Thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội về 6.700 cây xanh sẽ bị chặt hạ
Là một người dân Hà Nội và yêu Hà Nội, chứng kiến việc chặt hạ hàng trăm cây xanh trên đường phố Thủ đô, ông Trần Đăng Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam – đã thông qua Dân trí gửi bức thư ngỏ tới Chủ tịch UBND TH Hà Nội.
Hàng trăm cây cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội) đã bị chặt hạ hồi cuối năm 2014 để phục vụ thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Ảnh Nguyễn Dương)
Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.
Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào, nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; Để đảm bảo giao thông.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.
Tôi xin kiến nghị ông Chủ tịch:
Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Video đang HOT
Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây… theo phương thức nào.
Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng!
Trần Đăng Tuấn
(Phố Mỹ Đình – quận Từ Liêm – Hà Nội)
"Nhà đầu tư nhỏ" gửi đơn lên Trung ương "đòi lại công bằng"
Qua 2 cuộc đối thoại với lãnh đạo TP Đà Nẵng không thành mà "nhà đầu tư lớn" đã tiến hành xây dựng, các "nhà đầu tư nhỏ" quyết định gửi đơn đến Trung ương, Bí thư và Chủ tịch TP Đà Nẵng cùng các cơ quan báo chí để "đòi lại công bằng".
Đơn kiến nghị của 23 hộ dân là chủ sở hữu 65 lô đất (3,2ha) ở khu Đảo Xanh 2 phía Đông Nam tượng đài 29/3 phản ánh: "Chúng tôi đã đầu tư vào khu đất này từ năm 2006. Mặc dù chúng tôi là những nhà đầu tư nhỏ với mục đích sẽ làm khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ phục vụ TP du lịch ven sông. Từ đó đến nay tình hình kinh tế trải qua nhiều khó khăn chúng tôi cũng không bán vì với mục đích như trên".
Các "nhà đầu tư nhỏ" phản đối đơn vị thi công ngay tại các lô đất của mình
Tháng 3/2013, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Văn Hữu Chiến - ký quyết định số 1708 phê duyệt tổng mặt bằng "Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam đài tưởng niệm (Asia park).
Theo quyết định này, TP Đà Nẵng giao cho Công ty TNHH Công viên Châu Á hơn 84ha (846.632m2) đất để xây dựng công viên vui chơi giải trí. Trong hơn 84ha này bao gồm cả 65 lô đất của 23 "nhà đầu tư nhỏ" đã mua từ năm 2006.
Các chủ lô đất này cho biết, trong khi chưa có thỏa thuận nào thì ngày 29/5/2013, Chủ tịch quận Hải Châu - ông Lê Anh - đã ký quyết định thu hồi đất của các "nhà đầu tư nhỏ" này để giao cho Công ty TNHH Công viên Châu Á xây dựng khu vui chơi giải trí. Một chủ lô đất bức xúc "quận tự ra quyết định thu hồi đất mà chúng tôi không hề hay biết".
Mãi đến ngày 14/11/2014, lãnh đạo TP mới có cuộc họp thăm dò ý kiến của các nhà đầu tư là: "Tước quyền tài sản của công dân, của nhà đầu tư chúng tôi, là cố tình đi ngược lộ trình, là một việc làm trái với luật pháp, trái đạo lý. TP vừa thu hồi đất tổng vừa cho thu hồi cả đất từng hộ dân là vi phạm quyền tài sản của nhân dân", đơn kiến nghị tập thể của các "nhà đầu tư nhỏ" ghi rõ.
Trong khi đó, đất của các nhà đầu tư này không thuộc diện thu hồi theo điều 40, điểm 2 Luật đất đai 2003 cũng như điều 73, điểm 1 Luật đất đai 2013 "đất phù hợp với quy hoạch, người đầu tư phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng của dân".
Đơn khiếu nại của các "nhà đầu tư nhỏ" gởi đến các cơ quan chức năng
Theo các chủ lô đất, năm 2006, họ đã mua đất từ một dự án của Nhà nước với giá rất cao, nhiều người mua lại giá 11 triệu đồng/m2, giá thấp nhất cũng 7,5 triệu đồng/m2. Tất cả các lô đất này hoàn toàn hợp pháp và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng pháp luật.
