Thu nhập tăng nhanh, sống khoẻ nhờ được học nghề làm mì gạo
Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng bởi các làng nghề làm mì Chũ, mì gạo. Giờ đây, những làng nghề như thế đang được nhân rộng, nhờ mô hình dạy nghề “cầm tay chỉ việc” cho nông dân. Có nghề, nhiều bà con nông dân đã vươn lên làm giàu.
Dạy nghề địa phương có
Thay vì dạy những nghề mới, huyện Tân Yên (Bắc Giang) lựa chọn những nghề là thế mạnh của địa phương để đào tạo cho nông dân. Qua khảo sát, nhiều nông dân cho biết họ thích học nghề cũ vì học xong có thể áp dụng ngay kiến thức vào sản xuất.
Sản xuất mì gạo đang được đưa vào dạy nghề cho nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang). Ảnh: Nguyệt Tạ
Cuối tháng 4.2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Yên tổ chức khai giảng lớp dạy nghề sản xuất mỳ gạo cho 60 lao động tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên. Khóa học nghề diễn ra trong thời gian 2 tháng và đã kết thúc vào tháng 6.2018.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) cho biết Kinh phí tổ chức lớp học là 75 triệu đồng, được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh năm 2018.
Video đang HOT
“Thông qua khóa học, học viên đã nắm vững những kỹ năng cơ bản và sản xuất ra những sản phẩm mì gạo đáp ứng yêu cầu thị trường. Sau học nghề, nhiều lao động đã tạo được việc làm bền vững tại chỗ và nâng cao thu nhập, góp phần duy trì, phát triển làng nghề sản xuất mì gạo Châu Sơn” – ông Dũng nói.
Chị Nguyễn Thị Na, thôn Châu Sơn (Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang) cho biết: “Mặc dù trước đây tôi đã từng biết đến nghề làm mì gạo qua các cơ sở sản xuất, thấy hàng xóm sản xuất rồi nhưng không nắm được quy trình nên tôi chỉ đi làm thuê. Sau học nghề sản xuất mì gạo, tôi đã tự tin bàn với chồng mua máy về tự sản xuất mì gạo”.
Sau 2 tháng, chị Na đã nắm vững khâu chọn lựa gạo, pha chế nguyên liệu. Thêm vào đó chị đã sử dụng thành thạo và biết sửa chữa những sự cố máy thông thường trong quá trình sản xuất. Hiện, vợ chồng chị đã có công việc ổn định. Bình quân, mỗi tháng anh chị cũng thu được khoảng 7 triệu đồng từ làm nghề mì gạo.
Không chỉ chị Na, gần 50 học viên khác sau học nghề cũng đang làm nghề sản xuất mì gạo tại làng Châu Sơn. Người có vốn thì lập xưởng thuê nhân công làm, người không có vốn thì đi làm thuê. Thu nhập trung bình cũng được 4-5 triệu đồng/tháng. Mỗi hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ có thể sản xuất được 2 tạ mì gạo/ngày. Sản phẩm mì gạo của làng Châu Sơn được cung cấp cho khắp thị trường miền Bắc.
Dạy xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất
Không chỉ dạy nghề, giờ đây nhiều nông dân ở Bắc Giang còn được dạy cách để xản xuất hiệu quả, mang lại năng suất, giá trị sản lượng cao. Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Kinh tế – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kiến thức về chuỗi giá trị và xây dựng mô hình chuỗi giá trị nông sản hàng hóa cho 50 học viên là chủ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các tổ liên kết, hợp tác, các chủ trang trại trên địa bàn huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang.
Trước đó, Hội Nông dân tỉnh cũng đã mở các lớp tập huấn kiến thức về chuỗi giá trị và xây dựng chuỗi giá trị hang hoá cho nông dân ở các huyện Tân Yên, Lạng Giang… Bà Leo Thị Lịch – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết, thời kỳ hội nhập, nông dân không chỉ cần giỏi kỹ thuật mà còn phải hiểu biết về quản lý, thương hiệu, đặc biệt là tiếp thị sản phẩm.
