Thu nhập 50 triệu/tháng, người mẹ có con xin tư vấn làm sao mua được nhà ở Hà Nội: CĐM khuyên đúng một điều
Ưu tiên hàng đầu là tích luỹ để có tài chính cho việc học hành của con cái, việc mua nhà nên là thứ yếu.
“Ưu tiên hàng đầu là tích luỹ để có tài chính cho việc học hành của con cái. Việc mua nhà nên là thứ yếu, khi nào có cơ hội thì mua”, đây là lời khuyên của một thành viên nhóm “Vén khéo” nhận được nhiều đồng tình dành cho một tài khoản ẩn danh (tạm gọi là chị C) khi chị gửi bài xin hướng dẫn làm thế nào để có thể mua được nhà ở Hà Nội với mức thu nhập 50 triệu/tháng và một khoản tiết kiệm 15,2 cây vàng.
Theo đó, câu chuyện mà chị C gửi trong nhóm về chi tiêu thông minh, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả như sau: Chị C hiện đang nuôi ba đứa con: một bé lớn học lớp 11 và hai bé nhỏ đang theo học cấp 2. Gia đình chị đang ở nhờ nhà ông bà ngoại với các mức chi cơ bản như sau:
- Tiề.n học của 3 bạn: 18 triệu đồng
- Tiề.n ăn (bữa sáng tối): 9,2 triệu đồng
- Tiề.n biếu ông bà ngoại: 2 triệu đồng
- Tiề.n tiêu vặt cho các con: 1 triệu đồng
- Tiề.n xăng, xe, điện nước, Internet, điện thoại: 3,5 triệu đồng
- Tiề.n phát sinh: 2 triệu đồng
- Tiề.n tích luỹ cho con: 3 triệu đồng (mỗi bạn 1 triệu đồng/tháng).
Bảng chi tiêu của gia đình chị C
Như vậy tổng chi tiêu của gia đình chị C là 39 triệu đồng/tháng. Với khoản tiề.n tiết kiệm quy đổi vàng và 11 triệu đồng/tháng, chị C đang cân nhắc kế hoạch mua một căn nhà ở Hà Nội để 4 mẹ con có nơi ở cố định, không phải ở cùng với ông bà ngoại.
Trước chia sẻ của chị C, thành viên trong nhóm đã đưa ra nhiều ý kiến hướng dẫn . Phần lớn đều cho rằng, các khoản chi của nhà chị C đã rất hợp lý và không thể cắt giảm thêm. Đáng chú ý có một ý kiến cho rằng, với 15,2 cây vàng tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng tiề.n mặt để mua được một căn nhà ở Hà Nội cho gia đình 4 người không phải là chuyện dễ dàng. Chị C sẽ phải vay mượn thêm và có thể sẽ phải trả lãi.
Trong khi đó, số tiề.n dư ra mỗi tháng là 11 triệu đồng chỉ đủ trả lãi cho một khoản vay từ 1 – 1,5 tỷ đồng. Hiện tại, với khoản tiề.n 3 tỷ đồng, chị C vẫn đủ khả năng mua một căn nhà ở thủ đô nhưng sẽ phải dồn hết tiết kiệm, tài chính để bù đắp vào phần vay nợ mua nhà.
Trong trường hợp hiện tại của chị C, khi vẫn còn có thể ở cùng ông bà ngoại (không mất chi phí thuê nhà), đang nuôi 3 con ăn học, thì dự tính mua nhà ở Hà Nội không nên được ưu tiên. Thành viên này cho rằng, chị C nên tập trung lo tiết kiệm hơn nữa để có khoản tiề.n tích luỹ dự phòng lo cho các con học tập cho đến khi ổn định. Việc mua nhà chưa nên là điều ưu tiên lúc này. Nội dung hướng dẫn này đã nhận được nhiều ủng hộ của các thành viên khác.
(Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, vàng đang tăng giá nên chị C có thể tận dụng để bán 1/3 số vàng nhằm chốt lãi, như vậy sẽ để ra thêm được một khoản tương đối. Tiề.n bán vàng, chị C có thể dùng để tận dụng kinh doanh tăng thêm thu nhập.
Phần lớn các thành viên tham gia đều bày tỏ cảm phục về khả năng “vén khéo”, tiết kiệm đồng thời cả khả năng chi tiêu và kiếm ít tiề.n của chị C như: ” Ngưỡng mộ quá. Thu nhập tốt mà chị cũng rất khéo “, ” Thế này là quá được rồi. Em mà có thu nhập được như chị thì em không lăn tăn gì nữa “, ” Không biết nói gì, chỉ chúc mình chân cứng đá mềm luôn vững vàng mạnh khoẻ lo cho các con. Thấy bạn rất giỏi, rất trân trọng”,…
Kế hoạch mua nhà ở Hà Nội có thể thành hiện thực?
