‘Thủ phạm’ không ngờ khiến mẹ mất sữa
Để có một nguồn sữa dồi dào, đủ chất cho con luôn là mong muốn của các mẹ sau sinh, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có được điều tưởng như đơn giản đó.
Từ trước đến nay người ta thường quan tâm và chú ý nhiều đến những thực phẩm gây mất sữa cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các mẹ cũng tích cực tìm hiểu và áp dụng những bài thuốc dân gian hay những thực phẩm giúp lợi sữa mà ít người, ít mẹ quan tâm tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa của việc mất hoặc ít sữa. Việc các mẹ áp dụng thực đơn, ăn nhiều những thực phẩm giúp tăng lượng sữa là rất tốt nhưng việc tìm hiểu “thủ phạm” tiềm ẩn khiến mình ít sữa, mất sữa cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp các mẹ nhanh chóng gọi được nguồn sữa về.
Những thủ phạm gây mất sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất sữa nhưng theo các bác sản khoa có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Stress, trầm cảm
Đây là vấn đề thường gặp đối với hầu hết các mẹ trong thời gian mang thai và đặc biệt là sau sinh. Sau khi sinh vưa trai qua qua trinh mang thai năng nhoc, sinh đe mât sưc, mât mau, thay đổi nội tiết. Người me lai thiêu ngu do thưc đêm chăm soc be… vì vậy dễ rơi vào tình trạng trâm cam sau sinh khiên sữa càng ra ít.
Ngoài ra, có những mẹ lo lắng quá mức khi chưa kịp thấy sữa hay lượng sữa ít, chính điều này cũng là nguyên nhân làm lượng sữa càng ít dần hơn.
Nghỉ ngơi không hợp lý
Sau sinh cơ thể mẹ thường yếu, sức đề kháng kém vì vậy các mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì chăm con mà mất ngủ, ngủ không đủ giấc, hoặc một số mẹ khác do hoàn cảnh phải làm việc sớm và làm việc quá sức dẫn đến hoạt động tuyến sữa bị yếu. Do đó, kéo theo tình trạng ít sữa, tắc sữa thậm chí mất sữa.
Sau sinh cơ thể mẹ thường yếu, sức đề kháng kém vì vậy các mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. (ảnh minh họa)
Chê đô dinh dương kem
Sau khi sinh nhiêu mẹ qua kiêng khem do tâp tuc, quan niệm hoặc do hoàn cảnh không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ do sơ tăng cân sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh nên giảm ăn gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể. Tình trạng này kéo dài thâm chi sẽ gây mât sưa hoan toan nêu không cho tre bu.
Thiếu kinh nghiệm
Video đang HOT
Do một số bà mẹ mới nuôi con lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Các mẹ không cho bé bú thường xuyên, không đủ số lần trong ngày hoặc do cho bé bú không đúng cách nên không kích thích được phản xạ xuống sữa.
Do sinh mổ
Sinh mổ làm bé chưa được bú sữa ngay sau khi vừa sinh, thông thường cần từ 1 hoặc hơn 2 ngày sữa mới về. Bên cạnh đó, do phải tiêm thuốc kháng sinh nên ở cơ địa một số ít người thì thuốc kháng sinh có thể làm mất sữa.
Cho bé bú bình
Tuyến sữa sản xuất theo nhu cầu bú của bé, nếu sau khi sinh mẹ không cho bé bú thường xuyên mà thay vào đó cho bé bú bình sẽ dẫn đến trường hợp bé quen và không chịu bú sữa mẹ điều đó cũng khiến lượng sữa bị giảm dần.
Ngoài ra, nếu các me uống ít nước sẽ làm cơ thể thiếu nước khiến việc tiết sữa ít đi. Hoặc trong quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh cần phải dùng thuốc điều trị bệnh, những thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa.
Bí quyết gọi sữa mẹ về
Muốn gọi được nguồn sữa về thì cần phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều trị. Tuy nhiên, điều cần thiết và trước hết cần làm là phải cho bé bú thường xuyên, đúng cách và đủ bữa. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
Ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý
Các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 – 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm.
Dinh dưỡng đầy đủ
Các mẹ cần ăn uống đầy đủ chât băng cách ăn đa dang cac thưc phâm để đảm bảo sữa cho con bú. Các mẹ nên tránh những thực phẩm gây mất sữa, tích cực lựa chọn ăn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà lợi sữa như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau đay, quả sung…
Các mẹ cần ăn uống đầy đủ chât băng cách ăn đa dang cac thưc phâm để đảm bảo sữa cho con bú. (ảnh minh họa)
Tránh căng thẳng
Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.