“Chính bởi lẽ đó, các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị, phát triển thị trường, thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm là việc làm rất cần thiết” – bà Lịch khẳng định.
Qua lớp tập huấn, nhiều nông dân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, từ đó áp dụng vào điều kiện thực tiễn sản xuất, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị của nông sản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo Danviet
Lão nông hơn 20 năm vớt rác ở kênh mương: "Ban đầu cũng kinh lắm"
Mặc dù tuổi đã cao, song nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Hào, trú tại thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang vẫn miệt mài với công việc vớt rác, khơi thông kênh mương và quản lý bãi rác tập trung. Việc làm của ông đã và đang góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó còn giúp mọi người nhìn vào và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường chung.
Một đoạn kênh ở xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sau khi nước tràn về, rác bẩn, rác bẩn, và rác bẩn. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như không được dọn dẹp thì môi trường sẽ như thế nào?
Để môi trường địa phương được trong sạch, để cho chính bản thân mình, gia đình không còn lo lắng về rác bẩn, hơn 20 năm qua, ông Hào đã âm thầm đi dọn những rác bẩn ấy.
Người đàn ông ấy là Nguyễn Văn Hào. Ông làm công việc lấy nước tưới tiêu cho 3 xã ở địa phương. Và mỗi lần ra đồng lấy nước, thấy cảnh rác bẩn tràn lan ở khắp các kênh mương, ông đã âm thầm dọn dẹp, ông làm tự nguyện, dù cho công việc này không nhẹ nhàng.
Ông Nguyễn Văn Hào, thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết: "Tôi thì làm việc lấy nước, cho 3 xã là Cao thượng, Hợp Đức, Cao Xá. Khi đi lấy nước tôi mới thấy người ta xả rác ra quá nhiều nên tôi dọn đi thôi. Nói thật là ban đầu cũng kinh lắm, có lần tắc hết cả cống, tôi lội xuống ngập đến cổ để vớt lên, có cả lợn chết, chó chết họ vất ra. Cũng kinh. Nhưng mà nhìn thế thì không chịu được. Làm xong rồi vào nhà người ta tắm nhờ".
Việc làm của ông làm là tốt, thế nhưng, không phải dễ dàng, có người hiểu thì trân trọng, biết ơn, có người không hiểu lại nói ông là khùng.
Còn vợ con ông nữa, thương và lo lắng cho sức khỏe của ông nên đã phải đối rất nhiều việc " Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" này.
Ông Nguyễn Văn Hào chia sẻ: "Ui trời, vợ con tôi phản đối lắm, tôi nói thật là tôi bị u dạ dày, cắt hết rồi, còn 1 đoạn thôi. Sức khỏe cũng kém, nên làm công việc này vợ con lo lắng. Lại bẩn nữa, mỗi lần về là bà ấy bắt tôi phải tắm giặt ngay."
Sau hơn 20 năm làm tự nguyện, vừa qua, UBND xã Cao Thượng đã quyết định hỗ trợ thêm cho ông trong công việc dọn dẹp này - mỗi tháng là hơn 1 triệu đồng, thay lời động viên. Còn với những việc ông đã và đang làm thì rõ ràng không vật chất nào có thể so sánh nổi.
Với lão nông này, niềm vui bấy lâu nay chính là mỗi ngày trở về nhà để lại sau lưng những con kênh, bờ mương không còn rác bẩn, và những dòng nước mát trong sẽ kịp tưới cho đồng ruộng quê hương.
Theo BT (ANTV)
Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn - nông dân, nông nghiệp hưởng lợi! LTS: Ngày 27.11.2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1956 phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" và đến ngày 1.7.2015 ban hành Quyết định 971 sửa đổi. Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 971, đến nay chương trình đã đào tạo được hàng trăm nghìn lao động. Theo Bộ NNPTNT, để...