Thu phí phương tiện giao thông vào trung tâm Tp.Đà Nẵng:Còn nhiều bất cập
Theo đề án đã lập, Đà Nẵng sẽ bắt đầu thực hiện việc thu phí đối với ô tô vào năm 2023 và năm 2030 sẽ thu đến xe máy.
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị phản biện dự thảo đề án thu phí phương tiện cơ giới tham gia giao thông vào khu vực trung tâm TP. Nhiều đại biểu tham gia hội nghị cho rằng chưa nên thông qua đề án này.
Thu phí để chống kẹt xe
Ông Bùi Hồng Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng đã báo cáo đề án thu phí phương tiện cơ giới tham gia giao thông vào khu vực trung tâm TP do sở này thực hiện. Theo đó, mục tiêu của đề án là nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực trung tâm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hướng tới một thành phố có hệ thống giao thông hiện đại, bền vững.
Đà Nẵng dự tínhnăm 2023 sẽ thu phí ô tô khi đi vào nội đô
Ông Trung cho rằng, việc thu phí không nhằm tăng thu cho ngân sách mà là biện pháp để đáp ứng yêu cầu phân luồng chung cho TP. Theo đó, người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu phí khi đi qua hệ thống thu phí trong khoản thời gian quy định thực hiện thu phí. Để tránh bị thu phí, lái xe có thể cân nhắc sử dụng các tuyến đường thay thế, đi ngoài thời gian thu phí hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Mô hình thu phí dự kiến sẽ đặt ở các trục đường chính và vùng lõi khu vực trung tâm có lưu lượng giao thông lớn, nguy cơ ùn tắc cao. Đồng thời đề án cũng tính toán chính sách ưu tiến đối với những ô tô con thuộc sở hữu của người có hộ khẩu trong khu vực thu phí. Lộ trình thực hiện dự kiến đến năm 2023, đến 2025, đến 2030 và sau 2030.
Video đang HOT
Cụ thể, đến 2023 thực hiện thí điểm thu phí trên 2 trục đường chính là Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh. Năm 2025, cơ quan chức năng sẽ thực hiện đánh giá kết quả thí điểm và nghiên cứu thu phí vùng lõi khu vực trung tâm gồm nút Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Thọ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bạch Đằng, 2-9…Đến 2030 và sau 2030 sẽ nghiên cứu mở rộng và ứng dụng phương án thu phí theo khoản cách đi lại.
Theo đề án, từ nay đến 2025, đề xuất thu phí đối với 3 loại phương tiện gồm ô tô con, xe khách và xe tải. Sau năm 2025 sẽ nghiên cứu thu phí xe máy.
Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thu phí được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 114 tỉ đồng, giai đoạn 2 là 68 tỉ đồng. Số tiền này dùng để lắp cổng thu và hệ thống trung tâm giám sát vận hành. Kinh phí 1 cổng thu với 3 làn xe là khoảng hơn 5,7 tỉ đồng. Sở GTVT TP Đà Nẵng cũng đề xuất lựa chọn công nghệ nhận diện vô tuyến RFID. Thuận lợi chính của công nghệ này là hiện Bộ GTVT đang triển khai thu phí không dừng bằng RFID thống nhất trên cả nước.
Luật chưa cho phép
Các đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng hiện tại chưa nên thông qua đề án này bởi chưa có tính pháp lý. Hiện Quốc hội chưa thông qua luật thu phí với phương tiện giao thông vào nội đô. Vấn đề này TP HCM và Hà Nội cũng đã đề xuất nhưng chưa thực hiện được.
Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng cho biết trước đây, cho rằng TP Đà Nẵng nên chờ Quốc hội cho phép, đồng ý ghi vào luật, cho phép thu phí phương tiện vào nội đô thì mới tính toán đến việc thực hiện. Theo ông Tiếng, việc cần làm lúc này là thực hiện các biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân, xây dựng hạ tầng giao thông, phát huy việc xây các bãi đỗ xe thông minh, phân luồng giao thông… để giảm kẹt xe. Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đăng Hải, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ – Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng cho rằng chưa nên thực hiện thu phí vào nội đô mà còn nhiều giải pháp khác để chống kẹt xe. “Liệu nếu thực hiện thu phí rồi thì tình trạng ùn tắc có giảm hay không? Khi thực hiện đề án, chính quyền có cam kết là giảm kẹt xe không” – ông Hải nói.
