Thu phí đường thủy luồng sông Sài Gòn: Con dao hai lưỡi?
Việc đột ngột tăng phí đường thủy như dao hai lưỡi, nếu không tính toán cẩn thận, áp lực vận tải lại dồn lên đường bộ. Nạo vét sông rồi thu phí sớm hoàn vốn đầu tư hay coi trọng tầm nhìn chiến lược (hạ phí) mang lại nhiều lợi ích khác là vấn đề cần cân nhắc.
Đó là nhận định của chuyên gia giao thông TS. Phạm Sanh, nguyên giảng viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM về Dự thảo Thông tư quy định chế độ, thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi (TPHCM) đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) vừa được Bộ Tài chính ban hành.
Cầu đường sắt Bình Lợi cũ với độ tĩnh không thông thuyền thấp đã kìm hãm sự phát triển vận tải đường thủy nội địa
Dự án cải tạo, nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi và luồng sông Sài Gòn được khởi công vào 28/4, gồm 2 hạng mục chính. Theo đó, độ tĩnh không thông thuyền của cầu đường sắt Bình Lợi được nâng lên thành 7m, cho phép tàu lớn hơn 300 tấn qua lại. Cải tạo luồng sông Sài Gòn kéo dài từ cầu sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương), dài 71km.
Dự án được thực hiện bằng vốn BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) và vốn ngân sách. Tổng mức đầu tư dự án là 1.302 tỷ đồng. Trong đó, vốn TPHCM hỗ trợ giải phóng mặt bằng gần 160 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương cho vay 300 tỷ không tính lãi.
Ông Phan Công Bằng – Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy Sở GTVT TPHCM – cho biết sau khi hoàn thành dự án cải tạo luồng, lạch, việc thu phí sẽ tạo ra nguồn quỹ lâu dài để phát triển, nâng cấp và mở rộng mạng lưới đường thủy nội địa TPHCM – Bình Dương và Đồng Nai. Bởi kinh phí đầu tư cho giao thông đường thủy nội địa rất hạn hẹp, cản trở việc mở rộng luồng lạch, kìm hãm sự phát triển của vận tải tàu thủy. Không những vậy, đây là điểm thí điểm thu phí luồng, lạch đầu tiên trên cả nước, nếu thành công sẽ tạo tiền đề để các tỉnh, thành phố trong cả nước làm theo, tạo sự đồng bộ cho hạ tầng đường thủy nội địa liên vùng.
Đối tượng chịu phí là tàu biển, các phương tiện tàu thủy nội địa hoạt động trên luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) có tải trọng toàn phần hoặc tải trọng quy đổi lớn hơn 300 tấn.
Các phương tiện không chịu phí gồm phương tiện sử dụng vào mục đích quốc phòng, anh ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa; phương tiện tránh bão, cấp cứu; phương tiện vận chuyển phòng chống lụt, bão.
Mức thu phí 70.000 đồng/tấn trọng tải toàn phần/km (mức thu trên đã bao gồm VAT). Định kỳ 3 năm kể từ năm 2019 trở đi, căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ GTVT, Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh mức thu phí quy định tại Thông tư này đảm bảo nguyên tắc của pháp luật về phí, lệ phí.
Video đang HOT
Các Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý cảng, bến trong khu vực tuyến luồng Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) là cơ quan thu phí. Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức thu phí tại các cảng, bến trong khu vực đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ theo quy định.
Theo TS. Phạm Sanh, việc tăng phí giao thông như con dao hai lưỡi. Nếu không không tính toán cẩn thận, có thể dẫn đến việc doanh nghiệp không lựa chọn phương thức vận chuyển đường thủy và chuyển qua bằng đường bộ.
Đánh giá về mức phí, TS. Phạm Sanh cho biết khó mà xác định được mức giá trên là cao hay thấp. Bởi, trước giờ chúng ta chưa tổ chức thu phí đường thủy để hoàn vốn đầu tư như thế này. Vì vậy, chưa có cơ sở so sánh. Tuy nhiên, có một điều chúng ta có thể đối chiếu được đó là tỷ lệ chi phí vận tải đường thủy với đường bộ. Cụ thể, nếu chi phí vận tải đường thủy bằng 60 – 70% mức phí vận chuyển đường bộ thì chấp nhận được.