Từ đó đến nay, các "nhà đầu tư nhỏ" này đã chịu lãi suất rất cao, trung bình đến 15%/năm, tính ra giá vốn cũng 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, TP Đà Nẵng lại ra thông báo thu hồi các lô đất này với giá từ 2,098 triệu đồng/m2 đến 3,5 triệu đồng/m2.
Tuy chưa được thỏa thuận để thu hồi nhưng "nhà đầu tư lớn" lại cho tiến hành xây dựng trước các khu đất của "nhà đầu tư nhỏ" rào chắn lối đi vào khu đất, thậm chí còn đề xuất với TP "mượn" đất của "nhà đầu tư nhỏ" để làm cầu đi qua.
Các "nhà đầu tư nhỏ" này đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng cần công khai, minh bạch và đối xử công bằng, đúng pháp luật với việc thu hồi đất trong dự án này, cần được tôn trọng đúng mực, giá trị thỏa thuận có lợi hơn.
Ngoài ra, nếu TP không có khả năng thỏa thuận mua lại đất của nhà đầu tư trước thì phải nhanh chóng tháo bỏ quy hoạch tài sản của các "nhà đầu tư nhỏ" để không đi ngược lại với chủ trương kêu gọi đầu tư của TP, để không mang tiếng là o ép các nhà đầu tư bé, o ép nhân dân.
Ông Lương Đình Huệ, một trong những "nhà đầu tư nhỏ" đưa cho PV Dân trí một công văn của ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng về việc "tạo điều kiện để thi công chạy thử tuyến monorail tại dự án Công viên Châu Á". Nội dung công văn này đề nghị hộ ông Lương Đình Huệ "tạo điều kiện bàn giao trước mặt bằng phần diện tích thi công 5 trụ đỡ trong 5 lô đất trống và công Nguyễn Văn Tùng cùng bà Trần Thị Kim Chi (nhà xe Hoàng Hải Tùng) tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan trước nhà ga monorail của dự án trong khoảng thời gian từ ngày 8/1 đến ngày 8/3/2015".
Khi nhận được công văn này, các hộ dân rất bức xúc vì cho rằng trong khi các bên chưa thỏa thuận được việc thu hồi đất thì TP Đà Nẵng lại "tạo điều kiện thuận lợi" để "nhà đầu tư lớn" tiến hành xây dựng công trình.
Trong 2 ngày 4-5/1, các xe chuyên dụng của nhà thầu chuẩn bị tiến hành đóng cọc ngay trước các lô đất của các hộ dân này nên rất đông người đến phản đối, yêu cầu xe chuyên dụng này đi chỗ khác, khi nào các bên thỏa thuận xong thì mới được tiến hành thi công. Trong lô đất của ông Lương Đình Huệ các công nhân tiến hành kéo cáp điện ngang qua đã bị ông yêu cầu tháo dỡ.
Tiếp đó, chiều ngày 6/1, một số hộ dân thuộc dự án đã được lãnh đạo TP mời lên để thỏa thuận việc cho nhà thầu "mượn" đất tiến hành xây dựng công trình, tuy nhiên các chủ lô đất này cương quyết từ chối cho mượn đất.
Ông Phạm Văn Thìn - chủ một lô đất cho biết: Tôi không cần TP đền bù lại bằng đất ở vì chúng tôi đã có nhà cửa, trước đây chúng tôi mua là để kinh doanh, cho con cháu. Giờ TP đền bù với giá không bằng giá bán ra từ năm 2006. Đây là giá ép chúng tôi đổi đất ở vị trí khác không bằng ở đây".
Tất cả 23 hộ dân ở đây đều chung một nguyện vọng: "Nếu TP thu xếp vốn không được thì chúng tôi sẽ xây dựng theo quy hoạch, còn nếu đã thu hồi thì nên đưa ra một mức giá hợp lý".
Công Bính
Theo Dantri
Cháy lớn trong đêm, 6 người trong một gia đình tử vong Vụ cháy xảy ra vào khoảng 3 - 4 giờ sáng nay, 29/12, nhưng đến gần 5h mới được người dân phát hiện. Bước đầu xác định cả 6 người trong ngôi nhà cháy đều tử nạn. Ngôi nhà bị cháy là nhà may Kiều nằm trong ngõ 136 Nguyễn Đức Cảnh (phường Cát Dài, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Theo thông...