Thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ trồng bưởi da xanh
Bắt đầu thực hiện mô hình trang trại trồng cây ăn trái từ 7 năm trước, đến nay, nông dân Nguyễn Trung Hưng, xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã trở thành triệu phú với mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn hữu cơ với thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Trung Hưng thu hoạch bưởi da xanh.
Tại xã Đạ Lây, lão nông Nguyễn Trung Hưng nức tiếng sản xuất giỏi với trang trại trồng cây ăn trái “thẳng cánh cò bay” rộng hơn 10 ha. Bưởi da xanh là cây trồng chủ lực của trang trại ông Hưng sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng. Ông kể, lúc mới đầu trồng mấy chục ha mía và sắn nhưng chỉ thu nhập vài trăm triệu mỗi năm. Sau thời gian tìm hiểu và đi học hỏi nhiều nơi, năm 2013 ông bắt đầu chuyển đổi dần sang trồng bưởi, sầu riêng và bước đầu đã cho năng suất gấp 5 – 7 lần so với cây mía, cây sắn.
Con đường trở thành “đại gia chân đất” như ông Hưng cũng không trải toàn hoa hồng. Bước đi đầu tiên lắm gian nan khi ông chọn mua mảnh đất mà nói như người địa phương, cho không ai thèm lấy. Đất trắng, bạc màu, cây cỏ còn lên không nổi huống chi cây ăn trái.
Tuy nhiên với con mắt của một nông dân cần cù, chịu khó, ông nhận ra nơi này đất bằng phẳng, dễ di chuyển, vị trí còn sát bờ sông Đồng Nai, cực kỳ thuận lợi về nguồn nước tưới. “Gì chứ cây bưởi phải tưới đậm. Tôi đặt máy bơm và hệ thống ống dẫn, pet tưới tự động dài hơn 1km khắp vườn. Mùa nắng hạn như này phải tưới ngập gốc cây để quả bưởi được xanh, nhiều nước mới ngon” – ông Hưng chia sẻ.
Trước đây, ông Hưng chăm sóc bưởi theo quy trình vô cơ, nghĩa là sử dụng phân và thuốc hóa học để chăm cây. Thế nhưng, từ hai năm trước, ông chuyển đổi quy trình, áp dụng theo hướng hữu cơ, giúp cây phát triển bền vững và không độc hại. Lúc phun thuốc thì lấy tỏi ớt giã nhuyễn, trộn với dầu ăn, các hoạt chất hữu cơ rồi phun xịt trên lá, trên thân cây giúp đuổi côn trùng, phòng bệnh cho cây có hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Ông Hưng cũng phải lấy ngắn nuôi dài, chẳng hạn như trước đây trồng thêm mía, cây sắn, xen cây cà phê giữa hàng bưởi, các loại cây này được thu hoạch sớm hơn nên lấy đó đắp vào chi phí nuôi cây. Đến khi bưởi được thu hoạch, ông chặt bỏ cà phê và cây nông nghiệp ngắn ngày, thay vào đó là những vườn sầu riêng hiện nay đã bắt đầu cho thu hoạch.
Sau nhiều năm cải tạo, khu vườn của gia đình ông Hưng đã trở thành mơ ước của nhiều người. Bưởi da xanh sum sê trái với 3 ha hiện đang cho thu hoạch, năng suất khoảng 80 tấn/hecta/năm (cao hơn 30 tấn so với năng suất bình quân xã Đạ Lây). Không chỉ cao về năng suất, vườn bưởi da xanh của ông Hưng cũng đạt chất lượng “miễn chê”.
Quả bưởi có màu xanh đậm, tròn đều, múi bưởi ngọt, mọng nước, không hạt, rất được thị trường ưa chuộng. Vườn bưởi của ông có nhiều thương lái các nơi đến đặt hàng, dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng giá bán tại vườn vẫn trung bình 18.000 – 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông có thể thu về gần 2 tỷ đồng trong năm 2020.
“Với tổng diện tích 14 ha, sang năm tới có thêm nhiều cây con bắt đầu được thu hoạch thì với mức giá trung bình như hiện nay, doanh thu của tôi có thể đạt mức 7 – 8 tỷ đồng mỗi năm cho cả bưởi và sầu riêng” – ông Hưng cho biết.
Mô trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ của gia đình ông Hưng cũng là một trong những điển hình của huyện Đạ Tẻh. Nhiều nông dân, đoàn tham quan đã đến đây tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật.
Đặc biệt, trồng bưởi theo hướng hữu cơ cũng là mục tiêu mà xã Đạ Lây nói riêng, huyện Đạ Tẻh nói chung thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu bưởi da xanh của địa phương.
