Thu nhập người dân tăng 1,33 lần
Chiều qua, 16-7, ông Ngô Văn Quý, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội cho biết, năm 2012, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Thủ đô đã tăng 1,33 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1,87 lần, thu ngân sách tăng 2 lần so với năm 2008-năm đầu tiên thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.
Tăng trưởng gần 10% mỗi năm
Nói về bức tranh tổng thể của Thủ đô Hà Nội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính, Giám đốc Sở KH-ĐT Ngô Văn Quý cho biết, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều đổi thay, tạo diện mạo mới cho Thủ đô sau 5 năm phát triển, được nhân dân phấn khởi đồng tình ủng hộ. Về kinh tế, tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2012 bình quân đạt 9,45%/năm. Thu nhập tính theo tăng trưởng theo đó tăng lên, bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so với năm 2008 (năm 2008 đạt 1.697 USD/người). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn đạt mức tăng gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm ngoái gấp 1,62 lần so với 2008. Thu ngân sách giai đoạn 2008 – 2012 liên tục đạt và vượt dự toán, bình quân đạt 106.880 tỷ đồng/năm; tăng trung bình 19,2%/năm. Năm 2012, thu ngân sách đạt 146.331 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2008.
Bên cạnh các thành tựu kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng ghi nhận những kết quả khả quan. Giáo dục-đào tạo được chú trọng đầu tư, chất lượng được giữ vững. TP đã hoàn thành xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4 nguy hiểm, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, cải tạo hệ thống điện cho các trường học. Trong 5 năm đã xây mới, thay thế 5.523 phòng học tạm, cấp 4 xuống cấp, 1.108 phòng học văn hóa, 1.071 phòng học bộ môn.
An sinh xã hội luôn được thành phố đặc biệt quan tâm. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giai đoạn 2011-2015 được triển khai tích cực. Trung bình hàng năm hỗ trợ trên 20.000 hộ thoát nghèo, đồng thời thường xuyên nâng chuẩn nghèo và các mức hỗ trợ. Giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 1,2-2%, đến cuối năm 2012 còn 3,55% với 59.365 hộ, năm 2013, ước thực hiện hỗ trợ 16.500 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,35%. Chuẩn nghèo và một số mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội được nâng lên và cao hơn mức chung toàn quốc. Bình quân, mỗi năm giai đoạn 2008-2012, TP đã cho vay giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia 273 tỷ đồng, giải quyết cho trên 23.000 lao động. Trung bình, TP đã giải quyết việc làm cho trên 133.000 lượt lao động mỗi năm.
Chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục giúp Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính phát triển bền vững (Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Trưng Vương trong lễ khai giảng)
Video đang HOT
Bất động sản phát triển quá nóng
Thừa nhận tình hình kinh tế – xã hội Thủ đô sau 5 năm mở rộng không chỉ toàn màu hồng, ông Ngô Văn Quý cũng chỉ ra hàng loạt những tồn tại cũng như thách thức mà Hà Nội đã và đang phải đối mặt. Cụ thể, kinh tế Thủ đô tuy tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững. Thu hút nguồn lực chưa tương xứng với tiềm năng của Hà Nội. Cải cách hành chính dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều dự án trọng điểm còn bị chậm tiến độ. Bên cạnh đó, công tác quản lý đô thị, trật tự vệ sinh, môi trường đô thị còn nhiều hạn chế. Bệnh viện, trường học vẫn quá tải, chưa đáp ứng được yêu cầu. Tương tự, công tác quản lý lao động, việc làm, văn hóa, di tích lịch sử… cũng có nhiều bất cập. Một số vụ việc gần đây như một số người dân làng Đường Lâm (Sơn Tây) đòi trả lại danh hiệu làng cổ hay việc trùng tu Chùa Một Cột là những ví dụ cụ thể…
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Ngô Văn Quý ghi nhận thực tế là ngay trước khi sáp nhập vào Hà Nội, các địa phương như Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Vĩnh Phúc… đã phê duyệt số lượng lớn các dự án bất động sản, dự án đô thị, phát triển nhà ở. Ông Ngô Văn Quý nói: “Bất động sản, các dự án nhà ở phát triển quá nóng khiến cung vượt cầu và là một trong những nguyên nhân khiến thị trường đóng băng”. Giám đốc Sở KH-ĐT cũng cho biết, liên quan tới các dự án dạng này, sau khi hợp nhất, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với TP Hà Nội rà soát lại toàn bộ để đề xuất cho tiếp tục triển khai hay dừng, giãn, hoãn, chuyển đổi mục đích đầu tư đối với các dự án không còn phù hợp quy hoạch. “Thị trường đóng băng cộng thêm ảnh hưởng từ việc chờ đợi rà soát quy hoạch khiến nhiều dự án giậm chân tại chỗ nhiều năm, tình hình hết sức khó khăn” – ông Ngô Văn Quý nói.
