Thu nhập 30triệu/tháng vẫn hết tiền nuôi con vì mẹ chồng
Ngoài khoản tiền nộp cố định, tháng nào mẹ cũng xin thêm tiền vợ chồng tôi. Cứ thế này kiếm bao nhiêu cũng không đủ.
Ảnh minh họa
Tôi cảm thấy mình là người phụ nữ bất hạnh nhất thế gian. Dù tôi trông cũng không đến nỗi nào, nhanh nhẹn và tự thấy mình khá thông minh. Tôi có một người chồng yêu vợ, thương con, biết kiếm tiền, có nhà cửa khang trang tử tế. Thế nhưng tôi vẫn sống rất khổ sở. Tất cả là do mẹ chồng.
Tôi làm việc tại một công ty tài chính có tiếng, ở môt vị trí mà ai cũng mơ ước. Dù không phải trong đội ngũ quản lý hay lãnh đạo nhưng lương khá cao, gần 20 triệu một tháng. Dù công việc có nhiều khi vất vả nhưng so với những nhân viên vất vả khác thì tôi vẫn còn sướng chán. Không phải chịu nhiều trách nhiệm như quản lý mà vẫn nhận lương cao đều đều, tất cả là do tôi khá may mắn.
Không những thế trong gia đình ngoài tôi ra chồng tôi cũng có thu nhập khá ổn định. Là một cán bộ của một công ty làm về truyền thông, ngoài lương cứng anh cũng có đồng ra đồng vào nhờ các khoản tổ chức sản xuất của công ty. Thu nhập tổng cộng của cả hai vợ chồng tôi hàng tháng có lúc lên đến hơn ba chục triệu. Vậy mà tháng nào chúng tôi cũng “cháy túi”, không dư dả được một xu nào và thậm chí còn phải vay nợ tín dụng ngân hàng liên tục nữa.
Tôi ở cùng với bố mẹ chồng. Mẹ chồng tôi là người rất hiền hậu, tốt bụng, yêu thương con cháu. Mẹ chồng tôi chẳng bao giờ coi tôi là con dâu mà lúc nào cũng đối xử như con gái trong nhà. Nhưng tôi phát điên với tính tiêu hoang của mẹ chồng tôi.
Video đang HOT
Hàng tháng ngoài một số tiền cố định khá lớn mà tôi đưa cho mẹ để chi trả các khoản sinh hoạt gia đình thì thường xuyên phát sinh khá nhiều khoản bất ngờ vô đối khác. Các mẹ có thể tưởng tượng nổi riêng tiền đi chợ thôi mỗi tháng mẹ tôi tiêu hơn chục triệu đồng. Mỗi lần đi chợ về là tay xách nách mang túi lớn túi bé, mẹ tôi nấu một bữa cho 4 người mà 12 người ăn đủ, thức ăn cho một tuần bằng nhà người khác ăn cả tháng. Mỗi lần nấu ê hề ăn không hết lại đem đổ phí hoài hoặc lại đem cho. Có hôm mẹ tôi mua hàng chục cân dưa chuột hay vài ba cân gừng về để muối rồi để…đem cho. Vừa mất công, mất thời gian lại tốn tiền. Có nhiều lần tôi muốn thay đổi để mình đi chợ nấu cơm thì y như rằng mẹ tôi chê mua ít, nấu ít, bóp mồm bóp miệng bố mẹ.
