Thu nhập không có mà tôi còn phải nuôi cả cháu chồng
Ở nhà nghỉ dịch gần năm rồi, tiền không kiếm ra mà tôi vẫn phải nuôi cả cháu của chồng…
Chào độc giả, tôi năm nay 27 tuổi, vừa lấy chồng được 2 năm. Trước đây, tôi làm việc cho một công ty du lịch, thu nhập mỗi tháng cũng được 20-30 triệu đồng. Còn chồng tôi, cưới xong anh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, cũng được gần 2 năm. Nhưng sang đó được vài tháng thì dính dịch Covid-19, nên có những thời điểm anh chỉ ăn rồi nằm ở nhà trọ, chứ không kiếm ra tiền, ăn uống cũng phải tiết kiệm.
Ảnh minh họa
Bản thân tôi gần 1 năm nay chỉ đi làm được vài tháng sau Tết, sau đó lại dịch và nghỉ dài, chẳng có việc làm, đồng nghĩa với không có thu nhập. Trong khi đó, chúng tôi lại mua nhà trả góp, nên mỗi tháng vẫn phải trả lãi và gốc ngân hàng 7 triệu đồng. Nếu thu nhập như trước đây, tôi chẳng ngại đóng tiền ngân hàng hàng tháng, nhưng bây giờ thì quả là khó khăn với vợ chồng tôi.
Để bù đắp lại thu nhập và có tiền chi tiêu hàng ngày, tôi vẫn phải bán hàng online, nhưng thu nhập không đều, mỗi tháng cũng chỉ được 5-6 triệu, đủ để sinh hoạt hàng ngày.
Video đang HOT
Vậy mà hơn 1 năm nay tôi vẫn phải nuôi cháu chồng học đại học trên thành phố. Khi lên thành phố nhập học, không có chỗ ở, nhà tôi chồng lại không có nhà, nên chị gái chồng và chồng đều muốn cháu đến ở cùng tôi cho đỡ buồn. Tôi cũng không thấy phiền gì nên đồng ý.
Nhưng suốt hơn 1 năm đó tiền ăn uống, đóng góp sinh hoạt không thấy chị chồng nhắc đến, cũng không thấy cháu chồng đưa cho tôi. Trong khi ngày nào tôi cũng phục vụ ăn sáng, ăn tối, chỉ có trưa đợt tôi đi làm thì cháu ăn linh tinh ở lớp hoặc tự về nhà nấu ăn vì trưa tôi không có nhà. Bây giờ tôi ở nhà thì phục vụ cả ăn trưa.
Nghỉ dịch sinh viên được nghỉ, nhưng cháu chồng cũng không muốn về quê, cứ ở lại đây và suốt ngày ngồi trong phòng xem máy tính, chát chít, đôi khi học online, còn tôi vẫn phải phục vụ cơm nước, ăn uống, ăn xong lại dọn dẹp chứ không thấy cháu chồng động tay việc gì. Đôi khi tôi nghĩ, mình chẳng khác gì người giúp việc cho cháu chồng, tôi nói với chồng thì anh bảo tôi cháu còn nhỏ, đừng để ý, rồi khuyên tôi chịu khó vài năm khi cháu ra trường thì thôi.
Nhưng tôi không thể nào mà không ức chế được, khi mà hơn 1 năm nay phục vụ, nhưng đến tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng ngày cũng không hề đóng góp, cũng không nói năng gì. Trong khi tôi cũng đang khó khăn vì dịch bệnh không có việc làm, tôi có nên nói thẳng với chị chồng để chị ấy đóng góp không, hay cứ im lặng và chịu đựng ấm ức thêm vài năm nữa.
Em gái cưới, chồng mừng cả cây vàng còn tuyên bố "không kiếm ra tiền, khỏi lên tiếng", nhưng cách giải quyết đáo để của cô vợ mới đáng nói
"Lần này em gái cưới, anh mừng gấp 10 lần. Ức quá, đợi chồng về phòng em nói chuyện thẳng thắn, tuy nhiên anh vẫn giữ thái độ không tôn trọng vợ...", người vợ kể.
Không ít đàn ông ỉ mình kiếm ra tiền mà coi nhẹ vai trò của người vợ trong nhà. Họ cho rằng bản thân là trụ cột gia đình, lo tài chính nên có quyền định đoạt mọi thứ, vợ không được lên tiếng tham gia. Giống như anh chồng trong câu chuyện mới chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây. Tuy nhiên, phản ứng của vợ anh mới thực sự thu hút sự chú ý của nhiều người.