Theo ANTD
Sau Đường Lâm đến lượt phố cổ Đồng Văn "tố khổ"
Sự việc làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) đòi trả lại danh hiệu di sản vì "sống trong lòng di sản khổ quá" vừa lắng xuống, mấy ngày nay, dư luận lại "choáng" vì chủ nhân mấy chục nóc nhà cổ ở Đồng Văn (Hà Giang) cũng bày tỏ mong muốn "trả lại danh hiệu di tích quốc gia".
Nhiều nếp nhà cổ ở Đồng Văn hiện đã xuống cấp, cần gia cố
Lý do mà các hộ này đưa ra khi đòi trả danh hiệu là để tu sửa nhà cửa cho cuộc sống tiện nghi hơn, bớt đi những nơm nớp khi cứ mưa to gió lớn là lo nhà sập. Xem ra, chuyện dọa trả lại danh hiệu di tích đang trở thành nỗi lo cho các nhà quản lý văn hóa.
Những người từng đến với Đồng Văn vẫn ví von lãng mạn rằng, phố cổ như một nét duyên thầm nơi vùng cao. Bởi chẳng ai ngờ được, ẩn sâu trong những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn, giữa cái nơi chỉ toàn đá là đá lại hiện lên một con phố nhỏ, thanh bình và lãng mạn đến thế.
Được hình thành vào đầu thế kỷ 20, đoạn phố cổ này có kiến trúc giao thoa nửa bản địa, nửa mang sắc thái kiến trúc Trung Hoa. Khu vực Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi cư trú của các tộc người Kinh, Mông, Hoa, Lô Lô...
Năm 1887, người Pháp cai trị Hà Giang, Đồng Văn được chia ra làm 4 khu vực cho các thổ ty nắm giữ. Những ngôi nhà trên dãy phố được làm theo kiến trúc mái lợp ngói âm dương, nền lát đá, cột kèo rui mè, chủ yếu được làm từ các loại gỗ quý như lim, nghiến, pơ mu... vì thế, cả trăm năm tồn tại, ngôi nhà vẫn giữ được dáng dấp như khi nó mới sinh ra.
Tường nhà được trình bằng đất, cao 2 tầng, mái lợp ngói âm dương khiến ngôi nhà xua đi được cái lạnh nghiệt ngã của mùa đông nơi vùng cao và đón được những cơn gió mát về mùa hè. Mỗi phiên chợ, cả không gian phố chìm trong sắc váy áo rực rỡ của những cô gái người Mông, Lô Lô, Pu Péo.
Ở đó còn những chảo thắng cổ nghi ngút khói, có những người đàn ông Mông la đà bên bát rượu ngô, trong khi những người phụ nữ của họ, chốc chốc lại đưa mắt nhìn chồng đang mặt đỏ tía tai, ánh nhìn đầy yêu thương và kiêu hãnh. Khách đến với Đồng Văn chỉ một lần thôi rồi cứ mãi vấn vương và thầm hỏi: "Hay là mình đã yêu?". Vậy mà...
Những ngôi nhà bằng đất trình tường trải mấy trăm năm cũng đến ngày xuống cấp. Người dân sống trong những ngôi nhà cũ, gặp nhiều khó khăn bất tiện vì phải giữ nguyên hiện trạng nhà, và không đủ kinh phí để sửa chữa, cơi nới theo đúng kiểu kiến trúc cổ.