Nhưng có lẽ khoản tiền tốn kém nhất mà mẹ tôi không tiếc mấy chục triệu đồng chi tiêu một lúc chính là khoản lễ lạt, cúng bái. Gia đình chồng tôi theo đạo phật, mẹ chồng tôi có đức tin tín ngưỡng khá cao. Đi lễ bái không chỉ còn xuất phát từ nhu cầu xin thuận lợi bình an nữa mà đã trở thành sở thích. Từ ngày con tôi đi học, bà không phải trông cháu nữa là mẹ chồng tôi đi liên miên, đi không ngừng nghỉ, toàn đi lễ ở những chỗ xa và tốn kém. Có những lúc bất chợt mẹ tôi bảo đưa mẹ vài triệu đi sắm lễ ngay là chuyện bình thường. Thời gian đỉnh điểm khi bố chồng tôi ốm, ngoài tiền viện phí hay thuốc men tốn kém còn là những khoản tiền lễ lạt phải nộp cho mẹ khiến tôi sống dở chết dở. Tiền học cho con tôi, tiền bỉm sữa, tiền sắm sửa cho vợ chồng chúng tôi phải xoay sang dùng thẻ tín dụng. Tôi cứ cắm mặt cày bừa lao động kiếm tiền đúng là chỉ để trả nợ mà thôi.
Càng ngày tôi càng thấy bế tắc. Cứ thế này kiếm bao nhiêu cũng không đủ. Tôi không thể ra ở riêng cũng không thể hỗn láo bảo mẹ đừng hoang phí vì nó là cách sống và tiêu của mẹ tôi từ xưa. Chồng tôi thì nhất mực yêu chiều mẹ, chả nhẽ lúc mẹ cần thì lại không đưa? Có mẹ nào cho tôi giải pháp ngay với!
Theo Eva
Đang hạnh phúc lại có người đến đòi chồng
Lấy chồng, Hạnh vẫn không hề hay biết chồng mình là một người đàn ông lăng nhăng. Hạnh tự hào vì lấy được anh, tin tưởng anh chỉ yêu một mình cô.
Vì ngày yêu nhau, lúc nào anh cũng nói, cô là người phụ nữ đầu tiên của anh. Vả lại, cô chưa bao giờ thấy anh có dấu hiệu gì của việc ngoại tình hay lăng nhăng. Anh không bao giờ đi khuya, cũng không trêu gái, cũng không bao giờ làm Hạnh phật ý. Nhìn anh hiền lành, thư sinh, ai ngờ anh lại giấu Hạnh quá khứ xấu xa của mình.
5 năm trôi qua, Hạnh và anh đã có với nhau hai đứa con, một trai một gái. Hạnh muốn sinh con cho xong rồi tập trung vào công việc. Cô chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền, tiết kiệm nuôi con.
Hai người có một cuộc sống êm ấm, phải nói là hạnh phúc vì ít khi xảy ra những mâu thuẫn không đáng có. Hai vợ chồng được bố mẹ hai bên trợ cấp tiền, mua một căn hộ nhỏ để ở trên thành phố. Vì thế, cuộc sống của Hạnh cũng bớt khó khăn, chỉ đi làm, kiếm tiền và lo chuyện chăm con, tiền thuê nhà không phải tính. Không giống như hồi sinh viên, Hạnh phải thuê nhà khổ sở và vất vả thế nào.
Suốt 5 năm, chồng Hạnh yêu thương, chăm sóc vợ con, cưng chiều con gái, dạy con trai giống mình. Nói chung, Hạnh cảm thấy mái ấm ấy thật viên mãn, không muốn nó thay đổi chút nào.
Cô đáp cái nhìn về phía người phụ nữ kia như chờ người ấy nói rõ ngọn ngành. Cô này bảo: "Đây là con của anh, anh nhận lấy con và có trách nhiệm với nó đi. (Ảnh minh họa)
Cho tới một ngày, có một người phụ nữ lạ đứng trước cửa nhà Hạnh, cô ta nói quen chồng Hạnh. Nhìn người phụ nữ này rất khổ sở, có vẻ như ở quê lên. Hạnh hỏi thì cô ta không nói, nói muốn gặp cả hai vợ chồng, đợi chồng Hạnh đi làm về thì thưa chuyện.
