Thu nhập 50 triệu, gia đình có 2 con nhỏ, mẹ bỉm này tiết kiệm được gần 24 triệu/tháng
Lương vợ chồng 50 triệu/tháng và đây là cách mẹ bỉm này tiết kiệm 1 nửa thu nhập.
Việc tiết kiệm không hề dễ dàng đối với tất cả mọi người, nhưng với kế hoạch và kỷ luật tốt, nó có thể trở nên khả thi hơn. Quan trọng là phải đặt ra mục tiêu cụ thể, hiểu rõ thu nhập và chi tiêu của bạn, và tìm cách giảm bớt các khoản chi không cần thiết.
Dù ở mức thu nhập nào thì việc lên kế hoạch chi tiêu đều giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo bạn có thể đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm cho tương lai, và tránh nợ nần. Điều này cũng giúp bạn nhận thức được và cắt giảm các khoản chi không cần thiết, từ đó có thể dành dụm hoặc đầu tư vào các khoản mục quan trọng khác trong cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, ghi chép chi tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân bởi nó giúp bạn theo dõi được cụ thể số tiền bạn đã chi ra cho những gì. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách và tránh chi tiêu quá mức, mà còn là cơ sở đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tiền bạc và hướng tới các mục tiêu tài chính dài hạn.
Câu chuyện chi tiêu của 1 mẹ bỉm mới chia sẻ gần đây là 1 câu chuyện chi tiêu được nhiều người quan tâm đến. Với mức thu nhập khá, việc chi tiêu như thế nào cho hợp lý cũng khiến những tay hòm chìa khóa trong nhà đau đầu không kém.
Ảnh chụp màn hình
Bảng ghi chép chi tiêu của mẹ bỉm – Ảnh chụp màn hình
Được biết lương của 2 vợ chồng cô là 50 triệu/tháng. Gia đình có 4 thành viên, có 2 con nhỏ, một bé 9 tuổi và một bé 4 tuổi. Dưới đây là ghi chép chi tiêu của cô.
1. Ăn sáng: 2 triệu đồng
2. Ăn trưa tối: 6 triệu đồng
3. Đồ dùng gia vị gạo: 2 triệu đồng
4. Học thêm con lớn: 400.000 đồng
5. Học ở lớp con nhỏ: 600.000 đồng
6. Sữa: 2 triệu đồng
7. Xăng xe (gồm 1 ô tô 1 xe máy): 2,2 triệu đồng
8. Điện nước internet điện thoại: 1,7 triệu đồng
Video đang HOT
9. Quần áo đồ chơi mỹ phẩm: 2 triệu đồng
10. Hiếu hỷ: 2 triệu đồng
11. Biếu mẹ chồng: 2 triệu đồng
12. Vitamin thực phẩn chức năng: 1 triệu đồng
13. Cafe, đi chơi cuối tuần: 1 triệu đồng
14. Quỹ du lịch: 1 triệu đồng
15. Dự phòng: 1 triệu đồng
Tổng số tiền chi tiêu của gia đình này trong 1 tháng là 26,9 triệu đồng. Như vậy, mỗi tháng cô có thể tiết kiệm được khoảng một nửa thu nhập của gia đình.
Trên lý thuyết thì chúng ta nên cố gắng tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập của mình. Đây là một phần của quy tắc chi tiêu 50/30/20, trong đó 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho các khoản chi tiêu cá nhân, và 20% dành cho việc tiết kiệm và đầu tư.
Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể linh hoạt tùy thuộc vào mục tiêu tài chính và hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như trường hợp của gia đình này, vì không ở thành phố nên mức chi tiêu cũng không quá cao như các thành phố lớn nên việc tiết kiệm khoảng 50% thu nhập là khả quan mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sống.
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Tuy vậy, mẹ bỉm này vẫn muốn tham khảo ý kiến của cộng đồng có kinh nghiệm chi tiêu để có thể vún vén hơn nữa. Thế nhưng hầu hết dân tình đều cho rằng, chi tiêu như hiện tại đã là rất khéo rồi, không cần phải cố gắng tiết kiệm hơn nữa.
Tháng kiếm 20 triệu nhưng tiêu hết 32 triệu, thiếu tiền thì lôi thẻ tín dụng ra quẹt
Tính ra, gia đình này không những không tiết kiệm được mà tháng nào cũng phải "vay nợ" để chi tiêu.
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bảng chi tiêu của một gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) khiến nhiều người xem phải thắc mắc.
Mỗi tháng "vay" thẻ tín dụng 12 triệu mới đủ tiền tiêu
Bài tâm sự của chị vợ có thể gói gọn trong 1 câu: Thu nhập trung bình 20 triệu/tháng, nhưng chi tiêu trung bình lại lên tới 32 triệu/tháng, phải cắt giảm chi tiêu thế nào cho phù hợp?
Dự chi tháng 11 do "tay hòm chìa khóa" của gia đình chia sẻ
Trong bài đăng của mình, chị cho biết hiện tại vợ chồng chị đang ở Hà Nội, không mất tiền thuê nhà. Phần tiền điện, nước cao do chị thanh toán cả tiền điện, nước của gia đình ở quê.
