Thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trong tháng 9
Trong tháng 9 này người đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ phải nộp phí đường bộ theo quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, mức phí sẽ từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Ông Nguyễn Trọng Thảo, Phó TGĐ kỹ thuật Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, cuối tháng 6 vừa qua đã thông toàn tuyến dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 1 và dự kiến thu phí ngay sau đó.
Tuy nhiên, do chưa xây xong trạm thu phí vì những vướng mắc trong GPMB nên đến nay nhà đầu tư vẫn đang hoàn thiện, lắp đặt các trang thiết bị trạm thu phí.
Trước đó, Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. Mức thu phí cụ thể từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Mức phí đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện – (Ảnh VOV).
Đoạn tuyến được đề xuất mức phí thấp nhất là đoạn Vạn Điểm – cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và ngược lại với mức thu từ 10.000 – 40.000 đồng/vé/lượt tùy loại phương tiện.
Đoạn tuyến được đề xuất mức phí cao nhất là đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ – Hà Nam và ngược lại với mức thu từ 45.000 – 180.000 đồng/vé/lượt tùy loại phương tiện.
Video đang HOT
Đoạn tuyến Pháp Vân – cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và ngược lại cũng được đề xuất mức thu từ 45.000 -175.000 đồng/vé/lượt tùy loại phương tiện.
Các phương tiện cũng có thể sử dụng vé tháng với mức từ 300.000-5.400.000 đồng/vé/tháng; vé quý với mức từ 810.000-14.580.000 đồng/vé/quý tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Với phương án thu phí này, dự án có đơn giá 1.500 đồng/km (tính cho loại xe tiêu chuẩn, dưới 12 chỗ ngồi), bằng với mức thu tại các tuyến đường cao tốc làm mới như Cầu Giẽ – Ninh Bình, hay Nội Bài – Lào Cai.
Ông Thảo nói rõ khi tính toán thu phí không phải thu thời gian ngắn hay dài mà cách tính dựa theo lưu lượng xe. Nhà đầu tư càng sớm bàn giao thì Nhà nước càng có lợi.
Nhiều ý kiến cho rằng, tuyến đường này chỉ sửa chữa, mở rộng và nâng cấp nhưng lại thu phí như làm mới, ông Thảo khẳng định dù là dự án nâng cấp nhưng để đạt được yêu cầu để phương tiện lưu thông với tốc độ cao, nhà đầu tư phải tăng khối lượng đào đắp để tạo độ phẳng của mặt đường, độ thẳng của hướng tuyến.
Thêm vào đó do thi công nền đường bằng cấp phối đá dăm gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến an toàn giao thông nên Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư chuyển sang dùng cấp phối bê tông nhựa rỗng nên chi phí xây dựng gần bằng đầu tư tuyến mới.
Hơn nữa, chi phí GPMB cho giai đoạn 2 của dự án đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, khi đường được nâng cấp mở rộng thành 6 làn xe là khá lớn khoảng 2.000 tỷ đồng (dự tính) nên mức đầu tư của dự án đã phải nâng lên 6.731 tỷ đồng.
Dự kiến, vào tháng 10 tới dự án đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng thêm 2 làn đường để hoàn chỉnh mở đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới (rộng 33,5m). Nếu sớm có mặt bằng sạch thì dự án sẽ về đích đúng tiến độ vào năm 2017.
Vũ Điệp
Theo VNN
Bộ GTVT lý giải mức phí "khủng" tuyến Pháp VânCầu Giẽ
Ngày 12.5, Bộ GTVT đã lý giải tại sao mức phí áp dụng cho tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) sau khi được nâng cấp cao như các tuyến cao tốc được đầu tư mới hoàn toàn.
Bộ GTVT cho biết, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) đã được đồng ý đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT, được chia thành 2 giai đoạn. Sau khi hoàn thành giai đoạn một sẽ tiến hành thu phí kín như các tuyến đường cao tốc hiện nay.
Mức thu phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được Bộ Tài chính ban hành và sẽ áp dụng trong thời gian tới. Cụ thể, mức phí dao động từ 10.000 - 180.000 đồng/lượt, tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Đoạn tuyến dài nhất (gần 30km), xe dưới 12 chỗ (hoặc xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) chịu phí 45.000 đồng/lượt; xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 fit chịu mức phí 175.000 đồng. Mức thu vé tháng cao nhất là 5.250.000 đồng/tháng. Tính trung bình, mỗi km các tài xế sẽ phải trả 1.500 đồng.
Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) đã được đồng ý đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT
Trước đó, ngày 27.4 Dân Việt có bài viết "Vì sao tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí ngang cao tốc tỉ đô?" đặt ra vấn đề tại sao tuyến đường được nâng cấp mở rộng nhưng được thu phí bằng với các tuyến đường cao tốc xây dựng mới hoàn toàn.
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng mức phí áp dụng là 1.500 đồng/km/PCU được tính toán theo các quy định của pháp luật và đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của Dự án. Mức thu phí của dự án này tương tự như một số dự án: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai ... Mức phí này được tính toán và áp dụng cho cả giai đoạn 2 sau khi hoàn chỉnh 6 làn xe.
Đại diện Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết thêm: "Trong quá trình triển khai, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn của Bộ và xin ý kiến đại diện các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, TP Hà Nội trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án trước khi ban hành chính thức".
Lý giải tại sao mức phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ cao ngang các tuyến cao tốc được đầu tư mới, đơn vị chủ đầu tư dự án cho rằng dù là nâng cấp, mở rộng nhưng chi phí đầu tư tương đương với xây dựng mới toàn tuyến. Đồng thời, nhà đầu tư phải bỏ chi phí GPMB, trong khi các tuyến cao tốc đầu tư mới Nhà nước vẫn phải bỏ khoản tiền trên.
Trao đổi với PV, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho biết: "Chúng tôi chấp hành các quy định thu phí BOT được Nhà nước ban hành. Tôi chỉ có điều băn khoăn là mức phí các tài xế bỏ ra phải tương xứng với chất lượng đường. Trước đến nay, mức phí cao như thế chỉ áp dụng cho các tuyến đường cao tốc xây dựng mới".
Theo nhận định của ông Liên, sau khi tuyến đường đi vào thu phí dù mức phí cao nhưng các xe có lẽ cũng sẽ không chuyển sang đường QL1 cũ để đi vì tuyến đường đã quá tải. Thay vào đó, chi phí vận tải sẽ tính toán lại và cuối cùng người dân, người tiêu dùng phải gánh chịu.
Sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, Bộ GTVT dự kiến tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ bắt đầu tiến hành thu phí từ tháng 7.2015 sau khi có sự cho phép của Cơ quan thẩm quyền. Trước khi tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ được giao cho Liên danh Cienco1 - Minh Phát - Phương Thành đầu tư, đã có một nhà đầu tư Nhật Bản tham gia nghiên cứu thực hiện dự án. Đó là Công ty Nexco Central (Nhật Bản). Theo ý kiến của Nexco Central, giai đoạn 1 sẽ đầu tư nâng cấp đường hiện hữu thành đường cao tốc quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng xe khẩn cấp. Giai đoan 2 đầu tư mở rộng thêm 2 làn xe cơ giới và hoàn thiện đường gom 2 bên. Tổng mức đầu tư (TMĐT) dự án là 8.475 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 TMĐT là 1.957 tỷ đồng; giai đoạn 2 TMĐT là 6.518 tỷ đồng; Thời gian kinh doanh, chuyển giao công trình: 24,5 năm.
Tuy nhiên, Nexco Central đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ toàn bộ chi phí GPMB, không ràng buộc thực hiện giai đoạn 2 (mở rộng 6 làn xe). Đề nghị này không được chấp thuận do không phù hợp với các tiêu chí của dự án. Chính vì vậy, Nexco Central đã rút khỏi dự án.
Đối với phương án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước đang thực hiện, Bộ GTVT cho rằng có nhiều ưu điểm về mặt tiến độ, kinh phí và đặc biệt Nhà nước không phải bố trí vốn Ngân sách cho công tác GPMB. Hiện giai đoạn 1 của dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.
Theo_Dân việt
Hà Nội: Đi tìm mẹ, bé gái lạc trên đường cao tốc Sau khi tan học, cháu N. đã đi nhờ xe lên Hà Nội để tìm mẹ nhưng không biết mẹ ở đâu. Bị lạc trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cháu N. được lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện, giúp tìm lại gia đình. Khoảng 17h ngày 2/3, trong qua trình tuần tra kiểm soát, tổ công tác Đội...