Thủ phạm gây tai nạn và hỏng đường
Xe chở hàng hóa quá tải trọng là một trong những nguyên nhân làm cầu, đường xuống cấp nhanh, nghiêm trọng hơn. Trong khi doanh nghiệp vì muốn tăng lợi nhuận mà cố tình chở quá tải thì việc kiểm soát hiện còn khá lỏng lẻo.
Gia tăng tai nạn từ xe quá tải
Xe chở quá tải gây tai nạn làm hỏng đường gia tăng
Bộ GTVT nhận định, thời gian gần đây, tình trạng ô tô chở hàng hoá vượt tải trọng cho phép có chiều hướng gia tăng, là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông và trực tiếp gây hư hỏng các công trình giao thông đường bộ. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do xe quá tải làm sập, gãy cầu, lật đổ khi đi qua những đoạn đường cong, đèo dốc gây ùn tắc giao thông nhiều giờ. Điển hình như vụ tai nạn vào 23h đêm 9-4-2012, đoạn qua địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị). Xe đầu kéo BKS: 37C – 01234 kéo rơ móc BKS: 37R – 00032 chở hơn 100 tấn gỗ hương từ Lào về Đông Hà (Quảng Trị). Đến địa điểm trên, do xe chở quá tải lại gặp đoạn đường cong, nghiêng nên đã bị lật, làm số gỗ trên bung ra, đè chết 1 nạn nhân đi xe máy trên đường.
Để kịp thời ngăn chặn tình trạng xe ô tô chở hàng vượt quá tải trọng, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe và quy hoạch các trạm kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ đưa vào thực hiện ngay trong năm 2012.
Video đang HOT
Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã chấp thuận phương án quy hoạch xây dựng 36 trạm cân xe trên toàn hệ thống quốc lộ. Vị trí đặt trạm sẽ bám sát các hành lang vận tải lớn, các tuyến đường bộ trọng yếu, các nguồn hàng lớn, kiểm soát tối đa các phương tiện chở quá khổ, quá tải lưu thông trong khu vực. Dự kiến, việc đầu tư được phân thành 4 giai đoạn từ năm 2012 đến 2015. Tổng mức đầu tư cho hệ thống trạm cân này xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, với suất đầu tư ban đầu là 65 tỷ đồng/trạm.
Xử lý gặp khó khăn
Trước khi đề án kiểm tra tải trọng xe được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành vào cuộc, kiểm soát xe chạy quá tải trọng cho phép. Theo đó, tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xe ô tô chở quá tải trọng cho phép của phương tiện, cầu, đường khi tham gia giao thông trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, doanh nghiệp không xếp hàng hóa vượt quá tải trọng của xe. Ở những khu tập kết hàng hóa, nhà máy, cơ sở sản xuất, bến cảng cần thực hiện việc cân kiểm tra tải trọng xe trước khi cho phép xe vận chuyển hàng trên đường. Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, vi phạm về tải trọng là phổ biến bởi liên quan đến giá cước vận tải. Tuy nhiên, việc kiểm tra xử lý hiện còn gặp nhiều khó khăn. “Nhiều người khi bị dừng xe thì khóa cửa bỏ xe lại. Trong khi, xe chở hàng hóa không thể cẩu kéo về được, muốn xử lý phải bốc dỡ hàng hóa, rất phức tạp. Có những xe vi phạm xử lý mất cả 2-3 giờ đồng hồ chưa xong”, ông Hải nói.
Nêu quan điểm về hệ thống kiểm soát tải trọng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam cho rằng, phải có trạm cân mới kiểm soát được tình trạng xe chở quá tải. Tuy nhiên, trạm cân phải được đặt ở các đầu mối hàng hóa, đầu mối giao thông và phải đầu tư hiện đại, tự động hóa toàn bộ các khâu hoạt động của trạm để tránh tiêu cực. “Cân và hạ tải phải thực hiện triệt để, công bằng đối với tất cả các xe chở quá tải. Đầu tư trạm cân tốn kém nên Chính phủ không thể đầu tư ngay một lúc trên tất cả các tuyến đường được, song đầu tư trạm nào phải hiện đại hóa thật triệt để trạm đó, quản lý nhân sự thật tốt trạm đó”, ông Hùng cho biết. Cũng theo ông Hùng, khi thực hiện nghiêm túc việc quản lý tải trọng, cước vận tải trên thị trường sẽ trở về giá cước thật của nó. Song đáng ngại nhất là nơi làm nơi không, sẽ không tạo ra được sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh.
