Thu nhập người Việt sắp thua Lào: Có thực sự đáng lo?
Nếu tiếp tục đà tăng trưởng như hiện nay, khoảng 5 năm nữa, GDP của Lào sẽ vượt qua Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu Việt Nam không đổi mới sẽ tụt hậu. Chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua.
Trao đổi với phóng viên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng tăng trưởng kinh tế chỉ là một yếu tố để đánh giá, ổn định vĩ mô mới là điều quan trọng và bền vững.
Ông Cao Viết Sinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư
Nếu tiếp tục như đà tăng trưởng hiện nay, khoảng 5 năm nữa Lào sẽ vượt qua Việt Nam. Ông có quan điểm gì về việc này?
Thực ra đó không phải nhận định gì ghê gớm vì nhiều báo cáo đã thể hiện điều đó. Vấn đề quan trọng là không phải là theo thành tích mà là nhìn ra phía trước, tăng trưởng phải dài hơi hơn.
Xin ông cho biết tình hình tăng trưởng của Lào và Campuchia trong thời gian qua?
Lào hiện tăng trưởng khoảng 7,2%/năm. Lào duy trì tốc độ tăng trưởng cao và nhờ đầu tư của nước ngoài. Họ có nhiều cơ hội phát triển bởi đầu tư từ Trung Quốc, Thái Lan vào Lào cũng cao hơn. Hiện môi trường đầu tư của họ cũng đang được cải thiện. Lào cũng có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.
Video đang HOT
Tiếp tục như đà tăng trưởng này, khoảng 5 năm nữa Lào sẽ vượt qua Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một yếu tố để đánh giá vì quy mô nền kinh tế của Lào bé, chỉ chừng 11 tỷ đô la. Vì thế cơ hội tăng trưởng cao hơn được. Giống như Việt Nam ngày xưa quy mô nền kinh tế chỉ 50 – 60 đô la thì tăng trưởng cũng cao. Giờ quy mô nền kinh tế của Việt Nam lên tới 180 tỷ đô la rồi nên tăng trưởng cũng thấp hơn.
Kinh tế vĩ mô của Lào cũng rủi ro, đang dựa vào đầu tư mà đầu tư hiện nay cũng khó nên khả năng Lào phải cố gắng, duy trì ổn định tăng trưởng dài hơi đã. Theo tôi, Lào cũng khó có thể tăng trưởng dài hơi, dài hạn trong khi tăng trưởng cao.
Tốc độ tăng trưởng của Campuchia chưa cao lắm trong khi độ ổn định chính trị không lớn. Vì thế, Campuchia khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng này trong khoảng thời gian dài chừng 10 – 15 năm. Còn hiện tại, Campuchia có nhiều cơ hội hơn, và GDP chỉ cách Việt Nam chừng 200 đô la.
Tại sao trong bối cảnh như nhau, các nước vẫn phát triển tốt, còn Việt Nam chậm hơn?
Điều này khó nói trước được vì từ 2008, Việt Nam hội nhập sâu hơn so với các nước cùng khu vực, xuất nhập khẩu so với GDP là 150%, kéo theo nhập khẩu lạm phát. Cùng với đó, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều khiến lạm phát tăng cao. Việt Nam kiềm chế lạm phát thì tín dụng giảm xuống làm cho bình quân dư nợ tín dụng chỉ 10 – 12% thì tăng trưởng cũng không thể cao được. Đây là vấn đề cần lưu ý, ổn định vĩ mô vẫn là quan trọng.
Còn có những nguyên nhân nào khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như hiện nay?
Có nhiều nguyên nhân. Một thời gian dài môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của Việt Nam bị trì trệ làm đầu tư của khu vực tư nhân không phát triển, không ổn định mà chủ yếu để cho khu vực nhà nước, nền tảng của nền kinh tế gặp khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Trước đó, ngày 10/10, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức”, Thứ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu thời gian tới Việt Nam không đổi mới sẽ tụt hậu. Chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua. Theo ông Dũng, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng. “Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói. Box: Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.
