Thu phí đường bộ: Tổ dân phố, CA đều ngán
Trước việc hơn một tuần nữa Quỹ bảo trì đường bộ sẽ có hiệu lực, nhưng đại diện phía công an và tổ dân phố tại Hà Nội cho rằng, sẽ khó thực hiện trong khi Bộ Tài chính vẫn yêu cầu triển khai.
Công an, tổ dân phố đều… ngán
Là tổ dân phố có lượng nhân khẩu vào hàng đông nhất và thường xuyên đạt danh hiệu phường văn minh, hiện đại, nhưng khi nói đến việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ với xe máy, ông Đào Duy Tiến, Tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm lắc đầu: “Đây là việc không khả thi”.
Theo ông, chưa đề cập đến xe mua đi, bán lại, chỉ riêng lượng nhân khẩu nhập cư (KT2) trên địa bàn cũng rất nhiều. Xe của họ đa số mang từ các tỉnh đến, nếu thu không biết triển khai thế nào?
Mức phí 50 nghìn đến 150 nghìn đồng/ năm so với thu nhập chung của người dân thành thị không phải cao.
Nhưng nghĩ đến chuyện mỗi khi ra đường phải mang theo bao nhiêu thứ giấy tờ, biên lai chứng minh tuân thủ pháp luật, thật không văn minh chút nào”, ông Tiến nhìn nhận.
Đại diện nhiều tổ dân phố tại Hà Nội còn cho rằng, so với ôtô phí thu từ xe máy không đáng bao nhiêu, hơn nữa khi thực hiện việc này mỗi phường xã lại phải tăng thêm bộ máy, nhà nước lại chi thêm ngân sách.
Từ 1/1/2013, khoảng 35 triệu xe máy cả nước sẽ phải đóng phí Bảo trì đường bộ. Ảnh: Trọng Đảng.
“Do thấy không hợp lý nên mới nghe thông tin người dân đã phản ứng mạnh. Nếu sau này thực hiện, dân không nộp, công an, tổ dân phố phải đi thu và “hứng” chửi thì sao?” – ông Lê Thanh Bình phó tổ trưởng tổ dân phố số 5, phường Nguyễn Du – quận Hai Bà Trưng bình luận.
Video đang HOT
Tổ dân phố không có chức năng thu phí
Ông Hồ Văn Ưu-Tổ trưởng tổ 6 khu dân phố số 1 phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) cho rằng, theo quy định hiện nay tổ dân phố không có chức năng thu phí đường bộ.
“Nếu chưa có sự chuẩn bị tốt thì hãy lui thời gian thực hiện lại. Bởi lẽ, thực hiện thiếu sự chuẩn bị đều sẽ không hiệu quả, dễ dẫn tới tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, chỉ tổ làm mất uy tín chính quyền và giảm hiệu lực thực thi của pháp luật của Nhà nước.
Hiện Quyết định số 42/2010 của UBND TP Hà Nội về Quy chế tổ chức hoạt động của tổ trưởng dân phố trên địa bàn thành phố, tại điều 2 có quy định: Tổ dân phố không phải là một cấp hành chính, xuyên suốt trong 24 điều trong bản quy chế này thì chức năng nhiệm vụ duy nhất của tổ trưởng dân phố là vận động người dân tự giác chấp hành các quy định Nhà nước.
“Tổ trưởng dân phố như tôi sẽ không có chức năng để đi thu phí của dân. Giả định thành phố có quy định giao nhiệm vụ cũng không khả thi” – ông Ưu nói.
Là lực lượng sẽ trực tiếp thống kê, lên danh sách xe máy để thực hiện, nhưng trao đổi với PV Tiền phong, ông Nguyễn Dũng Tiến, Phó trưởng Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm cho biết: Ông chưa nhận được kế hoạch triển khai.
Nhưng theo ý kiến của nhân dân mà công an phường nhận được: phí xe máy cứ tính vào xăng là công bằng nhất, ai đi nhiều thì trả nhiều và ngược lại. Còn ông Nguyễn Hải, Trưởng công an phường Kim Liên, quận Đống Đa nhấn mạnh: Đây là chính sách quá xa rời thực tiễn.
Chiều 21/12, đại diện Bộ Tài chính cho biết, vừa có văn bản hỏa tốc số 17467 gửi các tỉnh, thành phố đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phí Bảo trì đường bộ từ 1/1/2013.
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng mức thu phí, tỷ lệ để lại tiền thu phí thu được cho đơn vị thu phí đối với xe mô tô phù hợp với khung mức thu tại Thông tư.
Phản ứng với văn bản hỏa tốc này Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, việc thu phí phải theo quy trình và phải được HĐND các địa phương thông qua, tuy nhiên hầu hết các địa phương đã triển khai kỳ họp HĐND cuối năm. Do vậy việc thu phí xe máy không thể triển khai vào 1/1/2013 tới.
“Để triển khai loại phí này cần ít nhất 3 đến 5 tháng nữa, khi địa phương họp HĐND kỳ đầu năm và thu phí xe máy được thông qua”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhấn mạnh.
Theo 24h
Phí bảo trì đường bộ: Vẫn loạn cách thu
Đến ngày 1/1/2013, nghị định về việc thu phí quỹ bảo trì đường bộ sẽ có hiệu lực, nhiều loại phương tiện giao thông sẽ phải đóng phí theo quy định. Song trước giờ "G", vẫn còn nhiều bức xúc, băn khoăn về loại phí này.