Chính quyền địa phương cũng khảo sát hiện trạng từng ngôi nhà, đưa ra định hướng để bảo tồn... nhưng vẫn dừng ở khảo sát. Nguyên nhân chính cho sự "dậm chân tại chỗ" này là: Chưa có kinh phí. Vì thế, có thể hiểu được nỗi niềm của những người mới ngày nào từng tự hào về phố cổ của mình, nhà cổ của mình, thì nay quay lại "sợ" chính cái mình đã từng tự hào đó.
Ông Hoàng Văn Kiên- Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Giang cho biết, dự kiến vào cuối năm 2013, tỉnh Hà Giang mới có thể thu xếp huy động 3 tỷ đồng để trùng tu khẩn cấp 10 căn nhà cổ đang xuống cấp nghiêm trọng - cho dù số liệu cho thấy có ít nhất 18 ngôi nhà cổ trên 100 tuổi đang ở vào diện này.
Năm 2008, để bảo tồn phố cổ, UBND huyện đã dành hẳn một diện tích lớn, ven theo bờ suối Đồng Văn làm quỹ đất giãn dân. Hồi đó, UBND huyện đã mời hẳn những chuyên gia quy hoạch và thiết kế ở Hà Nội về giúp. Nhưng rồi, các chuyên gia, cứ ngồi ở giữa Thủ đô mà phóng bút. Thành ra, quy hoạch quá hoành tráng, trong khi con suối Đồng Văn kia vốn chả to tát gì. Thế là cho đến giờ, dự định này vẫn còn ngổn ngang...
Nhiều người bảo, chuyện người dân phố cổ Đồng Văn bày tỏ ý định trả lại danh hiệu di sản là ngành văn hóa thêm một chuyện buồn. Nhưng cũng có người bảo, đó sẽ là "cú hích" để những người có trách nhiệm "nhớ" ra rằng, mình đang nắm trong tay kho báu. Nếu không kịp thời gìn giữ, kho báu đó sẽ mất, mất vĩnh viễn.
Gọi là phố, nhưng thực chất các ngôi nhà trên phố cổ Đồng Văn chỉ tập trung nằm trên con đường bắt đầu từ chợ Đồng Văn chạy dọc vào phía trong chân núi. Theo tài liệu của UBND huyện Đồng Văn, hiện cả phố còn lưu giữ được trên dưới 40 nếp nhà cổ. Trong đó, có 2 ngôi nhà của dòng họ Lương, có niên đại tới 300 năm, những nhà còn lại có tuổi đời trên dưới 100 năm.
Họ Lương mà đứng đầu là thổ ty Lương Trung Nhân là người từng đứng ra thuê thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) về thiết kế và xây dựng. Thời gian mới hình thành, cư dân ở khu phố này chủ yếu là người Tày và người Hoa, đến thập niên 40-50 của thế kỷ trước có thêm người Kinh, người Dao, Nùng chuyển đến cư ngụ. Ngoài phố cổ, hiện Đồng Văn còn có nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị khác, tiêu biểu nhất là chợ Đồng Văn, được xây cách đây hơn 100 năm với kiến trúc hình chữ U.
Từ năm 2006, học tập mô hình bảo tồn kết hợp du lịch từ phố cổ Hội An, vào các đêm 13, 14, 15 âm lịch hàng tháng, UBND huyện Đồng Văn tổ chức đêm phố cổ. Những chiếc đèn lồng được treo ngoài cửa mỗi ngôi nhà cổ, những hoạt động văn hóa dân gian được trình diễn, những món ăn truyền thống, những sản vật địa phương được mang ra giới thiệu tới du khách. Không được chuyên nghiệp như Hội An, nhưng cách làm du lịch của người dân nơi cao nguyên đá lại thu hút du khách bởi sự mộc mạc, chân chất, đậm chất núi rừng.
Theo Dantri
Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN "vi hành" Sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm, TX Sơn Tây (HN) để lắng nghe ý kiến người dân và cùng bàn biện pháp tháo gỡ, đến nay, công tác bảo tồn làng cổ này đã có nhiều phần việc đang được triển khai "tăng tốc"....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025