việc "thực thi luật bản quyền", tập thói quen nghe nhạc trả tiền cho người Việt. Những cái tên đó gồm: keeng.vn (Viettel), music.vnn.vn (VDC), soha.vn (VC Corp)... đã làm dày thêm niềm hy vọng của RIAV và của giới sáng tác về chuyện người nghe nhạc có trách nhiệm, có ý thức hơn trong việc trả tiền cho công sức lao động của nghệ sĩ, nhà sản xuất. Con số đó cũng cân bằng thêm cán cân những kẻ có tóc (chịu thu phí) và trọc đầu (cho nghe lậu, tải lậu), giảm sự chênh lệch quá lớn ban đầu (là chỉ có 5/150 trang chịu cam kết). Thêm vào đó, dù số lượng chỉ hơn một chục, các trang nhạc "có tóc" đã chiếm đến hơn 90% thị phần nhạc số Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện trên các trang Zing Mp3 (mp3.zing.vn - chiếm 44% thị phần nhạc online hiện nay), Nhạc của tui (nhaccuatui.com - 27%), Nhạc vui (nhac.vui.vn - 22%), Sóc bay (mp3.socbay.vn), Go Music (music.go.vn), Nghe nhạc (nghenhac.info) mọi thứ từ giao diện, nội dung, phương thức nghe - down nhạc, thanh toán... dường như không có gì thay đổi. Không có một sự "dọn dẹp" nào về mặt nội dung để dọn đường cho việc thực thi bản quyền mà các đơn vị đã cam kết trong bản ghi nhớ tháng Tám. Các trang vẫn đang... vô tư vi phạm bản quyền của nhau.
Trong điều kiện khách quan đó, ông Nhan Thế Luân - Giám đốc Công ty Nhạc của tui cho biết, trước mắt chỉ "bán" trong phạm vi 100 album được MV Corp cung cấp, với đầy đủ nội dung, lời nhạc, thông tin và chất lượng nghe 320Mb. Việc chuẩn hóa hệ thống dữ liệu trên nhaccuatui.com để có thể "bán" được, theo ông Luân, sẽ mất khoảng hai năm và tất nhiên, việc này chỉ được thực thi nếu việc thu phí tải nhạc trên thực tế là khả quan. Một đại diện khác của Zing Mp3 cũng khẳng định, việc thu phí hiện tại chỉ là... thăm dò, chờ đợi xem phản ứng của người dùng thế nào. Trên thực tế, doanh thu của việc tải nhạc sau khi chia năm xẻ bảy cho nhà mạng, nhà cung cấp... sẽ chẳng đáng gì so với một banner quảng cáo. Vì thế, các trang nhạc số "ngán" việc người dùng quay lưng hơn là việc họ không chịu trả tiền.
Giờ G đã điểm, người dùng - nhà cung cấp nội dung số vẫn trong tâm thế chờ đợi lẫn nhau.
Theo Genk
Tổng hợp thông tin về việc thu phí nhạc số tại VN từ ngày 01/11 Đã rất lâu rồi, nền âm nhạc Việt Nam mới lại trở nên sôi động như thế. Từ đầu những năm 2000, khi trào lưu nhạc số nở rộ trên thế giới và lan rộng đến nước ta, hàng loạt các website chia sẻ được mở ra, tạo cánh cửa đưa thính giả trong nước dễ dàng tìm đến với nguồn tài nguyên...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dấu chấm hết cho kỷ nguyên smartphone LG sau 4 năm 'cầm cự'

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Phượng Hằng: Hơi dài nhất làng cải lương, ở biệt thự chục tỷ, chồng là ai?
Sao việt
15:18:15 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Apple giải đáp việc có nên sạc iPhone qua đêm hay không?
Đồ 2-tek
15:13:05 02/05/2025
Victoria Beckham nói lời mật ngọt lúc nửa đêm mừng sinh nhật chồng 50 tuổi
Sao âu mỹ
15:06:44 02/05/2025
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Thế giới
15:04:54 02/05/2025
Quá nhiều lỗi trong concert của Noo Phước Thịnh
Nhạc việt
15:03:35 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025