Thủ phạm đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ
Các cơ quan tình báo ở Mỹ và châu Á hiện đang theo dõi vô cùng sát sao một tàu nạo vét khổng lồ của Trung Quốc, mà hoạt động nạo vét, bồi đắp của nó đang từng giờ vẽ lại bản đồ Biển Đông, mà cụ thể là ở Trường Sa.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Con tàu, được thấy qua các bức ảnh chụp vệ tinh, hoạt động ở quần đảo Trường Sa, thuộc Biển Đông. Hoạt động của nó cho phép Trung Quốc biến những thực thể không gì ngoài những bãi đá nhỏ, trơ trụi nhô lên chút ít từ đại dương thành những đảo lớn, có khả năng xây dựng được cả nhà cửa, các công trình công nghiệp, hay thậm chí là những đường băng nhỏ trên đó.
Giới phân tích quân sự cho rằng, hoạt động của tàu nạo vét Tian Jing Hao đang gây kinh ngạc kể cả trong tham vọng cũng như trong khả năng khiêu khích tại khu vực từ lâu đã trở thành nguồn cơn căng thẳng.
Hoạt động của tàu đang tập trung ở 6 đảo san hô vòng thuộc quần đảo Trường Sa. Khả năng hút cát với khối lượng khổng lồ từ dưới lòng biển của tàu và khả năng bồi đắp với tốc độ 4.500m3/giờ đồng nghĩa với việc: trong vòng chưa đầy 10 tháng, nó đã thay đổi hiện trạng quanh 5 bãi đá ngầm.
Video đang HOT
Các bức ảnh chụp từ trên không và được các nguồn tin tình báo phân tích với tờ The Times của Anh cho thấy con tàu nạo vét dài 127m này, trong ba tháng, có thể đưa 2 bãi ngầm ở Trường Sa mà Trung Quốc đang kiểm soát tới tình trạng sẵn sàng cho hoạt động xây dựng bên trên chúng.
Các cường quốc nước ngoài hiện đặc biệt quan tâm tới hoạt động của tàu nạo vét này quanh rạn san hô Đá Chữ Thập. Đá Chữ Thập, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, nằm ở vị trí vô cùng quan trọng về mặt hải quân ở khu vực, là điểm giao giữa các tuyến đường biển quan trọng.
Ít nhất là hiện nay, giới cố vấn Lầu Năm Góc tin rằng, khả năng Trung Quốc xây dựng một cơ sở quân sự quan trọng ở trên hòn đảo được bồi đắp này là rất nhỏ, với lý do nó dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công bằng tên lửa.
Tuy nhiên, một số nguồn tin lại cho rằng thậm chí kế hoạch xây dựng một cảng biển nhỏ hay một đường bay cho máy bay hạng nhẹ có thể nằm trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc, đó là thiết lập và kiểm soát một vùng phòng không ở khu vực.
Thực tế, những đảo mới được mở rộng, bồi đắp giúp củng cố cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực, nơi một số chuyên gia dự đoán, cơn khát nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế chiến lược của Trung Quốc có thể cuối cùng khiến nước này bị ném vào xung đột với các nước láng giềng.
Giới phân tích chỉ ra quyết định cách đây không lâu của Trung Quốc, đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã đẩy căng thẳng Trung Quốc-Việt Nam và khu vực đến một nấc căng thẳng mới.
Theo các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, hoạt động của tàu nạo vét có thể là quyết định có tính toán của chính quyền của ông Tập Cận Bình, nhằm thử giới hạn phản ứng của Mỹ, trong khi Washington đang còn mải tập trung giải quyết tình hình Trung Đông và Ukraine.
Theo Dantri/ The Times
Các nước G7 'quan ngại sâu sắc' về tình hình căng thẳng biển Đông, Hoa Đông
Lãnh đạo nhóm G7 ngày 4.6 bày tỏ "quan ngại sâu sắc "về tình hình căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông, phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông", AFP dẫn một thông cáo của G7 - bao gồm các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh - sau buổi hội đàm của các lãnh đạo nhóm này tại thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 4.6.
"Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất kỳ bên nào dùng vũ lực hăm dọa, hoặc áp bức để củng cố các tuyên bố chủ quyền", cũng theo thông cáo trên.
Tuy nhiên thông cáo này không đề cập cụ thể nước nào, chỉ kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý, nuốt trọn gần như toàn bộ biển Đông, phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của các bên như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, theo AFP.
Căng thẳng leo thang ở biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam.
Căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp với Trung Quốc có tên Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên "đụng độ", chơi trò "mèo vờn chuột" tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Theo TNO
Phải xem xét tận gốc tài sản ông Truyền được... "người thân tặng"! "Ông Truyền nói tài sản của con và chị em tặng cũng phải truy đến nơi, do đâu mà họ có. Nếu là bán bia, kinh doanh thì cũng phải xem có trốn thuế không, có vi phạm pháp luật không...", ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông...