“Thủ phạm” khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng
Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng, tài xế cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
Không bảo dưỡng ôtô thường xuyên
Điều này đồng nghĩa với việc bạn không kiểm tra dầu trợ lái, dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn bình thường, khiến vô lăng xe ôtô khó lái.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường.
Áp suất lốp kém
Trên thực tế, áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng xe ôtô bị nặng. Vì vậy, để giải quyết trường hợp này tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất.
Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc lái xe không thực hiện đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.
Vô-lăng xe ôtô bị nặng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi vận hành. Đồ họa: Trang Thiều
Thước lái hoạt động kém hiệu quả
Video đang HOT
Bộ phận thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này có thể bị mòn, hoạt động không hiệu quả.
Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái. Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế nếu để lâu sẽ làm hỏng thước lái.
Rò rỉ dầu trợ lực
Dầu trợ lực lái bị thiếu sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máy bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu hãy bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Đặc biệt, không để hiện tượng này diễn ra lâu, sẽ dẫn đến hỏng toàn bộ hệ thống lái gây nguy hiểm cho tài xế trong quá trình sử dụng.
Bơm trợ lực hư hỏng
Bơm trợ lực có vai trò chính tạo đủ lượng áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì sẽ rất khó để bẻ lái xe ôtô.
Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Nếu bơm trợ lực bị hỏng có khiến vô lăng dừng hoàn toàn.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ và những điều cần biết
Bảo dưỡng ôtô định kỳ là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn bảo vệ bản thân và xế yêu của mình.
Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
Đây là khái niệm chỉ việc thực hiện rất nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Những công việc này được thực hiện với xe ôtô sau 6 tháng sử dụng hoặc di chuyển quãng đường là 10.000km.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ giúp xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô định kỳ?
Nâng cao tuổi thọ của xe
Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe ôtô sẽ xảy ra những mài mòn giữa những mối lắp ghép của các chi tiết. Việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ ngăn chặn sớm các hư hỏng không đáng có và kéo dài tuổi thọ cho xe.
Hơn nữa, điều kiện đường xá, khí hậu tại Việt Nam khá khắc nghiệt, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chỗ nhiều nên nhiều chi tiết, hệ thống trên xe ôtô bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng ôtô định kỳ đều đặn.
Đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi mà xe ôtô gặp phải. Bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu như những tiếng kêu lạ, hay cảm giác bất an vì xe gặp trục trặc như không thể khởi động, phanh rít, phanh chạm sàn,...
Do đó, để đảm bảo an toàn và tạo cảm giác thoải mái khi tham gia giao thông, bạn hãy bảo dưỡng xe ôtô định kỳ.
Tiết kiệm chi phí
Trên thực tế, việc bảo dưỡng xe ôtô định kỳ sẽ giúp bạn ngăn chặn những hư hỏng lớn và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi các chi tiết bị hư hỏng nặng sẽ gây ra mất an toàn cho người sử dụng, vì vậy việc bảo dưỡng ôtô là cần thiết.
Những hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ
Những hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ và khoảng thời gian bảo dưỡng cụ thể được ghi rõ trong sổ hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo hành. Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu:
Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin bao gồm các bộ phận như đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí...
Kiểm tra khoang động cơ: thay thế dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động...
Kiểm tra gầm xe bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,...
Cùng các hạng mục thay thế định kỳ bao gồm: dầu máy, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió...
Sau khi bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật của hãng sẽ lái thử xe để kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả...
Những lưu ý khi vệ sinh ống xả ôtô Rửa xe ôtô, vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ống xả, gây ra những rủi ro đáng tiếc. Lưu ý khi vệ sinh ống xả xe hơi Vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ gây khiến ống pô bị trầy xước, gỉ sét... Chính vì thế, khi vệ sinh các bạn...