Thu nhập 10 – 20 triệu có nên mua ô tô, chi phí “nuôi” xe ra sao?
Để sở hữu một chiếc ô tô, dù bạn đã có đủ tiền mua thì vẫn sẽ phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ, tránh rơi vào tình trạng mua xe nhưng không nuôi nổi xe
Ngoài chi phí sinh hoạt hàng tháng, để sở hữu một chiếc ô tô, dù bạn đã có đủ tiền mua thì vẫn sẽ phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như phí nuôi xe, chi phí bảo dưỡng, tiền xăng, bảo hiểm,..Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua, tránh rơi vào tình trạng mua xe nhưng không nuôi nổi xe.
Trên thực tế, có không ít khách hàng đã phải đau đầu vì hàng tá chi phí phát sinh cần phải bỏ ra để nuôi chiếc xe sau thời gian ngắn sử dụng. Thậm chí, không ít người đã phải ngậm ngùi bán đi chiếc xe để cắt giảm chi phí hàng tháng. Những trường hợp này xảy ra do khách hàng thường chỉ quan tâm đến số tiền phải bỏ ra để mua xe mà không tìm hiểu và tính toán kỹ về những khoản phí phải bỏ khi sử dụng xe.
Về cơ bản, các loại phí nuôi xe được chia ra 2 nhóm chính, gồm chi phí sử dụng cố định và chi phí sử dụng không cố định.
Chi phí cố định gồm các chi phí về bảo hiểm bắt buộc – gần 500.000 đồng/ năm đối với các loại xe dưới 6 chỗ; phí bảo hiểm vật chất – 8 triệu đồng/năm với các dòng xe nhỏ giá trên dưới 500 triệu đồng, phí này cũng tùy thuộc vào chính sách của từng công ty bảo hiểm nhưng giao động trong mức 1,5% giá trị của xe. Bên cạnh đó, chủ xe còn phải đóng phí đăng kiểm đường bộ, phí đường bộ – gần 2 triệu đồng/năm; chi phí gửi xe khoảng 900 nghìn đến 1.3 triệu đồng/tháng tùy vào điều kiện. Trường hợp nhà có chỗ để xe thì bạn sẽ không mất khoản phí này.
Đối với các chi phí không cố định, có thể kể đến như chi phí nhiên liệu có thể giao động từ 1,3 đến 1,9 triệu đồng/tháng nếu bạn di chuyển khoảng 1.000 đến 1.500 km/tháng ; phí qua trạm khoảng 400 – 500 nghìn đồng/tháng ; phí gửi xe ngoài khoảng 500 nghìn đồng/tháng; phí bảo dưỡng định kỳ khoảng 3 triệu đồng/ năm; phí phạt giao động khoảng 3 triệu đồng/ năm. Lưu ý các khoản phí không cố định sẽ biến động tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như các trường hợp khác nhau xảy đến không lường trước được.
Như vậy trung bình, với những dòng xe nhỏ giá rẻ, khoảng trên dưới 500 triệu đồng thì chi phí nuôi xe nằm ở mức từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng. Cũng nên nhớ đây chỉ là chi phí nuôi xe, bạn còn rất nhiều khoản khác phải chi như phí sinh hoạt, ăn uống, học hành cho con và các chi phí phát sinh khác. Đấy là chưa kể đến nếu bạn trả góp, thì chi phí hàng tháng sẽ tăng lên khá nhiều.
Mức thu nhập bao nhiêu thì mới nên mua ô tô?
Vậy với những khoản phí như trên thì mức lương bao nhiêu mới nên mua ô tô? Đây cũng là câu hỏi thường gặp của nhiều khách hàng.
1. Mức lương 10 – 20 triệu có nên mua ô tô?
Mức lương này không phải là không thể mua được ô tô, tuy nhiên sẽ khá mạo hiểm vì bạn sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính khá lớn. Và chỉ nên suy nghĩ đến việc mua ô tô khi bạn có khoản tiền nhàn rỗi đủ để mua một chiếc xe hạng A phù hợp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng tháng như tiền ăn uống, tiền điện nước, tiền chi tiêu các khoản lặp lại hàng tháng…cộng thêm tiền lãi ngân hàng nếu quyết định mua xe trả góp. Nếu đã tính toán kỹ những khoản này, thì hãy tính tiếp đến việc chọn mẫu xe phù hợp. Không ít khách hàng mong muốn sở hữu ngay một chiếc xe mà không tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận về các khoản phí, dẫn đến tình trạng mua được xe nhưng chi phí quá nhiều nên xe bị đắp chiếu hay nằm ở bãi giữ xe công cộng vì chi phí vận hành vượt quá khả năng chi trả.