Theo Khampha
Việt Nam dễ "vô địch" về casino!
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang mệt mỏi vì các địa phương đua nhau xin mở casino để tăng thu ngân sách dù chưa ai chắc nó mang lại lợi ích cho đất nước.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết dự thảo Nghị định kinh doanh casino đã được Chính phủ xem xét để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp diễn ra ngày 17/4.
Mở sòng bài để tăng thu ngân sách
Bộ Tài chính cho biết hiện nay cả nước đã có 7 casino được cấp phép. Trong đó, có 6 dự án đã hoạt động tại Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đa số các casino đều có quy mô nhỏ, chỉ có người nước ngoài và Việt kiều được vào chơi. Riêng casino tại Nam Hội An (Quảng Nam) chưa hoạt động vì nhà đầu tư Genting Malaysia Berhard đã rút lui sau 2 năm tìm kiếm cơ hội với đối tác là Tập đoàn Vinacapital.
Không từ bỏ mục đích, cuối năm ngoái, Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam cho phép Vinacapital điều chỉnh sang liên doanh với đối tác mới là Tập đoàn Peninsula Pacific của Mỹ. Quy mô dự án được đề xuất giảm từ 1.538 ha xuống còn 1.000 ha nhưng hạng mục sòng bài lại tăng từ 70 bàn lên 90 bàn.
Đối với dự án Hồ Tràm Strip (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà đầu tư cũng nôn nóng đề nghị Chính phủ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, cho phép đưa hạng mục casino vào hoạt động trước thời hạn và xin cơ chế thí điểm cho người Việt vào chơi. Sòng bài này đã mở cửa vào tháng 7-2013.
Casino trong khu phức hợp Hồ Tràm Strip mang phong cách Las Vegas đầu tiên tại Việt Nam Ảnh: MỸ LƯƠNG
Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương phải lo thu/chi ngân sách nên việc trông chờ vào casino như đòn bẩy kinh tế đang dẫn đến cuộc chạy đua mở sòng bài. Mặc dù số liệu chính thức về kinh doanh sòng bài không được công bố chính thức nhưng cuộc đua mở sòng bài đang trở nên quyết liệt ở Việt Nam. Không chỉ các địa phương có đặc khu kinh tế như Quảng Ninh, Phú Quốc tha thiết đề nghị phải có sòng bài mới thu hút được nhà đầu tư lớn và khách du lịch lắm tiền đến tiêu dùng để tăng thu ngân sách mà ngay cả các địa phương nhỏ như Vĩnh Phúc cũng muốn mở casino ở khu du lịch Tam Đảo.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trước đây chỉ có 1 tỉnh xin làm casino, nay đã có thành 10 tỉnh xin làm.
Cân nhắc lợi ích
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, các sòng bài đang hoạt động thí điểm tại Việt Nam năm 2012 đạt tổng doanh thu 930 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 254 tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 200-500 người/dự án. Nhưng tại các cuộc tiếp xúc, hội thảo, nhà đầu tư đều nói sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các ông chủ sòng bài đến từ những lợi thế về dân số và vị trí địa lý. Cụ thể là Việt Nam chỉ cách nhiều thủ đô ở châu Á một vài giờ bay, rất gần Trung Quốc là nơi có nhiều khách chơi bạc. Hơn nữa, Việt Nam có 90 triệu dân, 1/3 dưới 30 tuổi với mức thu nhập đang được cải thiện. Nhà đầu tư ở Hồ Tràm còn khẳng định casino này hoàn toàn có thể chia sẻ khách đánh bạc ở Macau.