Việc mua nhà ở Hà Nội là một thách thức lớn, nhưng với kế hoạch tài chính hợp lý, sự quyết tâm và hỗ trợ từ nhiều nguồn lực, chị C hoàn toàn có thể thực hiện kế hoạch mua nhà ở thủ đô bằng cách đi từng bước nhỏ và có sự chuẩn bị kĩ càng. Chị C có thể tham khảo những phương án sau:
Video đang HOT
1. Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Ngân sách: Xác định tổng số tiề.n cần thiết để mua nhà, bao gồm tiề.n đặt cọc, phí trước bạ, phí công chứng và các khoản chi phí khác.
Chi tiêu hàng tháng: Theo dõi chi tiêu hàng tháng để tìm ra các khoản có thể cắt giảm hoặc tối ưu hóa.
Tính toán một khoản tiề.n trở thành quỹ dự phòng cho cả gia đình trong vòng 6 tháng, phần còn lại sẽ tiếp tục được tích luỹ và lập kế hoạch tài chính rõ ràng để đạt mục tiêu tối thiểu cho ngân sách mua nhà trong tương lai
2. Áp dụng các phương pháp về quản lý tài chính cá nhân trong chi tiêu
Áp dụng phương pháp 50/30/20 (50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho mong muốn, 20% cho tiết kiệm) để có cái nhìn rõ ràng và chi tiêu gia đình và quản lý tài chính hợp lý.
Tìm kiếm nguồn thu nhập phụ, hoặc khả năng có thể đầu tư gia tăng thu nhập
Bổ sung các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính: Ví dụ mua các Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm sức khoẻ
3. Tìm kiếm hỗ trợ tài chính cho kế hoạch mua nhà
Luôn chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến Ngân hàng và tổ chức tín dụng: Tìm hiểu các chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, đặc biệt cho người có thu nhập thấp.
Chủ động liên tục tìm kiếm các thông tin về các dự án nhà ở xã hội hoặc các dự án nhà phù hợp với nhu cầu của bản thân
4. Xem xét mua nhà chung cư hoặc nhà nhỏ
Chọn khu vực phù hợp: Nên tìm kiếm những khu vực ngoại ô hoặc khu vực đang phát triển có giá cả hợp lý .
Căn hộ nhỏ hoặc nhà cấp 4: Cân nhắc mua nhà nhỏ hơn để giảm bớt áp lực tài chính.
Chi phí của mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Tiêu 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê?
Nhiều người đặt ra thắc mắc sau khi xem bảng chi tiêu của bà mẹ 2 con này.
Cách đây chưa lâu, một bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang TikTok cá nhân của mình các khoản chi của gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) trong một tháng. Sau khi liệt kê các khoản chi, bà mẹ này đặt ra câu hỏi: "Bạn nào coi giúp mình với, coi thử xem mình cắt giảm được khoản nào không?".
Ảnh chụp màn hình
Theo chia sẻ của bà mẹ này, tổng chi một tháng của gia đình cô lên tới 90 triệu. Cụ thể các khoản chi như sau:
1. Chi phí cố định: 48 triệu
- Thuê nhà (chung cư 3 phòng ngủ): 15 triệu.
- Phí quản lý, điện nước, gửi xe, wifi: 5 triệu.
- Tiề.n ăn: 20 triệu.
- Tiề.n xăng, bảo dưỡng xe: 8 triệu.
2. Tiề.n học cho 2 con: 29 triệu
- Tiề.n học ở trường: 95 triệu/9 tháng/bé, tương đương 11 triệu/tháng/bé.
- Tiề.n học thêm (tiếng Anh, đàn piano): 3,5 triệu/bé/tháng.
3. Chi phí phát sinh: 13 triệu
- Mua quần áo, đi chơi cuối tuần: 8 triệu.
- Quà cáp, hiếu hỷ: 5 triệu.
Ảnh chụp màn hình
Cộng đồng mạng rôm rả tranh cãi: Người bình thường hóa việc đi thuê nhà khi thu nhập cao, người phản đối?
Có thể thấy trong phần chia sẻ của bà mẹ này, tổng thu nhập của gia đình là thứ không được nhắc tới. Tuy nhiên với mức chi tiêu 90 triệu/tháng, nhiều người cho rằng nguồn tiề.n của gia đình cũng phải ở mức vài trăm triệu/tháng.
Bố mẹ có khả năng kiếm ít tiề.n, lại có 2 con đang tuổ.i ăn tuổ.i học, tổng chi lên tới 90 triệu/tháng có lẽ cũng không phải điều gì khó hiểu hay cần tranh cãi. Vấn đề duy nhất khiến CĐM rôm rả tranh luận chính là: Có khả năng chi tiêu chừng đó, tại sao không mua nhà mà lại phải dành 15 triệu đi thuê nhà? Tiề.n thuê này chẳng phải cũng tương đương tiề.n trả ngân hàng nếu đi vay để mua nhà rồi hay sao?