Video đang HOT
2. Thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng một tháng có nên mua ô tô?
Với mức thu nhập từ 20 triệu trở lên, bạn có thể suy nghĩ đến việc mua xe ô tô một cách thoải mái hơn. Nếu bạn đã có nguồn tiền nhàn rỗi đủ để mua xe, chỉ cần cân đối chi tiêu hợp lý và chọn một chiếc xe với mức giá vừa phải là bạn có thể sở hữu một chiếc ô tô mà không cần lo nghĩ quá nhiều.
Để được như vậy, bạn cần thống kê chi tiết những chi phí nuôi xe, từ những chi phí bắt buộc cố định, đến những chi phí phát sinh có thể phải bỏ ra khi nuôi xe như đã đề cập ở trên. Các chi phí phát sinh có thể ít hoặc nhiều tùy thuộc vào dòng xe của bạn, mức tiêu hao nhiên liệu hay tần suất hoạt của xe mỗi tháng.
Bạn cũng nên so sánh các mức chi phí khi có điều kiện nơi làm việc cũng như chỗ ở khác nhau. Cụ thể, nếu bạn ở các thành phố lớn và nhà có chỗ để xe thì chi phí hàng tháng sẽ được giảm đi đáng kể. Nếu bạn ở nhà thuê hay nhà nhỏ không có chỗ đậu xe thì chi phí hàng tháng từ bến bãi hàng ngày hay hàng tháng. Nếu bạn chọn đậu đỗ ở các bãi giữ xe công cộng thì nguy cơ xe bị tróc sơn, trầy xước, mất cắp phụ tùng là rất lớn. Bên cạnh đó, khi sống tại các thành phố lớn thì chi phí nguyên liệu cũng nhiều hơn so với các vùng nông thôn hay ngoại ô.
Trong mức thu nhập này, nếu bạn muốn mua xe trả góp thì cũng cần cẩn trọng với các khoản phát sinh hàng tháng, cần cân đối và đảm bảo được nguồn chi trả hàng tháng, với mức thu nhập cố định đủ để trang trải cho cuộc sống cũng như các chi phí phát sinh.
3. Thu nhập trên 30 triệu đồng/ tháng có nên mua xe ô tô?
Với mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng, bạn hoàn toàn có thể tự tin mua và nuôi một chiếc ô tô cho một lần chi trả hay vay vốn mua xe. Giá ô tô tại Việt Nam cao hơn khá nhiều so với bình quân thu nhập của người dân, nên với mức tài chính trên 30 triệu mỗi tháng thì việc mua xe sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến các khoản sinh hoạt cần thiết hàng tháng.
Bên cạnh đó, việc mua xe trả góp cũng dễ dàng hơn khá nhiều vì khả năng hoàn trả khoản vay lớn, người vay vốn hoàn toàn có thể sở hữu chiếc xe dù số tiền đang có chỉ đủ 30% giá trị của xe.
Nếu cân đối chi tiêu tốt, bạn thậm chí còn có một khoản tiết kiệm nhỏ sau khi đã trừ hết toàn bộ chi phí, gồm cả chi phí nuôi xe. Như đã nói ở trên, với các loại xe phổ thông thì chi phí ở mức trung bình từ 3,5 đến 6 triệu 1 tháng, các dòng xe sang cần khoảng 10 triệu trở lên. Nếu như vậy, bạn cần có thu nhập trên 10 triệu 1 tháng nếu còn độc thân và trên 30 triệu một tháng nếu đã có gia đình để có thể tự tin mua và nuôi 1 chiếc xe ô tô.
