Thu nhận hơn 15 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chip
Công an 63 tỉnh, thành thu nhận hơn 15 triệu hồ sơ để cấp căn cước công dân gắn chip, đạt khoảng 30% chỉ tiêu đề ra, tính đến đầu tháng 4.
Số liệu trên được lãnh đạo Bộ Công an thông tin trong cuộc giao ban trực tuyến ngày 6/4 về tiến độ hai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp thẻ căn cước công dân.
Mục tiêu Bộ Công an đề ra đến ngày 1/7 cấp 50 triệu thẻ căn cước, như vậy tiến độ đến nay đạt khoảng 30%. Một số địa phương đã vượt chỉ tiêu như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Đăk Nông, Bình Phước, Bắc Kạn…
Bên cạnh những kết quả được, các đơn vị tham gia họp trực tuyến nêu lên những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai 2 dự án, đặc biệt đối với các tỉnh có nhiều địa bàn xã, thị trấn là vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa không có sóng điện thoại, ảnh hưởng đến việc trao đổi, xác minh, truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hạ tầng đường truyền 2 dự án tại một số địa phương chưa đảm bảo kết nối thông tin truyền dẫn từ Trung ương đến công an cấp xã.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban trực tuyến. Ảnh: Bộ Công an
Để đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ căn cước công dân, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, địa phương “không ngừng cải tiến các quy trình, thủ tục, tăng cường lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của dân cư tại địa bàn”.
Công an các địa phương cũng được giao rà soát và đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác đăng ký quản lý cư trú, từ đó chủ động xây dựng giải pháp về nguồn nhân lực, thiết bị…, để đảm bảo duy trì tiến độ công việc.
“Cân nêu cao trách nhiệm bởi vì sẽ không có cơ hội sửa sai khi dữ liệu chính thức được chia sẻ với các bộ, ngành vào tháng 7/2021″, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nói.
Tại Hà Nội , Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó giám đốc Công an thành phố, cho biết, đến nay thủ đô đã thu nhận được trên 1,8 triệu hồ sơ, xử lý và truyền dữ liệu lên Trung ương 746.000 hồ sơ và nhận gần 80.000 thẻ căn cước (đạt 12,3% tổng dữ liệu đã chuyển).
Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho “chiến dịch” cấp 6 triệu thẻ căn cước công dân trên địa bàn, Công an TP Hà Nội đã huy động gần 1.500 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia; huy động công an cấp xã hỗ trợ trong quá trình cấp lưu động tại địa bàn.
Thẻ căn cước công dân gắn chip cấp cho công dân Ảnh: Bá Đô
Lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho rằng, quá trình sử dụng phần mềm còn một số khó khăn, vướng mắc, như: Vân tay trên giao diện thu nhận thể hiện đạt và được chấp nhận, nhưng khi in ra phiếu lại bị đứt đoạn, thu nhỏ không đảm bảo tra cứu, xác minh tại tàng thư căn cước công dân; phần mềm chưa đầy đủ các chức năng thống kê báo cáo nên nhiều nội dung phải cộng thủ công, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thu nhận hồ sơ…
Từ thực tế này, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sớm khắc phục lỗi phần mềm tại các bước thu nhận và xử lý dữ liệu; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với công tác cấp, quản lý thẻ gắn chip điện tử.
Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân được Thủ tướng phê duyệt đầu tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư 2.800 tỷ đồng, gồm các hạng mục xây dựng trung tâm thu nhận dữ liệu, sản xuất thẻ căn cước gắn chip điện tử; hệ thống hạ tầng, thiết bị cho công an trên toàn quốc.
Xét nghiệm COVID-19trên tinh thần tiết kiệm
Ngày 24/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các thành viên thống nhất, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương... đã được kiểm soát.
Lấy mẫu xét nghiệm cho một cháu bé ở Đà Nẵng
Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống máy móc, dự án nghiên cứu sản xuất sinh phẩm để chủ động mức cao nhất việc xét nghiệm COVID-19 trên tinh thần "xét nghiệm tiết kiệm".
Chi viện lẫn nhau
Qua đợt chống dịch, Bộ Y tế sẽ tổng hợp kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 để tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành "Sổ tay hướng dẫn chung sống an toàn trong điều kiện dịch bệnh". Đặc biệt, Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT sớm ban hành "Sổ tay phòng, chống dịch trong trường học". Ngoài ra Bộ Y tế có phương án để các địa phương cùng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm, chi viện lẫn nhau nhằm tiết kiệm nguồn lực chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó, các chuyên gia đề nghị ngành y tế tiếp tục theo dõi sát việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trên toàn thế giới; đồng thời cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vắc-xin ở Việt Nam để sớm có vắc-xin chống COVID-19 an toàn.
Tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, qua báo cáo, kiểm tra, Bộ Công an phát hiện có một số địa phương chưa thực hiện chưa đúng quy trình xin đăng ký cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư... vào Việt Nam; còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, đưa đối tượng không đúng quy định nhập cảnh vào Việt Nam.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, để chung sống an toàn với dịch bệnh, các cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản như: hạn chế đi ra ngoài; thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc trên các phương tiện công cộng, nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, không lơ là, chủ quan trước diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Việt Nam cán mốc 1 triệu xét nghiệm Realtime RT-PCR
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, số ca mắc đang giảm dần trong những ngày gần đây với 4 buổi sáng liên tiếp không ghi nhận ca COVID-19 mới và buổi chiều ghi nhận khoảng 2-6 ca mắc mới. Đà Nẵng là địa phương có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất cả nước, tiếp theo là tỉnh Quảng Nam.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ khi bùng nổ dịch COVID-19 đến 15h ngày 24/8, Việt Nam đã thực hiện được tổng cộng 1.009.145 xét nghiệm bằng phương pháp RealTime RT-PCR. Riêng trong ngày 24/8 đã thực hiện 11.698 mẫu. Trong vòng 1 tháng qua, công suất xét nghiệm đã tăng gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần 1 tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Hiện toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng làm việc với Công an TP Hồ Chí Minh Sáng 1/4, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các Cục nghiệp vụ làm việc với Công an TP Hồ Chí Minh về nhiều nội dung. Trong đó, bao gồm tháo gỡ những khó khăn về công tác Công an trên địa bàn, công tác đảm bảo an ninh trật tự đợt...