Thủ phạm giấu mặt là… ngân hàng
Hơn 1.312 tỉ đồng nợ các tổ chức tín dụng là số tiền mà ông Phạm Văn Thụ – nguyên GĐCty TNHH Công nghiệp Thái Sơn – “tự khai” trong bản báo cáo số 58/TSCN ngày 4.7.2012 gửi tới các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Ảnh minh họa.
Điều đáng nói, ông Thụ gửi văn bản này trước khi bị bắt vì tội danh “lừa đảo”. Cụ thể là nhóm các Cty gia đình ông Thụ đã lừa cả một loạt các tổ chức tín dụng. Nhưng cho tới thời điểm có bản báo cáo nêu trên, trong số 13 tổ chức tín dụng đã cho các Cty của ông Thụ nợ tiền, chỉ một tổ chức đứng ra tố cáo ông Thụ lừa đảo. Còn hơn chục tổ chức tín dụng khác chọn thái độ… “im lặng”(?).
Có thể khẳng định, rất hiếm vụ án thủ phạm lại tự nguyện “thú nhận” tội trước khi bị phát hiện như trường hợp ông Phạm Văn Thụ. Và cũng hiếm trường hợp nạn nhân – là các tổ chức tín dụng – dù biết rõ thủ phạm đang hiện diện trước mặt mà vẫn không dám kêu.
Được biết, trong báo cáo của Cty ông Thụ có đoạn “… chỉ được các tổ chức tín dụng cho vay món mới để trả món (nợ) cũ và trả lãi..”. Có nghĩa, việc ông Thụ vay được tiền từ các tổ chức tín dụng chỉ dùng để… đảo nợ. Nội dung của đoạn báo cáo nêu trên đã cho thấy, các tổ chức tín dụng rõ ràng đã liên đới tới hành vi lừa đảo của ông Thụ, và cũng không hề “ngoa” nếu nói rằng có sự đồng lõa để cho ông Thụ có thể “lừa đảo” được chính các tổ chức tín dụng số tiền hơn 1.312 tỉ đồng.
Trong 13 tổ chức tín dụng đã cho ông Thụ vay, có nhiều món nợ từ 48 tỉ đồng tới cả 100 tỉ đồng, nhưng phần lớn những món tiền này lại được thực hiện tại các chi nhánh. Cụ thể Cty của ông Thụ nợ Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hải Phòng 98,8 tỉ đồng, nợ Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM – chi nhánh Thăng Long 100 tỉ đồng, nợ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long 70 tỉ đồng… Theo phân quyền cho vay, thường thì cấp chi nhánh của các tổ chức tín dụng chỉ được quyền cho vay các khế ước quy mô dưới 10 tỉ đồng; cao hơn là phải trình xin xét duyệt của ban TGĐ hay HĐQT. Vậy việc cho nhóm Cty của ông Thụ vay được số tiền lớn hơn quy định, đương nhiên phải thông qua sự đồng ý của ban TGĐ hay HĐQT các tổ chức tín dụng này.
Mặt khác, các món cho vay giá trị lớn bao giờ cũng được kèm theo các yêu cầu ngặt nghèo về “chất lượng” khách hàng. Chẳng hạn như báo cáo tài chính 3 năm gần nhất luôn phải lãi, không có nợ quá hạn, tài sản thế chấp lớn… Tuy nhiên, báo cáo của ông Thụ cho thấy Cty Thái Sơn lỗ lớn, kéo dài từ giữa năm 2008 cho đến nay. Và với tư cách là người cho vay tiền, không thể nói các tổ chức tín dụng không hiểu rõ tình hình nguy khốn về tài chính của nhóm Cty gia đình ông Thụ. Vậy nhưng, món nợ của nhóm các Cty gia đình này liên tục “phình to” thêm cho đến khi nợ nần chồng chất, dẫn tới việc bố con ông Thụ bị bắt vì tội danh lừa đảo. Để xảy ra chuyện, không thể nói không có trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao của các tổ chức tín dụng, bởi họ đã duyệt cho đối tượng này vay tiền không đúng quy định, dù biết đối tượng không có khả năng chi trả nợ vay, dẫn đến khả năng mất số tiền vốn của các tổ chức tín dụng tới 1.312 tỉ đồng bằng việc vô hiệu hóa hệ thống thẩm định từ trên xuống dưới. Vậy thì người cho vay tiền trái quy định không thể vô can khi mà họ đã tự tiếp tay cho lừa đảo. Những ai đã tiếp sức cho những vụ vay… mất tiền của tổ chức tín dụng ? Đó là điều đang cần được pháp luật làm rõ.
Video đang HOT
Theo laodong
Doanh nghiệp xù nợ, ngân hàng sợ cho vay
Từ đầu năm đến nay, nhất là từ cuối tháng 4, khi có quyết định 780 cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ, thì tăng trưởng tín dụng ở nhiều ngân hàng phần lớn là từ đảo nợ. Song, đến nay nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn không còn muốn đảo nợ nữa.
Từ đầu năm đến nay, nhất là từ cuối tháng 4, khi có quyết định 780 cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ, thì tăng trưởng tín dụng ở nhiều ngân hàng phần lớn là từ đảo nợ. Song, đến nay nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn không còn muốn đảo nợ nữa.
Anh T., nhân viên tại chi nhánh của một ngân hàng thương mại nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng ở chi nhánh của anh trong 7 - 8 tháng đầu năm là nhờ đảo nợ, nhưng đến nay thì việc đảo nợ đã giảm mạnh, vì nhiều doanh nghiệp đã không còn nhu cầu này.
Có trên 60% doanh nghiệp lo ngại vấn đề hàng tồn kho.