Uống nhiều nước
Người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt. Để lượng sữa dồi dào, các mẹ nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày.
Cho trẻ bú đúng cách
Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
Kích thích tuyến sữa
Các mẹ lưu ý nên lau nhẹ đầu vú trong thời gian mang thai để các tia sữa luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau sinh nếu vú bị cương và ứ sữa, xoa nhẹ đầu vú. Bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Theo Khampha
Bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh
Ngoài chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng, trong dân gian, nhiều cây thuốc, vị thuốc đã tạo thành những phương thuốc đơn giản và có tác dụng bồi bổ tốt cho phụ nữ sau sinh.
Sau khi sinh, phụ nữ thường bị suy yếu, mệt mỏi, kém ăn, đau nhức, ít sữa hoặc mất sữa, đôi khi dẫn đến sản hậu. Để khắc phục tình trạng này, ngoài chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng, trong dân gian, nhiều cây thuốc, vị thuốc đã tạo thành những phương thuốc đơn giản và có tác dụng bồi bổ tốt cho phụ nữ sau sinh.
Thuốc làm tăng tiết sữa
Bài 1: rau đay 150-200g, nấu canh ăn hàng ngày trong tuần đầu tiên sau khi sinh, các tuần sau cứ mỗi tuần ăn 2 lần với liều 200-250g.
Bài 2: lõi thông thảo 10-20g bào mỏng thành sợi, chân giò lợn 1 cái hoặc móng giò lợn 2-5 cái, gạo nếp 30-50g. Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu thật nhừ rồi cho thông thảo và gạo nếp vào. Tiếp tục nấu trong một giờ đến khi nhừ nhuyễn, thêm gia vị để nguội, ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Bài 3: hoa chuối hột (phần đầu ngọn của hoa chưa nở hết gọi là bắp chuối) rửa sạch, thái nhỏ, luộc chín hoặc trộn với muối vừng, lạc làm nộm để ăn. Dùng vài ngày.
Bài 4: lá sung có tật (lá sung vú, lá vã) 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g. Quả đu đủ non 50g, hạt mùi 5g để sống, gạo nếp 50-60g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều, nấu thành cháo cho thật nhừ, ăn làm 1-2 lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Nếu không có đủ các vị, có thể dùng lá sung, đu đủ và chân giò cũng được.
Thuốc phòng và chống sản hậu
Bài 1: gà ác 1 con 0,5kg, làm thịt, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu: hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đương qui 20g đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong 1 ngày.
Gà ác tốt cho phụ nữ sau sinh
Bài 2: thanh ngâm 100g, sâm đại hành 100g, nghệ vàng 200g. Thanh ngâm thái nhỏ, sắc lấy nước đặc, sâm và nghệ sấy riêng từng thứ, tán bột, rây mịn. Ngày uống 20g bột sâm và 20g bột nghệ với nước sắc thanh ngâm.
Bài 3: mần tưới, mạch môn, mỗi vị 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đào 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: rễ bướm bạc, lá chuối, mỗi vị 4g, củ gấu (hương phụ), chỉ xác (sao) mỗi vị 3g, hạt tía tô (sao) 2g, trần bì (bỏ màng trắng) 2g, riềng sống 3 lát. Sắc uống làm 1 lần vào sáng sớm.
Bài 5: vỏ thân hoặc rễ hồng bì 30g, rễ bồ quân, 2 cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch (cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ) thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Khi dùng, lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hàng ngày thay nước chè trong vài tuần (kinh nghiệm của dân tộc Tày và Dao).
Bài 6: nghệ vàng 300g, giã nát trộn với 3-4 lít nước, ngâm trong vài giờ, thỉnh thoảng khuấy đều rồi gạn lấy nước. Lấy 1kg gạo nếp đã vo kỹ ngâm vào nước nghệ trong 5-7 ngày đêm (ngày phơi đêm ngâm), vớt gạo ra, hong khô, rang giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Bài 7: cá diếc 1 con, hoàng kỳ, khởi tử, mỗi vị 20g, thêm rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường, lượng vừa đủ, nấu thành món ăn-vị thuốc rồi ăn cái, uống nước. Thuốc có tác dụng dưỡng da làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Chiếc giếng chữa được bệnh mất sữa của phụ nữ ở làng cổ Đường Lâm "Giếng sữa" nằm trên mảnh đất thuộc thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, Hà Nội. Đó là một giếng nước rất nhỏ và nông thành được xây bằng đá ong - một loại đá cổ nổi tiếng ở sứ Đoài. Giếng nằm trên vùng đất bạt ngàn, rộng lớn - tương truyền, vùng đất này trước đây là đất của vua Ngô Quyền....