Theo ANTD
Coi chừng chấn thương, thêm đau đầu vì... mát-xa
Theo TS.BS Nguyễn Thị Phương Chi, Trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Bênh biên Y học cô truyên Trung ương, sự tùy tiện trong xoa bóp, tẩm quất đã gây ra không ít trường hợp chấn thương. Nhẹ thì làm đau mỏi, nặng thì chấn thương cột sống.
Dễ chấn thương
BS Chi cho biết, đã từng có người tử vong vì tẩm quất. Đó là trường hợp anh Nguyễn Văn S. (Mỹ Đức, Hà Nội). Giờ nghỉ trưa anh S. nhờ bạn tẩm quất. Khi bạn anh S. dùng tay kê vào cổ và bẻ khớp cổ đã khiến anh S. gãy cổ, chết ngay tại chỗ.
Trong khi đó, anh Quang (Ninh Bình) là thợ xây, cũng thường hay nhờ bạn bè đấm lưng, bẻ các khớp xương để bớt đau mỏi. Một lần, vì phải mang, xách nhiều khiến cổ tay mỏi, anh liền nhờ bạn kéo khớp cổ tay, không ngờ, người bạn kéo quá tay, khiến cho anh bị vẹo cổ tay vì cầm giật quá mạnh.
Khác với trường hợp của anh Quang, chị Liên (Gia Lâm, Hà Nội) lại có thói quen mát-xa tại các tiệm gội đầu. Mỗi lần gội đầu chị lại yêu cầu nhân viên xoa bóp mặt, xoa hai thái dương để thư giãn. Một lần cảm thấy nhức đầu, chị yêu cầu nhân viên xoa mạnh, nhiều lần vào thái dương. Tưởng là khỏe hơn, ai dè sau khi mát-xa chị thấy đầu càng nhức hơn.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, huyệt thái dương liên quan đến thần kinh nên chỉ nên làm nhẹ nhàng, tác động mạnh quá là rất nguy hiểm. Khi day mạnh hay ấn lâu, máu không lên não rất nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết điều này nên trong khi massge đều day hai bên thái dương.
Xoa bóp, day huyệt phải có chuyên môn
Theo lương y Vũ Quốc Trung, các động tác xoa bóp, day huyệt để phục hồi sức khỏe, dưỡng bệnh cũng đòi hỏi bài bản chứ không thể làm tùy hứng. Trong Đông y đã qui định rất rõ 18 động tác cơ bản và các động tác này tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất sức khỏe của người bệnh, không phải "bạ ai cũng đấm". "Ví dụ, trong Đông y, động tác đấm chỉ sử dụng ở những vùng cơ nhiều như mông, lưng động tác xoa bóp thì ở tay, chân đầu thì xoa, day... Nếu làm không đúng, sẽ có hại cho sức khỏe", lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm, những động tác như vặn người, bẻ xương hay dẫm lên người là quá thô bạo và trong Đông y cũng không hề hướng dẫn những động tác này. Với tác động mạnh có thể dẫn đến các trường hợp lệch đĩa đệm, giãn dây cột sống. Bên cạnh đó, có những huyệt nguy hiểm như ở đầu, mặt, cần phải cẩn thận, nếu không có kiến thức thì không nên tác động, bởi nếu không gây tê liệt thì một thời gian mới vận động bình thường được trở lại.
TS.BS Nguyễn Thị Phương Chi cũng cho hay, sự tùy tiện trong dịch vụ tẩm quất đã gây ra các trường hợp chấn thương. TS Chi khuyên những người tuổi cao thường bị loãng xương, do đó nên thận trọng khi đi tẩm quất vì dễ dẫn đến gãy xương.
Một số trường hợp có chống chỉ định với việc tẩm quất là bệnh về cơ, xương, khớp mạn tính, lao xương, ung thư xương. Không nên đưa trẻ em, phụ nữ có thai hay những người bị bệnh ngoài da đi tẩm quất. Ngoài ra, nhiều người đi tẩm quất trong tình trạng say xỉn để tìm cảm giác thư giãn, những trường hợp này cũng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Theo Báo Đất Việt
Bệnh uốn ván - Nhiều người nguy kịch vì chủ quan! Bị xước tay khi nhổ cỏ vườn một tháng sau ông K. liên tục than mệt, nghĩ cha mình xuống sức do tuổi già, các con ông ra sức bồi bổ. Nhưng đột nhiên ông lên cơn co giật, mê sảng tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán ông bị uốn ván nặng. Ngoài một số trường hợp không tìm ra tác nhân...