Còn nhiều vấn đề chưa rõ
Sáng 19/12 tại TP.HCM, đại diện Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về thu phí quỹ bảo trì đường bộ, cho các địa phương và các doanh nghiệp từ Đà Nẵng trở vào.
Tại hội nghị, đại diện Vụ Tài chính (Bộ GTVT) và đại diện Bộ Tài chính đã trình bày các quy định về thu quỹ bảo trì đường bộ quy định trong nghị định và thông tư trên. Tuy nhiên nhiều DN vẫn còn băn khoăn, bức xúc về phương thức thu phí cũng như việc thu phí đối với sơ mi rơ moóc...
Ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM đề nghị bãi bỏ phí sơ mi rơ moóc và rơ moóc (không có động cơ, nên không gọi là ô tô). Bởi theo ông Dinh, loại hình vận chuyển này phải có đầu kéo, máy kéo mới vận hành được, do đó không thể xem đây là phương tiện để thu phí.
Về phương thức thu phí, ông Dinh cho rằng, thu theo chu kỳ đăng kiểm của xe không hợp lí. Bởi bản chất của phí và lệ phí chỉ nộp khi sử dụng. Ngoài ra ông cũng đặt vấn đề tại sao không thu phí qua giá xăng dầu mà lại thu trên đầu phương tiện vì đây là phương thức ưu việt, đảm bảo được tính công bằng.
Đại diện Công ty vận tải Công Thành cho biết, công ty có gần 1.000 sơ mi rơ moóc, nhưng chỉ hơn 100 đầu kéo. Trong cùng một thời điểm thì chỉ có một đầu kéo với một sơ mi rơ moóc vận hành trên đường, các sơ mi rơ móc khác đang nằm ở nhà mà cũng chịu phí là rất vô lý.
Xe máy cũng bị thu phí từ 1/1/2013
Đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đặt vấn đề về việc đơn vị này có một số lượng lớn phương tiện và sơ mi rơ móc hoạt động trong cảng mà nếu bắt nộp phí đường bộ thì quá bất hợp lý và đề nghị giải thích rõ về việc này.
Song theo giải thích của đại diện Bộ Tài chính, về phương thức thu phí trên đầu phương tiện là hợp lý hơn cả! Còn việc thu phí qua xăng dầu đã từng triển khai nhưng không còn phù hợp vì có nhiều đối tượng sử dụng xăng, dầu nhưng không sử dụng đường bộ, nếu thu rồi thì việc hoàn trả lại các đối tượng này là rất phức tạp.
Bên cạnh đó, việc thu phí qua các trạm thu phí cũng không hợp lý bởi hiện cả nước có khoảng 3.920km đường quốc lộ, tính trung bình 70km đặt một trạm thu phí thì phải xây dựng 240 trạm thu phí mới. Còn nếu xây dựng trên tất cả các tuyến đường bộ thì khoảng 4.000 trạm thu phí.
Liên quan đến việc đề nghị không thu phí đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo số liệu của Cục Đăng kiểm, tỷ lệ rơ moóc, sơ mi rơ moóc lớn hơn đầu kéo là có, nhưng không có chênh lệnh lớn. Không có việc mua rơ moóc về bỏ không cả tháng không hoạt động.
Không lùi thời hạn thu phí
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội ô tô Việt Nam cho rằng, cộng đồng DN vận tải nên hoan nghênh Luật giao thông đường bộ 2008 đã có quy định về phí bảo trì đường bộ. Từ đây sẽ có một nguồn quỹ riêng để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng.
Nhưng việc thực hiện quá chậm, phải mất 4 năm sau mới có Nghị định 18 để thu phí, và thời điểm thu phí lại rơi vào thời điểm kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp phản ứng là đúng. Giá như việc thu phí sớm hơn vào năm 2009 hoặc 2010 thì tốt hơn. "Chúng ta không thể đòi hỏi hôm nay nộp phí thì ngày mai có đường tốt hơn được. Bởi thực tế nguồn quỹ này cũng chưa thấm tháp vào đâu so với nhu cầu duy tu, sửa chữa đường ", ông Thanh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định về việc thu phí bảo trì đường bộ, nhưng đến nay mới triển khai là đã quá chậm. Chính phủ cũng đã lùi thời hạn áp dụng 7 tháng nên đến thời điểm này không thể tiếp tục lùi.
Riêng đối với các loại phương tiện mô tô, xe gắn máy, do nhiều địa phương chưa có quy định về mức thu cụ thể, nên trong thời gian đầu vẫn tiến hành thu phí theo mức giá thấp nhất của Thông tư 197/2012 của Bộ Tài chính.
Do đây là một quy định mới trong thời gian đầu áp dụng, chưa tiến hành xử phạt các trường hợp phương tiện chưa đóng quỹ bảo trì đường bộ. Cũng theo ông Trường, thời gian đầu thực hiện sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động nếu phát sinh điều chưa hợp lý, Bộ GTVT và Bộ Tài chính sẽ phối hợp khắc phục ngay.
Theo 24h
Thu phí đường: 10 năm nữa đường sẽ tốt Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nói như vậy về "tác dụng" của việc thu phí bảo trì đường bộ, dự kiến bắt đầu từ ngày 1/1/2013. Sáng 19/12 tại TPHCM, Bộ GTVT tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện thu phí bảo trì đường bộ cho các cơ quan, đơn vị từ Đà Nẵng trở vào. Mỗi địa phương một...