Theo tính toán, đối với tàu 1.000 tấn sẽ phải đóng mức phí 70.000 đồng/km, tàu trên 3.000 tấn lưu thông qua tuyến phải đóng tới 210.000 đồng/km. Tuyến đường dài hơn 70 km, khi đó tàu 3.000 tấn lưu thông qua tuyến sẽ đóng gần 15 triệu đồng. Đây là một con số không hề thấp.
Theo TS. Phạm Sanh, vấn đề này phía cơ quan quản lý phải tính toán cẩn thận. Vì khi tiến hành nạo vét, rồi phí đột ngột tăng thế này cũng chẳng khác nào con dao 2 lưỡi. Nếu phí vận chuyển đường thủy cao thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ, dẫu thế nào vận chuyển đường bộ cũng nhanh hơn. Rõ ràng, lúc ấy áp lực giao thông sẽ dồn lên hệ thống đường bộ vốn đã không chịu nổi với lượng xe container như hiện nay. Đó là chưa bàn đến tình hình an toàn giao thông đối với người dân.
Vấn đề đặt ra ở đây, nếu tiến hành thu phí để sớm thu hồi vốn thì chỉ đạt hiệu quả ở bài toán hiệu quả đầu tư. Còn ngược lại, nếu hạ mức phí thì có lẽ về tầm nhìn chiến lược phát triển vận tải đường thủy nội địa để “chia lửa” với đường bộ sẽ khả quan hơn.
“Theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước nên tính toán mức phí như thế nào đó cho phù hợp. Thậm chí phí đường sông nên thấp, nếu có thể được trợ giá như xe buýt thì chắc chắn về chiến lược phát triển vận tải đường thủy nội địa sẽ đạt kết quả tốt. Nếu không cân nhắc, tính toán cẩn thận về việc thu phí có thể dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại”, TS. Phạm Sanh nhấn mạnh.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hiện tượng lạ: Chân đen thui sau lội ruộng
Nhà nông thực sự lo lắng trước hiện tượng này nhưng không biết kêu ai.
"Bà con chúng tôi mong chính quyền, cơ quan chức năng sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng bàn chân đen như mực Tàu sau khi lội ruộng và hướng dẫn biện pháp ngăn ngừa. Hiện nay dù hoang mang nhưng chúng tôi vẫn phải lội ruộng hằng ngày để chuẩn bị gieo trồng mùa lúa sắp tới" - ông Võ Văn Thành (60 tuổi, nông dân ở phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM) nói.
Ông Võ Văn Thành đang nhổ cỏ trên cánh đồng Tràm (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2), cạnh ông nước ruộng sủi đầy bọt trắng.
Chà xát chanh vẫn không hết
Dẫn chúng tôi ra một cánh đồng lúa khá lớn thuộc địa phận phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), ông Thành kể: "Tôi làm ruộng hơn 30 năm tại khu vực cánh đồng Tràm này. Mấy chục năm nay lội ruộng nhưng chân chỉ nhiễm chút ít nước phèn, kỳ cọ một chút là sạch. Thế nhưng từ đầu năm 2015 đến nay, lội ruộng chưa tới nửa tiếng, các ngón chân đen như dính mực Tàu, ngứa ngáy. Dùng xà bông, chanh tươi... chà mạnh cũng không ra". Ông Thành cho biết: "Nếu lội ruộng lâu, cả bàn chân đen thui. Lúc đầu tôi nghĩ có lẽ do rơm rạ lâu ngày phân hủy nên có hiện tượng trên. Thế nhưng nhiều thửa ruộng gần đó lội cả buổi vẫn không bị".