Một bãi đỗ xe thông minh mới đưa vào hoạt động tại Đà Nẵng
Ông Trần Văn Thiết, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng cũng đề nghị chưa nên thông qua đề án này. “Hiện nay quy định của pháp luật chưa có pháp lý về thu phí chống ùn tắc. Nếu muốn thông qua, phải chờ luật đồng thời lấy ý kiến đông đảo các tầng lớn nhân dân.” – ông Thiết nói.
KTS Phan Đức Hải, Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị TP Đà Nẵng thì cho rằng hạ tầng giao thông của Đà Nẵng không đến mức cấp bách và chỉ mới ùn chứ chưa tắc. KTS Hải cho rằng trước hết, nên đầu tư bãi đỗ xe thông minh trong nội đô nhằm tiến tới cấm hẳn việc đỗ xe trên đường.
HẰNG NGA – TRỌNG NGHỊ
Theo GTVT
Hà Nội biểu dương điển hình tiên tiến trong đồng bào công giáo
Nhiều bà con Công giáo ở các Xứ, Họ đã hiến đất, mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường giao thông nông thôn nội đồng.
Hơn 850 tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng "Xứ, Họ đạo tiên tiến" của đồng bào Công giáo Thủ đô đã được biêu dương tại hội nghị diễn ra hôm nay với sự có mặt của đại diện UB Mặt trận Tổ quốc và Ban tôn giáo Thành phố Hà Nội.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng Kỷ niệm chương cho các đại biểu
Bao cáo của Ủy ban đoàn kết Công giáo Hà Nội cho biết, hiện thành phố có 491 Xứ, Họ đạo thuộc 3 giáo phận: Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh. Toàn thành phố có 406 nhà thờ và nhà nguyện, có trụ sở Tòa giám mục Hà Nội, Hưng Hóa, Bắc Ninh với hơn 90 vị Linh mục quản nhiệm, trên 2.000 chức việc ở các Xứ, Họ và gần 193.000 nhân danh, chiếm gần 3% dân số toàn thành phố. Đồng bào Công giáo sinh sống ở 337/584 xã, phường, thị trấn, trong đó có 39 thôn Công giáo toàn tòng của 27 xã, thị trấn ở 12 huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong thực hiện phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", đồng bào Công giáo các quận, huyện đã tích cực ủng hộ. Nhiều bà con Công giáo ở các Xứ, Họ đã hiến đất, mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường giao thông nông thôn nội đồng, tiêu biểu như 40 hộ giáo dân Giáo họ Đại Bằng huyện Đông Anh đã tự nguyện hiến 2.140m2 đất ruộng để mở rộng đường giao thông nông thôn; gia đình ông Nguyễn Quang Tình, ông Nguyễn Văn Giới, ông Nguyễn Văn Đông tự nguyện hiến 410m2 đất thổ cư để mở đường dân sinh.
Bên cạnh đó, đồng bào Công giáo Thủ đô đã tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc vận động như: ủng hộ quỹ "Ngày vì người nghèo", quỹ "Bảo trợ trẻ em", quỹ "Vì biển đảo Việt Nam" do chính quyền và MTTQ các cấp phát động với tổng số tiền ủng hộ các quỹ hơn 10 tỷ đồng.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể xuất sắc
Để ghi nhận những đóng góp, thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã trao tặng Kỷ niệm chương cho các đại biểu và tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể xuất sắc.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội ghi nhận những đóng góp của các cá nhân, tập thể đồng bào Công giáo trong sự nghiệp đồng hành cùng dân tộc; mong muốn, với sự quan tâm của Thành ủy Hà Nội, đồng bào Công giáo thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua ngày càng phát triển, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" và "Thủ đô anh hùng"./.
Theo CTV Ngọc Anh, Minh Phương/VOV.VN
Đắk Nông phát động Tháng cao điểm 'Vì người nghèo' Ngày 26/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông và Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức Lễ Phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2019. Các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tại Lễ phát động. Theo đó, Tháng cao điểm "Vì người nghèo" diễn ra từ ngày 17/10-18/11/2019 nhằm phát...