Nhưng các chuyên gia kinh tế lại không cùng quan điểm như vậy. "Địa phương lấy việc mở casino làm đòn bẩy kinh tế là sai lầm. Nếu vậy, tại sao Trung Quốc không mở casino trong lục địa mà chỉ đặt ở Macau. Thái Lan không có sòng bạc, Singapore năm 2011 mới cho mở dù là đảo quốc có nền kinh tế phát triển rất mạnh" - GS Nguyễn Mại dẫn chứng. Đòn bẩy kinh tế khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo GS Nguyễn Mại phải là công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao; là cải cách hành chính và chống tham nhũng.
"Nếu 10 tỉnh đề xuất mà đều được chấp thuận thì có lẽ Việt Nam vô địch về sòng bài. Cần cân nhắc lợi hại và không nên kích thích máu cờ bạc của người dân" - GS Nguyễn Mại trăn trở.
"Tôi đang chịu áp lực rất lớn bởi tỉnh nào cũng xin làm casino, mệt mỏi vô cùng. Tỉnh này thấy tỉnh kia làm cái gì thì họ chạy theo vì không thấy cách nào khác để có thu nhập" - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Phú Quốc: Chưa có nhà đầu tư xứng tầm Casino Phú Quốc (Kiên Giang) thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp với tổng diện tích 135 ha ở ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm. Trong đó có hơn 30 ha sẽ dành xây dựng từ 200 đến 400 bàn đánh bạc, 2.000 máy chơi bạc. Nhà đầu tư muốn tham gia dự án phải có cam kết về vốn ít nhất khoảng 4 tỉ USD. Ông Nguyễn Khắc Ghi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết hiện dự án casino Phú Quốc gần như giậm chân tại chỗ vì có nhiều nhà đầu tư cứ đến rồi đi chứ chưa thật sự có tâm huyết hoặc đủ tiềm lực về tài chính. "Nhiều người cho rằng nguyên nhân các nhà đầu tư chưa mặn mà vì nó quá xa khu dân cư là không đúng bởi có nhiều nước xây dựng casino trên đỉnh núi mà khách vẫn leo lên chơi. Tuy nhiên, tỉnh sẵn sàng chọn địa điểm khác thích hợp nếu như có nhà đầu tư đủ tầm" - ông Ghi khẳng định. Th.Vân Đà Nẵng: Casino tạo cú hích du lịch Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết từ khi TP có khu vui chơi có thưởng nằm trong khu nghỉ dưỡng Silver Shores International Resort (quận Ngũ Hành Sơn) đã thu hút rất lớn lượng du khách đến với Đà Nẵng. Năm 2013, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng tăng 17,8% so với năm 2012. Đặc biệt, vào khoảng năm 2007 - 2009, các chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng đã bị ngừng hoạt động do không có khách thì sang đầu năm 2010, TP này đã nối lại các chuyến bay đến từ Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Vũ Hán, Macau, Thượng Hải (Trung Quốc)... H.Dũng Bà Rịa - Vũng Tàu: Casino giải quyết việc làm Dự án khu phức hợp Hồ Tràm Strip (Bà Rịa - Vũng Tàu) có vốn đầu tư lên đến 4,2 tỉ USD trên diện tích gần 170 ha do Công ty Asian Coast Development Limited làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công năm 2008 và hiện nhiều hạng mục đã được đưa vào hoạt động, trong đó có khu vui chơi có thưởng. Đây là nơi được thí điểm hình thức casino mang phong cách Las Vegas đầu tiên tại Việt Nam. Theo kế hoạch, casino sẽ có sân khấu và một khu vực riêng biệt dành cho khách VIP chơi game với khoảng 2.000 máy đánh bạc điện tử và 180 bàn chơi bài trực tiếp. Hiện Hồ Tràm Strip đã mang lại 4.600 việc làm trong quá trình xây dựng và đang tuyển dụng thêm hơn 2.000 nhân sự. X.Hoàng
Theo Tô Hà (Người lao động)
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD kiến nghị bỏ thi đại học Đây là một trong bốn vấn đề lớn mà nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ Hiệp trình Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Vừa qua, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, chủ tịch Liên minh vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VCEFA) đã tổ chức hội thảo về đổi mới căn bản giáo dục...