Các khoản chi dự tính của gia đình trong tháng 11 có thể tóm tắt như sau:
- Tiền học của 2 con: 9,5 triệu
- Tiền điện, nước, mạng: 2,6 triệu đồng
- Tiền ăn (ăn tối, sữa,...): 7 triệu
- Xăng xe, ăn vặt của 2 vợ chồng: 3 triệu
- Tiền tham quan: 800k
- Trả nợ: 5 triệu
- Phát sinh (quà 20/11, sinh nhật, vấn đề khác): 4 triệu
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người đặt ra thắc mắc rằng chi tiêu tới gần 32 triệu khi thu nhập chỉ dừng ở con số 20, vậy gia đình lấy phần tiền thiếu từ đâu? Câu trả lời chính là: Thẻ tín dụng.
Thiếu tiền thì cà thẻ rồi trả, rồi lại cà thẻ...
Có người cho rằng khoản tiền ăn tối 200k/bữa/4 người là khá cao, bằng tiền ăn cả ngày, nên cắt giảm bớt; nhưng cô vợ lại cho rằng việc đó không khả thi vì "mua miếng thịt vừa vừa cũng 60-80k, thêm tí hoa quả thì cũng hơn trăm rồi"
Nếu không cắt giảm được chi tiêu thì bắt buộc phải tăng thu nhập, chứ không thì có lẽ không ổn...
Tựu trung lại, phần lớn mọi người đều khuyên gia đình này nên hạn chế lại khoản tiền ăn tối, tiền tiêu vặt và tiền đi tham quan.
Bí quyết tối ưu tỷ lệ hoàn tiền khi dùng thẻ tín dụng
Quẹt thẻ tín dụng mà có chiến thuật, kết hợp với việc thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn, thì thực tế, thẻ tín dụng còn có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền nhờ vào tính năng hoàn tiền.
Phần lớn mọi người sử dụng thẻ tín dụng vì tính năng hoàn tiền này, tuy nhiên, phải làm sao để được hoàn tiền với tỷ lệ tối đa thì không phải ai cũng biết.
Bí quyết thực ra cũng khá đơn giản: Quẹt thẻ đúng ngành hàng theo mã MCC.
Nếu bạn chưa biết: Mã MCC (Merchant Category Code - Mã danh mục người bán) là 1 dãy 4 chữ số được các nhà phát hành thẻ quy định cho từng nhóm ngành khi thanh toán, thường sử dụng trong các ưu đãi thẻ tín dụng như giảm giá, hoàn tiền chi tiêu đúng nhóm ngành. Mỗi ngành hàng có nhiều mã MCC khác nhau, cho từng mục đích chi tiêu cụ thể.
Để biết mã MCC của thẻ tín dụng mình đang sở hữu: Bạn có thể tra lại trong file "Điều khoản & Điều kiện chương trình hoàn tiền" mà ngân hàng phát hành thẻ gửi cho bạn khi bạn mở thẻ tín dụng; hoặc liên hệ trực tiếp với hướng dẫn viên mở thẻ để hỏi.
Đây là mã MCC các ngành hàng phổ biến
Ví dụ thế này cho dễ hiểu: 5411 là mã MCC của nhóm ngành siêu thị. Trong trường hợp này, nếu thẻ của bạn có mã 5411 trong danh sách các nhóm ngành hoàn tiền, khi đi siêu thị, bạn sẽ được hoàn số tiền tương ứng với số % mà thẻ đang quy định. Mức % hoàn tiền tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành thẻ.
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng có mã MCC là 5411 để thanh toán hóa đơn khi đi siêu thị, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn (hoàn tiền nhiều hơn, tích điểm đổi voucher,...) so với việc dùng thẻ tín dụng này để thanh toán hóa đơn mua mỹ phẩm, quần áo.
Thêm một ví dụ khác: Bạn đang sở hữu thẻ tín dụng có mã MCC là 5094 - Thuộc nhóm ngành Mua sắm. Mức hoàn tiền mà "ngân hàng hứa hẹn với bạn" là 5% tổng số tiền đã chi tiêu trong 1 kỳ sao kê và không giới hạn số tiền hoàn.
Bạn cần mẫn quẹt thẻ này cho tất cả các hóa đơn mua sắm, từ online cho tới offline. Tuy nhiên, số tiền hoàn trả vào cuối kỳ sao kê lại không tương đương với 5% tổng số tiền bạn đã tiêu từ thẻ. Lý do rất đơn giản: 5094 là mã MCC thuộc ngành Mua sắm, cụ thể hơn là mua trang sức/đồng hồ/đá quý. Nếu bạn dùng thẻ có mã này để thanh toán hóa đơn mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đương nhiên là bạn sẽ không được hoàn tiền.
Tóm lại: Để được hoàn tiền ở mức tối đa khi dùng thẻ tín dụng, bạn cần đối chiếu 4 số cuối của số thẻ tín dụng, để xem mã MCC hiện đang thuộc ngành hàng nào, rồi quẹt thẻ "đúng nơi, đúng chỗ".
Toát mồ hôi với chi phí cơ bản của gia đình 3 người ở Hà Nội, mẹ bỉm sợ đến mức không dám đẻ thêm Chi phí cơ bản của 1 gia đình có con nhỏ ở Hà Nội lên đến 22 triệu. Ai cũng biết rằng việc nuôi dưỡng một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành thường đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể thậm chí là "khủng khiếp". Ảnh minh họa Các khoản chi bao gồm chi phí cho sữa,...