Thu nhập tăng gấp 4 khi trồng khóm trên đất chua phèn
Với mục đích chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, nhiều nông dân ở xã Lâm Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn áp dụng trồng cây khóm (dứa) trên đất trũng phèn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả cao
Là vùng đất trũng phèn nên trước đây ở xã Lâm Tân trồng lúa không hiệu quả. Sau đó, một số hộ dân trên địa bàn đã chuyển đổi sang trồng khóm. Bà Trương Thị Gọn ở ấp Tân Lộc là một trong những hộ tiên phong trồng khóm ở xã cho biết: “Năm 2009, gia đình tôi trồng 5 công khóm, sau hơn một năm cho thu hoạch, thấy có hiệu quả, nên mở rộng thêm diện tích, đến nay đã trồng được hơn 3ha khóm.
Mô hình trồng khóm của anh Sang cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: C.L
Tỉnh Sóc Trăng hiện đang có khoảng 19 mô hình khuyến nông có hiệu quả, trong đó huyện Thạnh Trị đang triển khai 6 mô hình. Từ khi phát hiện mô hình trồng khóm trên vùng đất trũng phèn đạt hiệu quả, huyện đã chủ trương vừa quan sát, vừa hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, vừa chủ động nhân rộng mô hình ở những vùng phèn, mặn.
Trồng khóm đầu tư nhẹ nhưng thu lợi nhuận hàng năm ổn định hơn so cây lúa rất nhiều. Trung bình một công khóm sẽ thu lãi được từ 9 – 10 triệu/năm, gấp 4 lần lúa. Hơn nữa, đây là vùng đất phèn nên khóm rất ngọt, được người mua ưa chuộng”.
Cùng suy nghĩ, anh Trần Thanh Sang cùng ngụ ấp Tân Lộc cho biết: “Thấy người bà con trồng khóm có hiệu quả nên tôi cũng trồng theo, lúc đầu tôi chỉ trồng 3 công, sau đó trồng thêm 2 công nữa. Sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/năm. Tôi đang dự định chuyển diện tích 5 công trồng hoa huệ kém hiệu quả sang trồng khóm”. Theo nhiều nông dân ở xã Lâm Tân, đối với đất phèn trồng lúa hay trái cây, mía đều trụ không nổi, chỉ có cây khóm là thích ứng tốt và còn có thể chịu được mặn. Cây khóm dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, chăm sóc đơn giản. Sau khi trồng khoảng 14 – 18 tháng, khóm sẽ cho thu hoạch quanh năm. Ở đất có độ mặn cao, một vườn khóm có thể cho thu nhập đến 10 năm; còn ở đất phèn có độ mặn thấp thì vườn khóm cho thu nhập từ 5 – 7 năm.
Video đang HOT
Phù hợp với địa phương
Ông Liêu Sơn Nhì – Chủ tịch UBND xã Lâm Tân thông tin: “Cây khóm bén duyên trên vùng đất trũng phèn ở xã Lâm Tân đã được 8 năm. Qua thời gian theo dõi, bước đầu đánh giá đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư nhẹ. Hiện nay, toàn xã có gần 10ha diện tích trồng khóm. Thời gian tới, nếu tập hợp đủ dân, xã sẽ mở lớp tập huấn và hỗ trợ cho người dân vay vốn, chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khóm”.
Ông Trần Trang Nhã – Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thạnh Trị cho biết thêm: “Trước đó, người dân trên địa bàn trồng theo kiểu tự phát, lấy giống từ Tắc Cậu (Kiên Giang) về trồng. Năm 2014, huyện phát hiện mô hình, thấy bước đầu có hiệu quả nên đầu tư trên 3ha về vốn và giống cho người dân. Bước đầu nhận thấy giá khóm ổn định, người dân đều có lãi, huyện sẽ nhân rộng ra trên địa bàn ở hai xã Lâm Tân và Thạnh Tân”.
“Mô hình trồng khóm trên đất trũng phèn được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Mong rằng mô hình này mở ra hướng sản xuất bền vững cho người dân” – ông Nhã nhấn mạnh.
Theo Danviet
ĐBSCL: Giá dứa tăng cao, nông dân thu lãi lớn
Thời gian gần đây, khóm (dứa) ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thương lái thu mua với giá cao, ổn định nên nông dân có lãi lớn. Bình quân sau khi trừ chi phí, nông dân trồng khóm có lãi trên 80 triệu đồng/ha.
Hiện tại, ở vùng Tân Phước (Tiền Giang) thương lái thu mua xô ngay tại ruộng (không phân biệt lớn nhỏ) với giá khoảng 8.500 đồng/kg (cao gần bằng đỉnh điểm cuối năm 2015).
Ông Nguyễn Văn Vạn, nông dân trồng khóm ở xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước cho biết: "Gần đây, giá khóm thu mua tại ruộng khóm được các thương lái đẩy lên mức 8.000 - 9.000 đồng/ka (tùy theo loại), còn khóm dạng xô cũng được thương lái thu mua với giá 8.500 đồng/kg. Đây là giá khóm cao nhất trong vòng 10 năm qua và bằng với mức giá đỉnh điểm vào tháng 10 năm ngoái.