Xe ô tô là phương tiện di chuyển giúp bạn tránh được khói bụi, nắng nóng hay mưa ngâu, đồng thời có thể phục vụ cho những chuyến du lịch ngắn ngày, về quê dịp lễ tết mà không cần thuê xe dịch vụ. Tuy nhiên, việc nuôi một chiếc xe cũng tốn kém nhiều chi phí nên nếu bạn quyết định mua thì hãy tính toán thật kỹ, đừng để chiếc xe trở thành gánh nặng tài chính, lâm vào cảnh nợ nần và nguồn thu nhập không đủ để trang trải cho chi phí vận hành.
Với các mức thu nhập khác nhau, bạn cũng cần cân đối tài chính kỹ hơn chắc rằng có thể sở hữu một chiếc xe ô tô mà vẫn đảm bảo cuộc sống cá nhân hay gia đình không bị ảnh hưởng.
7 đặc điểm nhận diện một chiếc ô tô từng bị "va chạm"
Mặt dưới nắp ca-pô bị biến dạng, móp méo, chắn bùn và cản xe được thay mới hoặc sơn bả quá nhiều,... là những chi tiết cho biết một chiếc xe ô tô đã từng bị đâm đụng, tai nạn.
Ô tô là một phương tiện di chuyển cần thiết và tiện lợi trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, chi phí để sở hữu một chiếc ô tô mới khá đắt đỏ nên việc mua ô tô đã qua sử dụng là lựa chọn hợp lý.
Lưu ý quan trọng nhất khi mua ô tô cũ là tránh những chiếc xe đã bị đâm đụng, tai nạn. Cho dù đã được "tút tát" lại để trông như nguyên bản, không bị gì nhưng vẫn sẽ có những chi tiết không thể che giấu được.
Dưới đây là 7 đặc điểm để nhận diện một chiếc ô tô đã từng bị đâm đụng, tai nạn:
1. Màu xe nguyên bản được sơn mới hoặc tân trang lại
Màu sơn là điểm dễ nhận diện nhất một chiếc xe ô tô đã từng bị đâm đụng vì những vùng va chạm thường sẽ bị móp, nước sơn bị bong tróc, hư hại nặng. Do đó, chủ xe buộc phải tân trang, sơn mới lại.
Quan sát kỹ màu sơn của xe, nếu thấy có vùng màu sắc hơi khác biệt so với màu sơn chính của xe, sẫm hơn hoặc nhạt hơn thì rất có khả năng là chiếc xe này đã từng được sơn lại. Hãy kiểm tra màu sơn kỹ hơn ở những vị trí thường xảy ra va chạm nhiều nhất là: đường gờ cửa, ốp thân xe, đầu xe, đuôi xe,...
2. Kính chắn gió bị nứt vỡ hoặc thay mới
Kính chắn gió của một chiếc xe ô tô thường sẽ rất khó hỏng, nứt vỡ nếu không bị tác động bởi một lực mạnh. Do đó, nếu một chiếc xe đã từng thay kính chắn gió thì bạn có quyền nghi ngờ chiếc xe này có khả năng từng bị tai nạn.
Để nhận biết kính chắn gió đã bị thay hay chưa, hãy xem thông số của kính ở góc dưới bên trái. Ví dụ nếu xe sản xuất năm 2010, thì hàng cuối cùng sẽ có số 0. Nếu xe sản xuất năm 2011 sẽ là số 1, tương tự 2012 sẽ là số 2...
Kính được thay mới sẽ không có số "VIN" trùng với năm sản xuất, đồng thời sẽ phải đi lại keo chỉ và nếu không phải đồ chính hãng, kính mới nhìn sẽ có nét "giả trân" hơn.
Ngoài ra, hãy xem xét thật kỹ kính chắn gió từ mặt trước đến mặt sau, nếu thấy vết nứt, mẻ thì cũng có thể chiếc xe đã từng bị tác động rất mạnh.
3. Chắn bùn và cản va bị trầy xước, nứt vá
Thường được sản xuất bằng nhựa tổng hợp nên khi va chạm xảy ra, chắn bùn và cản va là hai bộ phận dễ bị tổn hại nứt vỡ nhất. Hãy quan sát kỹ chắn bùn và cản va ở cả đầu và đuôi xe, nếu thấy xuất hiện trầy xước nặng, vết nứt hay vết vá, chứng tỏ xe đã từng bị đâm đụng.
