Thu nhập osin “đè bẹp” lương thạc sĩ Toán
Chị Thu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội than thở: “Lương thạc sĩ như tôi mỗi tháng cũng chỉ được tầm 3 triệu đồng, thế mà vẫn phải bù lỗ để trả lương tới 4 triệu cho osin”.
Làm không đủ trả lương cho osin
Nhiều gia đình ở Hà Nội sẵn sàng trả mức lương, thưởng cao ngất ngưởng để có được những osin chu đáo, làm việc tận tâm. Hiện nay, lương của các osin ở mức trung mình là 3 triệu đồng/tháng, nhiều người may mắn có thu nhập 4-5 triệu/tháng, cộng với thưởng, phụ cấp, ăn ở, tiền đi lại, về quê, mua quà. Chỉ cần một phép liệt kê đơn giản cũng có thể thấy được lương osin ngày nay hậu hĩnh như thế nào.
Gia đình chị Thu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thuê một osin tên Vy (51 tuổi) để phụ giúp gia đình làm việc nhà và trông hai con nhỏ. Có nhiều kinh nghiệm trông trẻ nhỏ, tính tình chu đáo, bà Vy được chị Thu “giữ chân” 5,6 năm nay. Chị Thu than thở: “Lương thạc sĩ như tôi mỗi tháng cũng chỉ được tầm 3 triệu đồng, thế mà vẫn phải bù lỗ để trả lương tới 4 triệu cho osin”.
Chị Thu còn cho biết, ngoài lương, mỗi tháng chị cũng phải lo chi phí ăn, ở, tiền quần áo, thuốc men, chi phí đi lại, mua quà về quê, thưởng các ngày lễ. “Nếu tính tất cả các khoản đó, lương của bà Thu lên tới hơn 6 triệu/tháng, cao gấp đôi lương tôi chứ ít gì”, chị Thu than thở. Dịp Tết vừa rồi, mỗi ngày chị Thu phải chi 500 nghìn để giữ bà Vy ở lại chăm lo cho cả nhà.
Các osin cao cấp luôn có mức lương thưởng cao ngất.
Ở vào hoàn cảnh khác, gia đình chị Thanh, anh Vinh (quê Bắc Ninh) đang trọ ở khu Nguyễn Phong Sắc kéo dài, quận Cầu Giấy cũng phải lao đao lo tiền lương cho osin. Hai vợ chồng phải ở trọ chật chội với bao chi phí sinh hoạt lại phải thuê thêm một osin. Chị Thanh chia sẻ: “Nhà có con nhỏ, hai vợ chồng lại đi suốt, nếu không thuê cũng không biết phải làm thế nào”. Tuy nhiên, thuê osin làm được việc đã khó, họ lại toàn đòi lương cao. Lương của cả hai vợ chồng mỗi tháng chưa đầy chục triệu thế mà vẫn phải bấm bụng trả cho osin mỗi tháng 3,2 triệu đồng. Anh Thanh chia sẻ: nếu không trả thế thì osin đi mất, chỉ có khổ mình thôi!
Video đang HOT
Với mức lương 3,2 triệu đồng, cộng với ăn ở, sinh hoạt phí của một osin ở Hà Nội đã “ăn đứt” lương một thạc sĩ dạy Toán của trung tâm luyện thi đại học Thăng Long như anh Thanh.
Có một thực tế là, nhiều osin được trả lương cao rồi nhưng lại không ngừng vòi vĩnh dùng đủ chiêu trò, thủ đoạn để bắt chủ nhà tăng lương. Đòi về quê vì mùa vụ sắp đến, đi làm công nhân, về thăm nhà liên tục, chuyển sang chỗ làm mới có lương cao hơn… là các chiêu của osin luôn khiến các chủ nhà phải “lùi bước” và bấm bụng tăng thêm lương để giữ chân vì “sống thiếu gì cũng được chứ không thể thiếu osin”.