Chồng Hạnh vui vẻ về gọi con í ới thì nhìn thấy người đàn bà ngồi trong nhà cùng đứa trẻ. Anh giật bắn mình, thảng thốt vì nhận ra đó là người quen. Hạnh hỏi: "Anh quen chị ấy à, chị ấy nhất định đòi gặp anh?". Chồng Hạnh run run, chưa kịp nói gì thì người phụ nữ ấy đã đẩy đứa con về phía anh. Lúc này, Hạnh mới nhìn kĩ khuôn mặt của đứa trẻ, nhất là khi nó đứng cạnh anh, sao mà giống nhau đến vậy, giống như hai cha con. Hạnh bỗng rùng mình.
Cô đáp cái nhìn về phía người phụ nữ kia như chờ người ấy nói rõ ngọn ngành. Cô này bảo: "Đây là con của anh, anh nhận lấy con và có trách nhiệm với nó đi. Tôi không thể nuôi nổi con nữa rồi, tôi khó khăn quá". Nghe người đó nói, Hạnh sợ hãi, run lẩy bẩy. Đó là con của anh sao?
Cô ta khóc lóc mà rằng, cô ta yêu anh mấy năm ở quê, nhưng khi lên thành phố đi học, anh ta phản bội cô, cưới Hạnh. Mặc dù vậy, mỗi lần về quê trong thời gian chưa lấy vợ, anh ta vẫn qua lại với người cũ, kiểu bắt cá hai tay. Và giờ thì, con anh ta đã lớn như thế này. Người đàn ông đó chính là chồng của Hạnh. Tức là anh đã phản bội Hạnh, đã lừa dối cô, đã có con với người đàn bà khác nhưng lại giả bộ làm như không có. Rồi anh ta cưới Hạnh, nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ Hạnh là chính để có nhà, có cửa trên thành phố.
Hạnh choáng váng, đau khổ vật vã. Cô không biết nên làm gì lúc này. Người phụ nữ kia nói sẽ không nuôi con và yêu cầu anh phải có trách nhiệm. (Ảnh minh họa)
Nhìn người đàn bà tội nghiệp kia mà Hạnh đau lòng. Anh không nói câu gì càng khiến cô khổ tâm hơn. Tức là mọi chuyện đã quá rõ, anh ta lừa dối Hạnh, lừa dối cả người đàn bà kia. Khi cô ta có bầu, anh phũ phàng bỏ đi, cho tiền cô ta, nghĩ là cô ta phá thai nhưng nào ngờ, cô ta không phá.
Đâu cần phải kiểm tra kết quả ADN, vì nhìn hai người đó giống hệt nhau, đích thị là cha con.
Hạnh choáng váng, đau khổ vật vã. Cô không biết nên làm gì lúc này. Người phụ nữ kia nói sẽ không nuôi con và yêu cầu anh phải có trách nhiệm. Hoặc là anh đón con về nuôi, hoặc là anh phải phụ cấp cho con anh khi con trưởng thành, đủ 18 tuổi. Thật tội nghiệp cho Hạnh. Bao lâu nay cô vẫn tin tưởng chồng, nghĩ rằng anh chung tình với cô. Nào ngờ, anh lén lút sau lưng cô, làm chuyện bỉ ổi. Cô không dám tin vào chồng mình nữa,nhưng mọi thứ quá rõ, còn đâu để bênh vực cho anh. Bây giờ, chuyện đứa con riêng của anh, cô thực sự không biết nên làm thế nào. Hay là cô đón con về nuôi. Nếu như thế, sau này liệu nó có hiếu với cô hay là sẽ hận cô, giống như cô đã cướp mất cha của nó? Thật sự quá khổ tâm cho Hạnh...
Theo VNE
Bị ám ảnh vì chồng từng ngủ với bạn thân Đến giờ phút này, 4 năm đã trôi qua nhưng mỗi đêm tôi đều nghĩ về chuyện cũ của chồng. Tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh của anh và người bạn thân của tôi khi trên giường, nhưng tôi không dám nói với ai, khôn dám vạch tội anh vì người bạn ấy của tôi đã lấy chồng ở tận Cà Mau,...