Bà Lê Thị Hương, Phó chủ tịch UBND xã Đạ Lây cho biết, xã đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tập trung chủ yếu vào cây bưởi. Bởi lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này. “Chúng tôi sẽ định hướng để người dân canh tác theo hướng hữu cơ, sau khi đạt yêu cầu sẽ tiếp tục xây dựng OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cho bưởi da xanh của địa phương” – bà Hương cho hay.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo
Thanh Hóa là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng Bắc Trung bộ, với tổng diện tích sản xuất lúa mỗi năm đạt gần 240.000 ha, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo đạt 900.000 tấn.
Giá trị sản xuất lúa gạo năm 2020 ước đạt 7.100 tỷ đồng, chiếm 52% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Với vùng nguyên liệu dồi dào, phong phú về chủng loại, thế nhưng giai đoạn trước, trên địa bàn tỉnh gần như chưa xây dựng được một sản phẩm gạo mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh. Do đó, giá trị trong sản xuất lúa gạo còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Quy trình đóng gói sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương, tại Nhà máy chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê.
Nguyên nhân của hạn chế này là do diện tích đất sản xuất lúa tuy lớn song còn manh mún, nhỏ lẻ; việc áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa phương miền núi. Thiếu sự liên kết trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến còn hạn chế. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo chưa được các cấp chính quyền và bà con nông dân quan tâm.
Nhận thấy được những vấn đề hạn chế trong sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh, để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm lúa gạo của tỉnh, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để "nâng tầm" cho sản phẩm gạo, trong đó chú trọng đến giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo.
Theo đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, quy mô lớn. Nghiên cứu, lựa chọn các giống lúa sản xuất ra gạo thương phẩm có giá trị cao, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo quy trình cải tiến SRI, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp, quản lý nước tưới theo phương thức nông - lộ - phơi, sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu gạo trên thị trường. Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến lúa gạo để thu mua lúa, sấy lúa, chế biến, dự trữ và xuất khẩu gạo nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Cùng với đó, lồng ghép các chương trình, dự án để tổ chức chiến lược quảng bá, giới thiệu các sản phẩm lúa gạo của Thanh Hóa trên website, phương tiện truyền thông, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại.
Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo của tỉnh, hiện toàn tỉnh đã thu hút được 5 doanh nghiệp chế biến gạo, gồm: Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung bộ, Công ty TNHH Lương thực Thuần Dũng, với tổng công suất chế biến khoảng 235.000 tấn/năm. Có 1 nhà máy chế biến sữa gạo lứt giàu protein, công suất chế biến 120 triệu hộp 250ml/năm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Ngoài ra, còn có 6.829 cơ sở xay xát; 1.481 hộ và 18 cơ sở chế biến bún, miến, bánh, mì khô... phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Sản phẩm lúa gạo trên địa bàn tỉnh được chế biến của các doanh nghiệp đều thông qua theo quy trình xay xát khép kín, để cho ra thị trường các sản phẩm gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo đặc sản. Hiện, có tới 90% sản phẩm lúa gạo đang được tiêu thụ tại thị trường nội địa, còn 10% lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang thị trường các nước: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia...
Các sản phẩm gạo có thương hiệu của Công ty CP Thương mại Sao Khuê được giới thiệu đến người tiêu dùng.
Thông qua thực hiện các giải pháp xây dựng thương hiệu gạo, toàn tỉnh đã có 2 sản phẩm, gồm: gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang của HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long, xã Hà Long, huyện Hà Trung; sản phẩm gạo sạch Hương Quê của HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao. Có 2 sản phẩm gạo Hương Thanh 2 của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn; gạo nếp cau Lộc Thịnh của HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 sao. Có 3 sản phẩm, gồm: gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương, gạo Hương Thanh, gạo Ngọc Phố của Công ty CP Thương mại Sao Khuê được công nhận danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm được chế biến từ lúa, gạo được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, như: miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long, huyện Nông Cống; bánh lá răng bừa, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Điều đáng nói hơn, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo, các đơn vị đã xây dựng được hệ thống sản xuất theo chuỗi và quy trình sản xuất khoa học tiến bộ, đúng tiêu chuẩn. Điển hình như sản phẩm gạo sạch Hương Quê của HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn, với 126 ha vùng nguyên liệu và tham gia sản xuất của hơn 600 hộ dân của 2 xã Trường Sơn và Tượng Văn (Nông Cống) và toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát từ khâu đầu vào đến khi thu hoạch. Sản lượng lúa được HTX dịch vụ nông nghiệp đứng ra làm đầu mối để tiêu thụ. Trong quy trình sản xuất này, ngoài sự giám sát của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, các hộ sản xuất còn được chính quyền xã và chính các hộ giám sát lẫn nhau để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Do được áp dụng các khâu kiểm soát nghiêm ngặt nên sản phẩm gạo Hương Quê luôn bảo đảm được các tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng đón nhận.
Sản xuất cà-phê theo hướng bền vững Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà-phê lớn, trong đó đứng thứ nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà-phê vối. Hiện nay, cây cà-phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân. Nông dân tham...