Thắc mắc chung của phần lớn mọi người sau khi xem bảng chi tiêu hàng tháng của bà mẹ 2 con này
Cũng có người cho rằng họ ở nhà thuê không phải vì không có tiề.n mua nhà hay không có nhà
Khi trả lời 1 bình luận, bà mẹ 2 con này cho biết gia đình cô cũng đang có ý định mua nhà
Muôn vàn phỏng đoán quanh việc "chi tiêu 90 triệu/tháng vẫn phải đi thuê nhà"
Khoản tiề.n ăn cũng gây tranh cãi, 20 triệu/tháng/4 người là hợp lý hay hơi nhiều?
8 triệu tiề.n xăng và bảo dưỡng xe cũng là khoản chi khiến không ít người thắc mắc
Gia đình đông người sống ở thành phố lớn, muốn cắt giảm chi tiêu phải làm thế nào?
Quá tập trung vào tranh luận câu chuyện chi phí thuê nhà và tiề.n mua nhà, dường như mọi người đã bỏ qua thắc mắc mà bà mẹ 2 con này đặt ra ban đầu: Có khoản nào có thể cắt giảm được hay không?
Với những gia đình đang sống ở thành phố lớn, có con đang tuổ.i ăn tuổ.i học, việc cân đối chi tiêu với thu nhập vẫn luôn là bài toán gây nhức đầu. Để cắt giảm chi tiêu hiệu quả, đương nhiên mỗi gia đình sẽ phải tự tìm cách để áp dụng cho mình, không có một công thức chung nào đúng với tất cả.
Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây.
1 - Nhờ bố mẹ, người thân mua thực phẩm ở quê và gửi lên thành phố
Thịt, trứng, hải sản nếu mua ở quê đều sẽ rẻ hơn mua ở thành phố. Đây là điều chắc chắn. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào bảng liệt kê chi tiêu dưới đây của vợ chồng Hồng Thanh (sinh năm 1997). Đang sinh sống ở TP.HCM nhưng tiề.n ăn cả tháng của 3 người chỉ gói gọn trong 1,5 triệu đồng.
Các khoản chi tiêu của vợ chồng Hồng Thanh trong 1 tháng, tiề.n ăn chỉ hết 1,5 triệu đồng
Đương nhiên tiề.n ăn còn phụ thuộc vào sức ăn của mỗi người. Bản thân Hồng Thanh cũng thừa nhận vợ chồng cô ăn không nhiều, nhưng bên cạnh đó, tiề.n ăn cả tháng chỉ hết 1,5 triệu đồng vì cô nhờ bố mẹ chồng mua đồ ở quê và gửi lên thành phố.
"Mẹ chồng mình có quen nhiều mối bán thịt ở quê nên mua được với giá rẻ lắm, mà thịt đều tươi ngon. Thịt heo khoảng 85k/kg; thịt bò 150-200k/kg, mẹ hay mua của hàng xóm tự thịt; gà 70k/kg mà là gà thả vườn luôn nha; còn cá thì khoảng 30-60k/kg tùy loại.
Một tháng mẹ sẽ gửi thịt cá cho vợ chồng mình 2 lần, đủ để vợ chồng mình ăn cả tháng. Còn rau củ quả thì mình hay mua ở siêu thị, hay được giảm giá 30-50% nên tổng tiề.n ăn của hai đứa chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng thôi" - Hồng Thanh từng chia sẻ.
2 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn
Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.
Ví dụ: Mỗi bữa, mình cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 2 bữa (bữa trưa và bữa tối) như vậy, số lượng thịt và rau cần mua cho cả tuần lần lượt là 2,8kg và 4,2kg.
Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.
3 - Mùa nào, thức nấy
Nếu bạn chưa biết: "Mùa nào, thức nấy" là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.
Việt Nam vốn là "thiên đường nhiệt đới". Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam Cao Phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?
Mẹ bỉm chi 7 triệu/tháng cho gia đình 3 người, ghi chép cực tỉ mỉ: Mỗi tháng mua 10kg thịt lợn, 300 nghìn tiề.n rau Cô cho rằng nếu không tằn tiện chi tiêu thì đến bao giờ mới có một chỗ ra vào? Câu chuyện tiết kiệm của mỗi cá nhân hay mỗi gia đình đều chẳng hề giống nhau. Có những bạn trẻ chưa vợ chồng con cái thì họ tiết kiệm vì những mục tiêu như mua sắm một món đồ nào đó, chuẩn bị...