Ngoài ra, nếu cản va và chắn bùn được thay mới hoặc sơn bả quá nhiều lớp thì đó có thể cũng là dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã qua tân trang sau một vụ tai nạn hoặc ít nhất là chủ xe trước đã cho chiếc xe va chạm khá nhiều.
4. Mặt dưới nắp ca-pô móp méo, biến dạng
Một chiếc ô tô bị va chạm mạnh ở phần phía trước, nếu như mặt trên nắp ca-pô dễ dàng được xử lý, sơn sửa lại thì phần mặt dưới của nắp ca-pô chính là nơi "tố cáo" về tình trạng chiếc xe.
Những xe chưa từng bị va đụng thì mép cạnh mặt dưới nắp ca-pô sẽ thẳng, đều, không có dấu vết móp lõm hay chắp vá. Mép cạnh hai bên phải tương xứng với nhau, khi đóng lại không bị vênh.
Các lỗ nhỏ trên xương của nắp ca-pô phải nguyên dạng, không bị méo. Nếu những lỗ tròn nhỏ này móp méo, biến dạng (thành hình elip hay cong vênh chẳng hạn), chắc chắn nắp ca-pô đã từng bị nắn lại.
Đặc biệt, hãy lưu ý xem xét đường keo chỉ viền ở bên trong mép nắp capo. Nếu dùng tay ấn vào đường keo chỉ mà thấy có sự đàn hồi thì là keo chỉ "xịn" chính hãng. Còn nếu dùng tay ấn, đường keo chỉ kém đàn hồi, có thể phát ra tiếng "tách" kèm theo đó là vết thủng, đồng nghĩa đường keo chỉ đã bị chạy lại.
5. Mép cửa, khe cửa, ốp không đều nhau tuyệt đối
Nếu một chiếc ô tô từng bị đâm đụng từ hai bên hông thì phần mép cửa, khe cửa và ốp sẽ không còn nguyên vẹn hình dạng như ban đầu. Bởi lẽ, 2 vị trí này thường được dập trực tiếp tại nhà máy nên đây là một khối liền mạch, có sự chính xác cao và đều nhau. Nếu xe từng bị va đụng, mép cửa sẽ được gò lại bằng thủ công, dù có khéo tay đến mức nào thì phần mép và các khe cửa không thể đều nhau một cách tuyệt đối.
Nếu xe chưa bị va chạm, khe cửa, mép cửa phải thẳng, đều từ trên xuống và đều giữa các cửa. Bạn có thể mở các cửa khác nhau trên xe để có sự so sánh dễ dàng và chi tiết nhất.
6. Đường viền thân xe hai bên không cân xứng
Đường viền thân xe của một chiếc xe chưa từng bị va chạm thường sẽ thẳng và đều. Để quan sát rõ nhất, bạn có thể ngồi ở đầu xe hoặc đuôi xe, canh sao cho mắt ngang tầm với đường viền. Cách nhìn sẽ giúp bạn nhìn chuẩn nhất đường viền có bị méo, lệch hay không. Nếu đường viền bị méo, hai bên không đều thì rất có khả năng phần ốp thân xe hay đường viền đã được thay thế.
7. Cốp sau xe có vết nắn gò, đi keo chỉ
Nếu quan sát phần khoang máy, đầu trước, giúp bạn phát hiện xe có bị va chạm trực diện hay chưa thì quan sát phần cốp sau xe, đuôi xe sẽ giúp bạn biết được xe có bị sự cố đâm từ phía sau hay không.
Hãy mở cốp sau xe và quan sát từng chi tiết nhỏ, nhất là các góc cạnh, xem hai bên có đối xứng hay không, có vết gò hay vết tích từng va chạm không. Nếu có vết nắn, gò lại, đi lại keo chỉ thì gần như chắc chắn, chiếc xe đã bị va chạm mạnh từ phía sau.
Ở nông thôn, chỉ làm nông nghiệp có nên sắm "xế hộp"? Vợ chồng tôi có khoảng 500 triệu, nhà ở nông thôn rộng rãi, con cái đã lớn, máy móc nông cụ đủ cả,... liệu có nên sắm một chiếc ô tô cũ để ra thăm đồng cho đỡ mưa nắng, thi thoảng đi chơi hay không? Độc giả Nguyễn Văn Định (42 tuổi, Hà Nam) vừa chia sẻ với VietNamNet câu chuyện "khó...