Vò đầu bứt tai mãi cuối cùng chị Hương, Cầu Giấy, Hà Nội cũng đành tăng lương của osin nhà mình từ 3 triệu lên 3,6 triệu với hi vọng người giúp việc ở lại. Chị Hương tâm sự: “Nếu không tăng lương cứ khoảng nửa tháng osin lại đòi về quê đi làm công nhân thì còn ai mà giúp trông nom ông bà, con nhỏ trong khi vợ chồng mình cứ đi công tác suốt”.
Chạy đua làm osin
Với những người dân ở nông thôn thậm chí các vùng ngoại thành ở Hà Nội, việc trở thành osin đang trở thành mốt và là nghề “hốt ra tiền”. Không cần bằng cấp, chi phí xin việc, công việc nhẹ nhàng, hưởng lương cao… nghề osin là nghề dễ kiếm ra tiền nhất trong xã hội hiện nay.
Lương cộng thưởng hàng năm của osin có thể gấp đôi lương của một thạc sĩ tốt nghiệp ngành chính trị học ở Việt Nam. Lương của bà Vy cả năm cũng lên tới hơn 50 triệu đồng, nếu tính thưởng nữa có thể lên tới gần 70 triệu đồng. Số tiền lương của một osin làm được việc có thể “đánh đổ” bức tường lương của một thạc sĩ trong xã hội Việt Nam với một phép tính đơn giản “lương osin thưởng = 2 lương Thạc sĩ”. Tất nhiên đó chỉ là một số các osin may mắn có được khoản lương cao hơn bởi mặt bằng chung thuê người giúp việc ở Việt Nam là khoảng 3 triệu/tháng.
Tự hào vì công việc của mình, bà Vy chia sẻ: “Cũng may mắn có cái nghề này tôi đã nuôi được cháu nhà học hành nên người. Hơn nữa, nghề cũng nhẹ nhàng, toàn công việc nhà cả”.
Nhiều người cho rằng, lương của osin cao hơn lương cơ bản của một thạc sĩ là một nghịch lý. Anh Vinh cho biết: “Đường đường là một thạc sĩ Toán học ra trường mà lương không bằng một osin”.
Chính vì lương cao, công việc không vất vả khiến các em gái mới lớn, các bà, các mẹ ở quê chạy đua làm osin. Người ta sẵn sàng nghỉ việc đồng áng, làm ăn thậm chí bắt cả những em gái mới lớp 6, lớp 7 nghỉ học để đi làm osin kiếm tiền với suy nghĩ “học làm gì nhiều cho tốn tiền, ra trường lương chẳng bằng 1 đứa osin”…
Theo Giáo Dục VN
Teen Hà Nội khổ sở vì rét đậm
Những ngày này, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, có những hôm nhiệt độ xuống chỉ còn 8, 9 độ C thôi. Teen Hà Nội đang phải khổ sở chống đỡ với giá lạnh đấy!
Từ than thở online...
Dạo này teen ở các nơi khác muốn biết tình hình thời tiết Hà Nội thế nào thì chẳng cần phải chờ xem dự báo thời tiết mà chỉ cần... lên Facebook hay Yahoo lướt qua một loạt status của bạn bè ở Hà Nội là biết ngay rồi. Nào là "Vừa đi ngoài đường về, rét run cả người, huhu", rồi "Chân tay tê cóng rồi, cứu với!", hay nhiều nhất là những dòng status ngắn ngắn "Lạnh quá!" Không chỉ lạnh, mà còn có những hôm trời mưa phùn, bạn nào phải đi xe ở ngoài đường thì rét buốt, khổ vô cùng, kinh khủng kiểu như: "Tay mình đứt thành từng khúc, đau đớn quá ". Trời rét nên không khí trên mạng dường như cũng phủ đầy giá lạnh luôn, hic:
Facebook teen Hà Nội ngập tràn status than thở trời rét
... Đến than thở offline
Có thể nói những ngày này, câu mở đầu khi trò chuyện của teen Hà Nội chủ yếu là về thời tiết. Lúc thì "Trời lạnh nhỉ?", khi thì "Ấy có lạnh không?", teen nào gặp nhau cũng xuýt xoa vì lạnh. "Nhiều khi đang nói chuyện với bạn, một cơn gió thổi qua, thế là răng đứa nào cũng va lập cập vào nhau, đứng rên hừ hừ ấy." - Trà My (17t) nói.