Không buồn đi đảo nợ
"Họ không bán được hàng hay hàng hoá không được giá. Làm ăn ngày càng khó khăn, nhiều nơi chẳng muốn đảo nợ", nhân viên tín dụng trên nói. Chẳng hạn, ngành nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi heo gà năm nay thất bại, khi giá bán cho thương lái cứ giảm dù giá bán lẻ ngoài thị trường vẫn tăng, chỉ đủ thu hồi tiền thức ăn và tiền công, còn tiền heo, gà giống thì lỗ.
Một nhân viên tín dụng khác cho biết, một lý do nữa là hiện giờ cho vay đảo nợ khó khăn hơn, vì ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh thất bại, đảo nợ là ngân hàng gặp rủi ro mất luôn cả tiền đảo nợ.
Báo cáo của VCCI cho biết, trong chín tháng đầu năm 2012, có khoảng 40.200 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo số liệu của bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2011 có 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản. Như vậy, con số doanh nghiệp phải đóng cửa trong hai năm 2011 và 2012 chiếm khoảng 40% tổng số doanh nghiệp phải đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay.
"Sự tin tưởng của nhân viên cho vay đảo nợ không còn như trước. Có những người trốn, chấp nhận bỏ luôn cả tài sản thế chấp. Nhưng có những món tiền vay lớn hơn tài sản bảo đảm nên nhiều nhân viên méo mặt không biết xử lý sao", nhân viên này kể.
Đảo nợ, không kể đến những doanh nghiệp may mắn được ngân hàng cơ cấu lại nợ theo quyết định 780 của ngân hàng Nhà nước, là những doanh nghiệp đến hạn trả nợ mà không trả được, phải đi vay bên ngoài trả vào ngân hàng, rồi ngân hàng cho vay lại. Nay, theo các nhân viên ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã "xù nợ" luôn người cho vay bên ngoài, và cũng không quay lại ngân hàng vay lại món tiền đã trả.
"Bây giờ người cho vay đảo nợ bên ngoài cũng thận trọng hơn", nhân viên ngân hàng tên T. nói.
Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam quý 3/2012 do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong quý 3 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi tại nhiều doanh nghiệp.
Theo báo cáo, trần lãi suất cho vay hiện là 15% nhưng chỉ có 0,6% số doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này là hợp lý trong thời điểm hiện tại. Nếu buộc phải chấp nhận mức lãi suất 15% thì chỉ có 44,1 % doanh nghiệp thấy có thể chịu được trong thời gian lâu dài. Nghĩa là, 55,9% doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu phải chịu mức lãi vay này trong lâu dài. Có 31,1% doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất hợp lý từ 10 - 11%, và 31,7% cho là mức 8 - 9%. Có 63,1% doanh nghiệp cho rằng hàng tồn kho thực sự là mối lo ngại của doanh nghiệp trong giai đoạn này, trong đó 34,7% doanh nghiệp có hàng tồn kho quý 3 tăng lên so với quý 2 và 33,5% bằng với quý 2.
Tín dụng chưa có lối ra
Ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc ngân hàng Eximbank cho biết, tăng trưởng tín dụng đến nay của Eximbank âm gần 3% so với mức âm 2,3% của tám tháng trước. "Các khoản cho vay mới lãi suất rất thấp, chỉ 9 - 10%. Hợp đồng cũ thì cũng đã kéo lãi suất về hết rồi, nhưng tín dụng vẫn chưa khơi thông được", ông Phước nói.
Theo ông Phước, nhiều doanh nghiệp không bán được hàng hoá, hàng tồn kho tăng cao, dòng tiền gần như không có lưu chuyển, Eximbank chủ động giảm bớt cho vay để bảo đảm an toàn vốn. Ngoài ra, làm ăn không được nên hầu như không ai đi vay mới, ở Eximbank hiện đa số tín dụng mới là các khoản vay nhỏ lẻ.
Tương tự như vậy, nhân viên của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác cho biết, "lệnh" từ lãnh đạo là hạn chế cho vay mặc dù ngân hàng còn chỉ tiêu nhiều.
Theo báo cáo vĩ mô chín tháng của công ty chứng khoán VCBS, mức tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại lớn có nhiều khoản vay liên quan đến dự án của Chính phủ và các gói hỗ trợ vẫn tiếp tục được cải thiện, nhưng hoạt động cho vay ở các ngân hàng khác vẫn cầm chừng hoặc chỉ tập trung thu hồi nợ xấu.
Theo VCBS, vấn đề lãi suất không còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Thay vào đó, việc giải quyết nợ xấu, xử lý những yếu tố tồn tại của nền kinh tế, gồm tổng cầu - sức mua thấp, hàng tồn kho tăng cao mới là những tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Theo ông Trương Văn Phước, ba tháng tới đây, khi sức cầu của nền kinh tế vẫn chưa cải thiện, lưu chuyển hàng hoá vẫn khó khăn thì tín dụng vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh. "Tập trung thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, hạn chế giải ngân mới là ưu tiên hàng đầu, và như vậy chúng tôi chấp nhận cái giá phải trả là tín dụng âm", lãnh đạo một ngân hàng khác cho biết.
Theo Dantri
Đề xuất 100.000 tỉ đồng ngân sách mua lại nợ xấu Dự kiến, ngày 15.11, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Cty mua bán nợ có quy mô vốn đến 100.000 tỉ đồng. Cần có một cơ chế hợp lý, để có thể xử lý được "cục nợ xấu" của nhân hàng (ảnh minh hoạ). Ngày 25.10, Ngân hàng Nhà nước công bố chậm nhất là...