Thu nhập bình quân của người Việt sẽ đạt 7000 USD vào năm 2035
Đến năm 2035 Việt Nam phấn đấu sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người hơn 7.000 USD, tương đương 18.000 USD (tính theo sức mua tương đương 2011).
Thông tin trên báo Pháp luật TPHCM, sáng 23/2 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Bộ KH&ĐT chính thức công bố báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Tham dự buổi công bố báo cáo có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh và Chủ tịch WB Jim Yong Kim.
Theo đó, báo cáo đề ra những biện pháp cải cách chủ yếu nhằm giúp Việt Nam – một nước thu nhập trung bình thấp – phát triển kinh tế, nâng cao công bằng xã hội và xây dựng được một nền quản trị hiện đại trong vòng hai thập kỷ tới.
Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nước thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm, để nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 – khoảng 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương 2011, gần tương đương với mức của Malaysia năm 2010.
“Tăng năng suất lao động nhanh, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh tế sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh. Phá bỏ rào cản đối với các đối tượng thiệt thòi, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhóm trung lưu đô thị đang già nhanh sẽ giúp Việt Nam giữ vững được thành tích ấn tượng về bình đẳng và hòa nhập xã hội của mình” – ông Jim Yong Kim nói.
Ảnh minh họa.
Tờ Trí thức trẻ cũng đưa tin, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đây là tỉ lệ tăng trưởng cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo đầu người là 5,5%/năm trong giai đoạn 1990-2014 và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng 3,8%/năm của các nước thu nhập trung bình trong cùng thời kỳ.
Video đang HOT
Đối với kịch bản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn, nhưng khả thi hơn song vẫn được xem là đầy tham vọng so với mức 5%/năm (là tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam 10 năm qua), thì GDP theo đầu người sẽ lên đến 15.000 USD vào năm 2035 và đưa Việt Nam ngang hàng Bra-xin năm 2014, và đạt 18.000 USD vào năm 2040.
Còn với kịch bản không cải cách, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 của Việt Nam sẽ đạt tối đa là 4.500 USD (tương đương 12 USD tính theo sức mua tương đương).
Đồng thời, với lộ trình tăng trưởng trên 7%/năm (chỉ tiêu tăng trưởng theo khát vọng của Việt Nam), GDP theo đầu người sẽ đạt xấp xỉ 22.200 USD, tương đương với mức thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Ma-lay-xi-a năm 2013. Tốc độ tăng trưởng cao hơn đó sẽ giúp Việt Nam đuổi kịp In-đô-nê-xi- a và Phi-líp-pin.
Ngoài ra, ít nhất 54 triệu trong số 108 triệu người Việt Nam sẽ sinh sống tại đô thị vào năm 2035, nghĩa là tăng thêm 25 triệu dân đô thị so với hiện nay. Như vậy, tỷ lệ đô thị hóa hiện nay vào khoảng 33%, cần tăng thêm 1-2% mỗi năm mới hoàn thành chỉ tiêu này, phù hợp với tốc độ trong 20 năm qua.
Các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng nhanh gấp đôi so với nông nghiệp kể từ thập kỷ 1990. Đó là điều kiện để tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm 90% trong nền kinh tế. Nếu khả thi, khu vực tư nhân có thể đóng góp đến 80% GDP, đây sẽ là sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây.
Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, tỉ trọng khu vực công luôn dao động ở mức 33% GDP, điều đó có nghĩa là cần có những nỗ lực có ý nghĩa hơn nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả cổ phần hoá nhiều hơn) và để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách.
“Nếu không, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi. Chúng tôi tin rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới” – ông Bùi Quang Vinh nói.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tết Cộng đồng xuân Bính Thân đầm ấm của người Việt ở Indonesia
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức Tết Cộng đồng đón mừng Xuân Bính Thân với không khí đầm ấm, đậm nét văn hóa truyền thống Việt.
Đại diện sứ quán và các vị khách nâng ly chúc mừng năm mới. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam )
Tối 31/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức Tết Cộng đồng Xuân Bính Thân, sum họp đông đủ cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam, bà con Việt kiều, các sinh viên, học sinh đang làm việc, học tập tại Indonesia cùng đại diện ngoại giao đoàn và bạn bè Indonesia.
Tại buổi họp mặt, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn đã vui mừng thông báo về sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua. Mặc dù tình hình kinh tế khu vực và thế giới hết sức khó khăn nhưng trong năm vừa qua Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á với 6,7% và dự kiến đạt từ 6-7% trong năm 2016. Sự phát triển kinh tế gắn liền với sự nâng cao mức sống của người dân và ổn định xã hội.
Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam chủ trương theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đóng góp tích cực vào việc đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, phồn vinh và phục vụ lợi ích của người dân ASEAN.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, năm 2016 người Việt Nam ở trong và ngoài nước đón xuân trong bối cảnh Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức thành công tốt đẹp. Hơn lúc nào hết, tất cả người Việt Nam ở bất kỳ nơi đâu đều cần ra sức chung lòng phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, là một đối tác tích cực và có trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và thế giới.
Điểm lại những mặt tích cực trong quan hệ song phương Việt Nam-Indonesia, Đại sứ cho rằng, năm 2015 mặc dù có những diễn biến không thuận nhưng thương mại hai chiều giữa hai nước vẫn đạt 5,4 tỷ USD và hai bên đang hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2018.
Đại sứ khẳng định những thành công phát triển kinh tế trong nước và đối ngoại của Việt Nam có sự đóng góp tích cực và quan trọng của các cơ quan đại diện cũng như toàn thể cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Indonesia.
Nhân dịp này, Đại sứ cũng gửi lời cảm ơn những tình cảm chân thành, nồng ấm và sự hợp tác của cộng đồng người Việt tại Indonesia; đồng thời mong muốn cộng đồng tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, tuân thủ pháp luật nước sở tại, tích cực đóng góp xây dựng đất nước và góp phần xây dựng, củng cố quan hệ Việt Nam-Indonesia ngày càng phát triển tốt đẹp.
Các cháu thiếu nhi biểu diễn văn nghệ tại buổi Tết cộng đồng. (Ảnh: Trần Chiến/Vietnam )
Buổi gặp mặt mừng Xuân Bính Thân đã diễn ra trong không khí đầm ấm, vui tươi đậm chất truyền thống. Khách mời và cộng đồng người Việt đã cùng nhau nâng ly và thưởng thức những món ăn truyền thống trong ngày Tết như bánh chưng, nem rán, giò lụa... cùng chương trình nghệ thuật ngợi ca quê hương đất nước do các học sinh, sinh viên Việt Nam và con em cán bộ đang làm việc, học tập tại Indonesia biểu diễn.
Theo_Giáo dục thời đại
Kinh tế Việt Nam 2016 sẽ ra sao khi đồng tiền của nhóm 'Tứ cường' biến động? Thị trường tài chính của 4 nền kinh tế hàng đầu thế giới: Mỹ, EU, Nhật và Trung Quốc đang trải qua biến động. Điều này là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nông sản sẽ chịu nhiều thách thức trong năm 2016 Năm 2015 được xem là một năm đầy thành tựu với nền kinh tế Việt Nam, khi tốc...