Câu chuyện được người vợ kể lại như sau: "Thu nhập của chồng em khá cao, đổi lại anh ấy đi tối ngày, việc nhà cửa con cái không đỡ đần chia sẻ được gì cho vợ. Em làm khối nhà nước, tuy lương thấp chút nhưng có thời gian lo chăm lo tổ ấm. Đặc trưng công việc 2 đứa thế nên chúng em cũng phân chia rõ ràng, mỗi người một việc. Bản thân em ngày đi làm, chiều về chăm hai đứa con cộng thêm bố mẹ già, chẳng có lúc nào có thời gian dành cho bản thân. Vất vả là thế nhưng tuyệt đối không bao giờ than vãn với chồng vì em nghĩ thôi thì mỗi người một việc, đâu cũng vì tương lai gia đình.
Bài chia sẻ của người vợ
Còn vài ngày nữa em gái chồng em kết hôn, thấy cận ngày mà chồng không nói gì về quà cưới cho cô ấy, em sốt ruột hỏi mà anh bảo khoản đó tự anh lo, em không cần quan tâm. Cách hành xử của chồng làm em thất vọng quá nên cũng chán chẳng hỏi thêm. Tối qua, ăn cơm xong em xuống bếp rửa bát, anh ngồi kể chuyện với bố mẹ trên nhà. Lúc em đi lên vô tình nghe được anh ấy nói rằng sẽ mừng cưới em gái 1 cây vàng, khi ấy em mới sững người.
Nói thật, anh em trong nhà em cũng không tính toán so đo chuyện chồng cho em gái bao nhiêu, có điều bọn em vừa mua nhà, tiền nợ ngân hàng mỗi tháng đều phải trả. Không chỉ thế, khoản tiền anh định cho em gái cũng không hề nhỏ mà anh lại không nói qua với vợ. Đấy là còn chưa nói, năm ngoái em trai em kết hôn, em bảo mừng cậu ấy 10 triệu mà chồng em trợn mắt kêu nhiều, sau anh ấy chỉ cho em bỏ phong bì mừng 5 triệu.
Lần này em anh ấy cưới, anh mừng gấp 10. Ức quá, đợi chồng về phòng em nói chuyện thẳng thắn, tuy nhiên anh vẫn giữ thái độ không tôn trọng vợ mà bảo: 'Tôi cho em tôi bao nhiêu tiền, cô không có quyền can dự. Cô có kiếm ra tiền đâu mà đòi lên tiếng ở trong cái nhà này? Hàng tháng đưa lương cho cô như thế chưa đủ hay sao, tôi có để cô túng thiếu gì mà phải cằn nhằn'.
Tới đây thì đúng là em không nhịn được hơn nữa, em vào tủ cầm luôn cuốn sổ tiết kiệm đặt mặt bàn, lạnh giọng bảo: 'Đấy, tiền của anh đấy. Hàng tháng anh đưa tôi bao nhiêu, trả lãi ngân hàng xong tôi đều gửi vào sổ. Anh tự tính là sẽ ra. Tôi gửi lại anh hết, không thiếu một đồng. Từ ngày lấy anh, tuy tôi kiếm không ra tiền như anh nhưng cũng chưa bao giờ phải để anh nuôi. Còn nếu anh đã nói tôi không kiếm ra tiền, không có quyền lên tiếng thì có lẽ tôi cũng không nên hiện diện trong căn nhà này làm gì nữa. Tôi lấy chồng chứ không phải đi giúp việc. Cái tôi cần ở anh không phải là chu cấp cuộc sống mà là sự tôn trọng, bình đẳng trong cuộc sống'.
Ảnh minh họa
Nói xong em về phòng viết luôn đơn ly hôn đưa chồng mà anh ấy không ký. Em mặc kệ, đưa thẳng con về ngoại, tuyên bố kể cả anh không chấp thuận ly dị, em vẫn đơn phương ra tòa. Ngay tối ấy anh nhắn tin nhận sai rồi sáng hôm sau sang nhà xin phép bố mẹ đón mẹ con em về. Song em giao kèo trước, nếu anh không thay đổi, chắc chắn em sẽ vẫn ly hôn".
Sống với người chồng vô tâm, phụ nữ sẽ luôn thấy mình cô đơn lạc lõng trong tổ ấm của mình. Bản thân họ không sợ nghèo khổ, khó khăn chỉ sợ sự nguội lạnh, coi thường của người đàn ông bên cạnh. Giống như người vợ trong câu chuyện trên, vì không tìm thấy sự tôn trọng của chồng dành cho mình, cô mới có sự phản ứng gay gắt, quyết liệt ấy.
Mẹ chồng không chịu hiểu cho công việc của tôi Thấy tôi ở nhà suốt ngày, lại không có thời gian làm việc nhà mẹ chồng rất khó chịu, nói tôi là phụ nữ lười biếng, ỉ lại... Hai vợ chồng tôi bằng tuổi, chúng tôi cưới nhau được 6 năm, chồng tôi làm việc cho một công ty tư nhân, công việc ổn định nhưng thu nhập thấp. Mỗi tháng chỉ khoảng...