Quan sát nước trên đồng ruộng, chúng tôi thấy nước có màu đen và bốc mùi khó chịu. Khi lội, mặt nước xuất hiện nhiều bọt trắng như nước xà bông. Theo ông Thành, hiện tượng nước trong cánh đồng Tràm này chuyển sang đen và bốc mùi đã hơn hai năm nay.
Sau 15 phút lội ruộng, những ngón chân ông Thành đen như mực Tàu.
Rêu nhớt nổi lềnh bềnh
Tại đây chúng tôi gặp một nông dân khác là ông Lê Văn Dũng (38 tuổi, ở phường Thạnh Mỹ Lợi). Ông Dũng đưa hai bàn chân đen thui cho chúng tôi xem rồi cười: "Nhiều lúc ra đường ai thấy cũng hỏi bàn chân tôi sao để đen như mực Tàu vậy. Tôi chẳng biết giải thích sao".
Dắt chúng tôi tới một đám ruộng khác, ông Dũng chỉ cho xem trong nước ruộng có nhiều đám rêu xanh trơn như dính nhớt. "Trời mát thì rêu nhớt xanh nằm dưới nước nhưng khi nắng nóng chúng nổi lều bều gây ngứa" - ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết bà con mua sunfat đồng để diệt những đám rêu này nhưng vẫn không hết. "Nhà nông chúng tôi thực sự lo lắng trước hiện tượng này nhưng hổng biết kêu ai" - ông Dũng chia sẻ.
"Nghi can": Nước sông bị ô nhiễm
Theo quan sát của chúng tôi, đồng ruộng ở khu vực cánh đồng Tràm rất rộng, chia ra nhiều thửa nhỏ. Những thửa ruộng này nằm dọc con đường dẫn lên cầu Phú Mỹ (nối quận 2 và quận 7). Bên kia đường dẫn có vài nhà máy.
Theo ông Thành, khi chưa làm đường dẫn lên cầu Phú Mỹ thì nước ruộng không đen, cũng chẳng hôi. Vài năm gần đây nhiều thửa ruộng mới xuất hiện hiện tượng trên. "Có điều lạ là không phải thửa ruộng nào cũng xảy ra tình trạng chân đen thui sau khi lội. Nếu bị ô nhiễm từ cùng nguồn nước thì tất cả thửa ruộng đều bị, đằng này thửa bị thửa không" - ông Thành thắc mắc.
Ông Dũng cho biết nước ruộng được dẫn từ nhánh nhỏ của sông Sài Gòn. Nhiều lần nước của nhánh sông này có váng dầu, hôi thối do ô nhiễm. "Tôi nghi những thửa ruộng gây hiện tượng chân đen là do nước sông ô nhiễm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nông dân chúng tôi đành phải bỏ ruộng thôi" - ông Dũng lo lắng.
Sẽ nhanh chóng làm rõ Trước hiện tượng lạ này, chúng tôi đã tìm gặp TS Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM. TS Tiến nhận định ngón chân bị đen khi lội ruộng trong khoảng thời gian ngắn chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm rất nặng. Tuy nhiên, cần phân tích rõ mới biết nước bị ô nhiễm do hóa chất gì, từ đó mới có biện pháp ngăn ngừa. ThS Quách An Bình, Phó Trưởng khoa Thực phẩm-Môi trường và Điều dưỡng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cũng có cùng nhận định. Ông Bình đề nghị cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xác định rõ nguồn nước thải từ nhà máy, xí nghiệp nào để ngăn chặn. BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết tuần tới sẽ phối hợp cơ quan chức năng và ngành môi trường TP.HCM nhanh chóng làm rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên để bảo vệ sức khỏe cho bà con.
Theo Trần Ngọc
Pháp luật TPHCM
Nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi hơn 100 tuổi Sau hơn 100 năm khai thác, cầu sắt Bình Lợi đã xuống cấp trầm trọng mặc dù được bảo dưỡng thường xuyên. Do khổ thông thuyền thấp nên hạn chế phát triển vận tải đường thủy, mất an toàn giao thông, nhiều vụ đâm va tàu thủy đã xảy ra tại cầu Bình Lợi. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng lãnh...