‘Thủ phạm’ khiến các mùa thay đổi trên bán đảo Triều Tiên
Biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi lớn về khí tượng trên bán đảo Triều Tiên trong thế kỷ qua, làm mùa hè dài hơn, mùa đông ngắn, nóng hơn, cũng như làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có các đợt nắng và mưa lớn. Đây là báo cáo được Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) công bố ngày 2/5.
Người dân giải nhiệt tránh nóng bên một con sông ở Seoul, Hàn Quốc Ảnh: Yonhap/TTXVN
KMA cho biết đã tổng hợp báo cáo dựa trên những thay đổi khí tượng quan sát được từ 6 vị trí trên bán đảo Triều Tiên trong 109 năm (từ năm 1912-2020). Theo đó, trong 100 năm qua, số ngày mưa trên bán đảo giảm, song cường độ lại tăng lên. Nhiệt độ trung bình hằng năm trong 30 năm qua (từ năm 1991-2020) tăng 1,6 độ C, so với giai đoạn từ 1912-1940.
Báo cáo nêu rõ quá trình ấm lên toàn cầu và đô thị hóa đã diễn ra trên bán đảo Triều Tiên nhanh hơn so với tốc độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ qua, khi mức nhiệt trung bình hằng năm và mật độ carbon dioxide (CO2) trên bán đảo tăng cao hơn lần lượt là 0,8 độ C và 6,5 ppm so với toàn bộ Trái Đất. Bán đảo cũng chứng kiến mùa hè dài hơn 20 ngày và mùa dông ngắn hơn 22 ngày khi so sánh 2 giai đoạn từ 1912-1940 và 1991-2020. Vì vậy, ngày lập xuân và lập hạ tại đây cũng nhanh hơn lần lượt là 17 ngày và 11 ngày. Trong 30 năm qua, mùa hè là mùa dài nhất, với 118 ngày và mùa thu là mùa ngắn nhất, với 69 ngày.
Báo cáo của KMA cho biết nhiệt độ trung bình hằng năm trong 109 năm qua đã tăng đều đặn 0,2 độ C sau mỗi 10 năm, và sự gia tăng nhiệt độ đặc biệt rõ ràng vào mùa xuân và mùa đông.
Nhiệt độ tăng mạnh nhất vào mùa xuân, với 0,26 độ C/10 năm, tiếp đó là mùa đông, với 0,24 độ C, mùa thu là 0,17 độ và mùa hè là 0,12 độ.
Nhiệt độ tại các thành phố và khu vực nội địa tăng cao hơn so với các vùng ven biển. Trong khi đó, lượng mưa hằng năm trong giai đoạn từ năm 1991-2020 cũng cao hơn 135,4 mm so với giai đoạn từ năm 1912-1940, trong khi số ngày mưa lại giảm 21,2 ngày.
Video đang HOT
Trong 109 năm qua, cứ 10 năm thì lượng mưa hằng năm lại tăng thêm 17,71 mm, song số ngày mưa lại giảm, cho thấy cường độ mưa tăng lên.
Không chỉ vậy, tần suất hiện tượng thời tiết cực đoan, như nắng nóng và mưa lớn, cũng gia tăng đáng kể. Số ngày nắng nóng và số ngày có hiện tượng đêm nhiệt đới (nhiệt độ thấp nhất từ lúc 18h00 chiều hôm trước đến 9h00 sáng hôm sau không xuống dưới 25 độ C) tăng tương ứng 1 và 8,4 ngày trong 30 năm qua so với giai đoạn từ năm 1912-1940. Ngược lại, số ngày lạnh và xảy ra băng giá giảm lần lượt 4,9 ngày và 7,7 ngày. Những ngày mưa như trút nước cũng tăng tới 0,6 ngày.
KMA cho rằng hiện tượng ấm lên trên toàn cầu gia tăng sẽ còn khiến tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng hơn nữa, gây thiệt hại vô cùng to lớn.
Giới chuyên gia cho rằng báo cáo này cho thấy mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng khí hậu và sẽ là động lực để nhà chức trách đạt được mục tiêu giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hàn Quốc và Trung Quốc cùng đưa ra cảnh báo bão Maysak
Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA), bão Maysak đang di chuyển theo hướng Bắc-Đông Bắc, với vận tốc 16km/giờ trên vùng biển cách đảo Okinawa của Nhật Bản 220km về phía Tây.
Hình ảnh về cơn bão. (Nguồn: yaleclimateconnections.org)
Ngày 1/9, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đưa ra cảnh báo bão Maysak - được dự báo là mạnh hơn so với bão Bavi hồi tuần trước.
Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA), bão Maysak đang di chuyển theo hướng Bắc-Đông Bắc, với vận tốc 16km/giờ trên vùng biển cách đảo Okinawa của Nhật Bản 220km về phía Tây.
Dự kiến, bão Maysak sẽ tiến sát đảo Jeju vào ngày 2/9, trước khi đổ vào bờ biển phía Nam tỉnh Nam Gyeongsang vào sáng sớm 3/9.
Sau đó, cơn bão sẽ tiếp tục đi sâu về phía Bắc, qua các thành phố như Busan, Ulsan và Gyeongju và hướng ra biến vào chiều 3/9.
Cũng theo KMA, bão Maysak có thể mang theo gió mạnh, với vận tốc lên tới 180 km/h, mạnh hơn cơn bão Bavi hồi tuần trước.
Do ảnh hưởng của bão Maysak, toàn bộ bán đảo Triều Tiên có thể có mưa cho đến hết ngày 3/9.
Toàn bộ Hàn Quốc có thể phải hứng chịu mưa lớn, với lượng mưa lên đến 400mm trong hai ngày 2 và 3/9.
Chính quyền các địa phương Hàn Quốc, đặc biệt ở các khu vực miền Nam - nơi được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão Maysak đang gia cố các công trình, nhà cửa để phòng, tránh bão.
Chính quyền đảo Jeju đang phối hợp với lực lượng tuần duyên, tăng cường giám sát an ninh tại khoảng 90 khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng, đồng thời đặt các tàu tuần tra ở trạng thái sẵn sàng cứu hộ trong tình huống khẩn cấp.
Thành phố Busan lên kế hoạch triển khai đội ứng phó khẩn cấp thiên tai, tăng cường giám sát các công trình dễ bị thiệt hại do lở đất và các dư chấn khác sau bão.
Trong khi đó, tỉnh Bắc Gyeongsang cũng được đặt trong tình trạng khẩn cấp, sẵn sàng đối phó với các đợt sóng thủy triều.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng ban bố cảnh báo bão Maysak, dự kiến mang theo gió mạnh và mưa lớn, đổ vào miền Đông nước này.
Dự báo, từ chiều 2/9 đến chiều 3/9, bão Maysak sẽ đổ vào một phần biển Hoa Đông, Hoàng Hải cũng như các khu vực duyên hải của Chiết Giang và cửa sông Dương Tử (Trường Giang).
Nhà chức trách khuyến cáo người dân và tàu tuyền trong khu vực bị ảnh hưởng tìm nơi trú ẩn.
Tổng thống Hàn Quốc hy vọng ông Biden sẽ cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ hy vọng Tổng thống Joe Biden sẽ cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên vốn thất bại dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với The New York Times , Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mong muốn Tổng thống Joe Biden bắt đầu các cuộc đàm...