Trời rét đậm cũng khiến teen Hà Nội phải "bye bye" một số thói quen hàng ngày. Rất nhiều bạn đã bị ốm vì cảm lạnh, vì thế bây giờ ra ngoài đường bạn nào cũng phải "trang bị" kín mít từ đầu đến chân cả. Quang Dũng (18t) kể: "Dạo trước lúc trời còn chưa lạnh lắm, đôi lúc vội đi đâu đấy tớ chỉ khoác vội cái áo khoác phong phanh, đi đường chịu lạnh một chút cũng được. Còn bây giờ thì chỉ quên cái găng tay thôi mà bước ra ngoài đường cũng cóng hết cả tay rồi, phải vào nhà lấy găng tay ngay, dù có vội đến mấy "
Dù ở trong lớp học, teen cũng phải "trang bị" kín mít (Ảnh minh họa)
Một số bạn vốn được mệnh danh "ma xó buổi đêm" giờ đây đã phải bỏ thói quen thức muộn, chui vào chăn đi ngủ sớm vì... quá rét. Còn những "hội trà đá", "trà chanh" cũng bỏ thói quen lượn lờ phố xá buổi tối để ở nhà tránh rét. Các teen boy cũng ngại đá bóng hoặc tập thể thao ngoài trời hơn; teen girl thì hạn chế la cà shopping... Dường như thời tiết rét đậm đã làm thay đổi đáng kể sinh hoạt của teen mình. Phương Anh (19t) tâm sự: "Bây giờ cứ tầm 5 6 giờ chiều là ai cũng vội vàng về nhà sớm, đường phố đến tầm tối là vắng hoe, buồn lắm í."
Lạnh nhưng không lạnh
Rét đậm và lạnh cóng là thế, nhưng cũng có những điều khá thú vị xuất hiện. Teen mình đã phát hiện ra những niềm vui nho nhỏ khi thấy bạn bè ai cũng "to sù sụ như con gấu", hoặc khi hít hà có thể thở ra khói. Mọi người cũng quan tâm đến nhau hơn, đôi lúc chỉ là thông báo tình hình thời tiết, gửi offline message nhắc bạn mình mặc áo ấm... Ngọc Tú (18t) cười: "Từ hồi rét đậm, mình tích cực... đi ôm mọi người cho ấm, và bạn bè mình cũng nhiệt tình ôm lại lắm. Hôm nào lạnh cả lũ lại cùng nhau đi ăn bò nướng, chân gà nướng, cũng ấm hẳn lên ấy! " Hoặc đơn giản chỉ là khi "bạn ấy" tặng bạn một túi hạt dẻ nóng ấm, ngồi sát cạnh nhau cùng uống một cốc trà sữa nghi ngút khói...Những trải nghiệm chỉ có khi giá rét ấy đã khiến teen nhận ra rằng: dù trời có rét thật đấy, nhưng tình cảm thì vẫn luôn ấm áp đủ để xua tan đi cái lạnh mùa đông, phải không nào?
Trời lạnh giúp teen gần gũi với bạn bè hơn (Ảnh minh họa)
Theo PLXH
Khi teen xem trọng tình yêu hơn gia đình Mọi người thường cho rằng tình yêu là tất cả, nó còn quý trọng hơn cả tiền bạc, thậm chí là... thời gian, nhưng liệu đã đủ để khiến bạn phải từ bỏ gia đình và người thân của mình để "chạy" theo "ảo mộng" tình yêu? Trong vấn đề tình cảm thật khó để người ta còn lý trí để nhìn nhận...