“Thủ phạm” gây cháy khủng khiếp ở Nhà thờ Đức Bà Paris
Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy dữ dội tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã được cảnh sát Pháp tiết lộ.
Ngọn lửa bùng phát dữ dội ở Nhà thờ Đức Bà Paris.
Theo Daily Star, các nhà điều tra tin rằng ngọn lửa bùng lên hôm 15.4 là do chập điện.
Ngọn lửa có thể đã xuất hiện ở trong khu vực tháp nhọn của Nhà thờ Đức Bà vào lúc 5 giờ 50 phút chiều (giờ địa phương). Ngọn lửa sau đó lan ra khắp mái nhà và khiến tháp nhọn sụp đổ.
Các nhà điều tra Pháp hiện vẫn chưa được phép tiến vào bên trong Nhà thờ Đức Bà để điều tra hiện trường vì lý do an toàn.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp cho biết 50 điều tra viên đang tích cực làm việc để tìm ra nguyên nhân vụ cháy. Các nhà điều tra đã thẩm vấn khoảng 30 nhân chứng, bao gồm nhân viên các công ty trùng tu nhà thờ. Công tố viên Heitz nói ông nghiêng về giả thuyết “sơ ý gây hỏa hoạn”, loại bỏ nguyên nhân phóng hỏa có chủ đích hoặc khủng bố.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Nhà thờ Đức Bà là lịch sử, sự tưởng tượng, là nơi chúng ta sống với những khoảnh khắc tuyệt vời nhất”.
Đa số các cổ vật có giá trị bên trong nhà thờ, bao gồm mão gai được cho là từng được Chúa Jesus đội trên đầu, đã được đưa đến nơi khác an toàn hơn. Chính quyền Pháp hiện chưa công bố thiệt hại sau vụ cháy. Ước tính số tiền quyên góp để tái thiết nhà thờ đã vượt qua mốc 1 tỷ euro.
Theo Danviet
3 gia tộc giàu nhất nước Pháp góp số tiền khổng lồ tái thiết Nhà thờ Đức Bà
3 gia tộc giàu có nhất nước Pháp đã ra tay cứu công trình biểu tượng của đất nước, khi góp số tiền lên tới 565 triệu USD.
Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris đã khiến thế giới rúng động.
Theo CNN, các tỷ phú đứng sau tập đoàn LVMH Group, Kering và L'Oreal góp tổng cộng số tiền lên tới 565 triệu USD.
Bernard Arnault, người sở hữu tập đoàn LVHM thông báo góp 226 triệu USD. Gia tộc Bettencourt Meyers điều hành thương hiệu mỹ phẩm L'Oreal, cũng góp số tiền 226 triệu USD. Gia tộc Pinault sở hữu tập đoàn Kering ủng hộ 113 triệu USD.
Cả 3 gia tộc đều viện dẫn lòng yêu nước và bản sắc văn hóa chung là lý do khiến họ sẵn sàng quyên góp để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris.
LVMH là tập đoàn sở hữu các thương hiệu Louis Vuitton, Christian Dior và Givenchy. Tập đoàn này mô tả Nhà thờ Đức Bà Paris là "biểu tượng của di sản và sự thống nhất của Pháp".
Bernard Arnault hiện là người giàu thứ ba trên thế giới, với khối tài sản lên tới 90 tỷ USD, theo Bloomberg, hơn cả Warren Buffett hay Mark Zuckerberg.
Bernard Arnault sở hữu tập đoàn LMVH.
Ngoài các thương hiệu thời trang nổi tiếng, LVMH còn sở hữu thương hiệu đồ uống có cồn như Dom Pérignon, Hennessy và Veuve Clicquot
Trong khi đó, gia tộc Kering sở hữu các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Yves Saint Laurent, Alexander McQueen và Balenciaga.
"Thảm kịch này khiến mọi người dân Pháp đau đớn. Đối mặt với thảm kịch, mọi người đều ao ước khôi phục báu vật của Paris càng sớm càng tốt", Franois-Henri Pinault, tổng giám đốc điều hành tập đoàn Kering, phát biểu. Ông là con trai của tỉ phú Francois Pinault, người sáng lập Kering.
Gia tộc Pinault hiện sở hữu khối tài sản khoảng 37,3 tỷ USD, theo Bloomberg.
Francois-Henri Pinault, CEO của Kering.
Gia tộc Bettencourt Meyers, điều hành thương hiệu mỹ phẩm L'Oreal, cũng sở hữu các thương hiệu khác như Maybelline, Lancome, Garnier và Kiehl's. Francoise Bettencourt Meyers hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới với khối tài sản 53,5 tỷ USD, theo Bloomberg.
Bà thừa kế tài sản từ người mẹ Liliane Bettencourt - người qua đời năm 2017. Bettencourt Meyers là cháu của người sáng lập công ty, Eugene Schueller.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ khôi phục Nhà thờ Đức Bà nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình này có thể sẽ mất tới vài thập kỷ.
Theo Danviet
Thách thức lớn nhất khi phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris Thách thức lớn nhất khi phục dựng Nhà thờ Đức Bà là kết hợp giữa cái cũ và cái mới để mang tới một cái nhìn hoài niệm nhưng đáp ứng quy tắc xây dựng hiện đại. Khi những hình ảnh đầu tiên về đống đổ nát bên trong Nhà thờ Đức Bà xuất hiện hôm 16/4, các kỹ sư trên khắp thế...