Nông dân Tân Phước (Tiền Giang) thu hoạch khóm bán cho thương lái.
Theo ông Vạn, nguyên nhân khiến giá khóm tăng cao như hiện nay là do đợt hạn mặn vừa qua làm cho năng suất khóm giảm, nhiều diện tích khóm già cõi phải trồng lại nên sản lượng khóm cung cấp cho thị trường chưa nhiều. Trong khi đó sức tiêu thụ khóm trên thị trường đang tăng do nhu cầu tiêu dùng trong nước và khóm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu tăng.
Tại vùng nguyên liệu khóm Cầu Đúc (TP Vị Thanh, Hậu Giang), giá khóm được thương lái thu mua cũng khá cao. Hiện tại khóm loại 1 (trên 1 kg/quả) được thương lái thu mua với giá từ 11 đến 12 ngàn đồng/quả. Tính trung bình giá khóm loại 1 cũng có giá hơn 9.000 đồng/kg. Nông dân Nguyễn Thị Lệ Hằng, trồng 6 công khóm ở xã Hỏa Tiến (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cho biết: "Khóm tăng cao nhưng sản lượng không nhiều do ảnh hưởng của đợt hạn mặn vừa rồi. Tuy nhiên, với giá như hiện nay nông dân cũng sống khỏe với nghề trồng khóm ở vùng đất phèn này".
Nông dân Hậu Giang phấn khởi vì khóm được giá cao.
Theo tính toán của một số nông dân trồng khóm, với giá khóm thời điểm này và năng suất khóm bình quân khoảng 15-20 tấn/ha, sau khi trừ chi phí chăm sóc, phân bón..., nông dân có khóm thu hoạch có thể lãi không dưới 80 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, không phải tất cả nông dân trồng khóm đều được hưởng lợi từ giá khóm cao hiện nay do một số ruộng khóm cho lưa thưa trái, sản lượng khóm thấp. Dự báo trong thời gian tới giá khóm còn có thể tiếp tục tăng do nguồn cung khóm chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước cho biết: "Hiện nay, diện tích trồng khóm của xã đạt gần 2.700 ha, chủ yếu trồng khóm Queen và nông dân trồng khóm đang hướng tới VietGAP. Những năm gần đây, giá khóm tăng cao, nông dân trồng phấn khởi và tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên nông dân ngày càng giảm".
Do hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, từ lâu cây khóm Tân Phước đã được tỉnh xác định là cây ăn trái chính để phát triển kinh tế và đã được tỉnh đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý, nhờ vậy diện tích trồng khóm ở địa phương này gia tăng theo từng năm.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Phước, hiện nay tổng diện tích trồng khóm của huyện đạt khoảng 16.350 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh, Thạnh Tân, Thạnh Hòa, Tân Hòa Đông, Tân Lập 1, Tân Lập 2 và Phước Lập.
Khóm không chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn được chế biến xuất khẩu.
Hiên nay, huyên Tân Phươc đã xây dựng được 1 mô hình nhóm nông dân sản xuất khóm của HTX Quyết Thắng đat chưng nhân VietGAP lần 1 vào năm 2009 với quy mô 30 ha và đạt chứng nhận VietGAP lần 2 vào năm 2013 với quy mô 37 ha (sản lượng 50 tấn/tháng). Đây la điêu kiên đê xây dưng thương hiêu khom Tân Phươc, giup xây khom ơ đia phương nay phat triên hiêu qua va bên vưng.
Trong khi đó, khóm Cầu Đúc cũng là một trong 10 cây trồng chủ lực được tỉnh Hậu Giang xây dựng thương hiệu. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: "Hiện toàn tỉnh có khoảng 1.500 ha khóm (chủ yếu là khóm Cầu Đúc), tập trung ở các xã vùng ven của thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Địa phương đang hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, tìm thị trường tiêu thụ để giúp người trồng khóm thu nhập ngày càng ổn định".
Dự kiến trong thời gian tới, diện tích khóm của tỉnh Hậu Giang sẽ được nông dân mở rộng lên từ 2.000 - 3.000 ha chủ yếu ở những khu vực trồng cây ăn trái, lúa kém hiệu quả; đất phèn, mặn.
Theo Minh Giang - Thành Công (Dân Trí)
Dưa Kim Cô Hoàng Hậu ngon đầu bảng trong các dòng dưa Việt Nam Giống dưa Kim Cô Hoàng Hậu có xuất xứ từ Thái Lan, đang được nông dân xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) trồng thành công nhiều năm nay theo tiêu chuẩn VietGAP, cho hiệu quả và năng suất không thua kém dưa nhập khẩu, lợi nhuận cao hơn nhiều cây trồng khác. Mô hình "hai màu một lúa" Dưa Kim Cô...