Thử nghiệm sương mù Pandarra chống tên lửa Trung Quốc
Lực lượng Hải quân Mỹ đã bắn thử nghiệm “sương mù” Pandarra trong một cuộc tập trận nhằm bảo vệ tàu sân bay của nước này trước những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình siêu thanh của Trung Quốc như C-602 và C-805 trên Guam, tờ “Want China Times” của Đài Loan ngày 17-9 dẫn nguồn tin từ một tạp chí quốc phòng của Nga cho biết.
Tàu USS Frank Cable của Hải quân Mỹ
Trong đợt tập trận kéo dài từ ngày 21 đến 25-6 vừa qua, Hải quân Mỹ đã sử dụng 2 tàu khu trục thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke, có nhiệm vụ bảo vệ tàu USS Frank Cable, một tàu sân bay chuyên hỗ trợ hậu cần cho các loại tàu ngầm. Hai tàu khu trục này đã bắn ra những đám mây có chứa những hạt
carbon có tên là Pandarra Frog (sương mù Pandarra) để bảo vệ tàu USS Frank Cable trước những nguy cơ tấn công của tên lửa hành trình siêu thanh. Sương mù Pandarra được Hải quân Mỹ phát triển nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ tên lửa của Trung Quốc, có thể phá hủy hệ thống dẫn đường của tên lửa tấn công các tàu chiến của Mỹ. Theo nhận định của tạp chí quốc phòng của Nga, Pandarra sương mù có giá thành rẻ hơn những hệ thống tên lửa đánh chặn khác, phá hủy hệ thống radar của chính những tàu khu trục phát ra nó, tuy nhiên, điểm yếu của nó là không sử dụng được trong thời tiết xấu.
Theo ANTD
Video đang HOT
Trung Quốc khoe thử thành công tên lửa đánh chặn
Truyền thông Trung Quốc cho biết Quân đội PLA vừa tiến hành một cuộc thử nghiệm chống tên lửa lần thứ 3 hôm qua với rất ít chi tiết cụ thể dù khẳng định đã thành công.
The Diplomat dẫn lời Tân Hoa Xã đưa tin, ngày hôm qua, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa tiến hành một "cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn trên đất liền". Báo cáo cho biết, Bộ Quốc phòng nói rằng các thử nghiệm " đã đạt được mục tiêu như mong muốn".
Thực tế, đây là lần thử nghiệm thứ ba mà Trung Quốc công bố. Vào tháng 1 năm 2013, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nói rằng họ đã thực hiện thành công "một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa trên đất liền." Các báo cáo vào thời điểm đó cho biết thử nghiệm liên quan đến công nghệ cao nhằm "phát hiện, theo dõi và phá hủy tên lửa đạn đạo ở bên ngoài. "
Trước đó, tháng 1 năm 2010, Trung Quốc tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên. Vào thời điểm ấy, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao chắc chắn rằng: "Cuộc thử nghiệm này mang tính chất phòng thủ và không nhắm vào đất nước nào". Tân Hoa Xã báo cáo rõ rằng các thử nghiệm "sẽ không gây ra mảnh vỡ nào trong quỹ đạo không gian và cũng không đe dọa tới sự an toàn của quỹ đạo tàu vũ trụ".
Ảnh minh họa.
Theo Global Security, cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng việc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo đầu tiên trong năm 2010 đã sử dụng tên lửa SC-19 phóng từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla ở miền tây Trung Quốc. Tên lửa này đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 của Trung tâm Shuangchengzi cách khoảng 1.100 km đi từ Korla.
Global Security cũng lưu ý rằng tên lửa SC-19 đã tăng tải trọng đối với những cuộc thử nghiệm chống vệ tinh trực tiếp đi lên cả trong năm 2007 và 2010 khi Trung Quốc bắn hạ một trong những vệ tinh thời tiết riêng của nó.
Tương tự như vậy, sau cuộc thử nghiệm năm 2010, Jeffrey Lewis lo ngại rằng trong khi Trung Quốc đang cố gắng tách hệ thống phòng thủ chống vệ tinh và tên lửa, thì công nghệ này về cơ bản là giống nhau: sự phát triển của máy bay đánh chặn động năng - được gọi là công nghệ "hit-to-kill", chỉ sử dụng một viên đạn để bắn trúng một viên đạn.
"Đáng chú ý là cuộc thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007 và cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên đều tiến hành trong cùng một ngày là ngày 11 tháng 1. Tiếp theo, các cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa thứ hai cũng được tiến hành trong tháng Giêng năm đó.
Lewis cũng phân tích theo những cách khác nhau khi Trung Quốc công khai chống vệ tinh và thử nghiệm phòng thủ tên lửa. Mặc dù những điểm tương đồng trong các công nghệ được sử dụng, nhưng Bắc Kinh đã để những cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh trong sự mơ hồ và không rõ ràng. Thật ra, Trung Quốc thường không công khai chi tiết các cuộc thử nghiệm.
Ngược lại, Trung Quốc cũng thường xuyên thông báo kiểm tra phòng thủ tên lửa trong một thời gian rất ngắn trước khi thực hiện. Đồng thời, Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh trong cuộc thử nghiệm trước vì không thông báo sớm và hầu như không đưa ra chi tiết chính xác về các thử nghiệm phòng thủ tên lửa, thay vào đó là chỉ nói một cách chung chung.
Không chỉ vậy, Tân Hoa Xã báo cáo về cuộc thử nghiệm gần đây nhất là hôm qua thậm chí còn ngắn gọn hơn cả so với những người trước đây, mặc dù cuộc thử nghiệm có thể sẽ mở rộng trong những ngày tới.
Thực tế, cuộc thử nghiệm chống tên lửa lần này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc ra lệnh cho 12 sân bay lớn ở phía đông cắt giảm 1/4 các chuyến bay hàng ngày vào tầm giữa tháng Tám. Sự bất tiện này đã bị áp đặt do quân đội Trung Quốc đang tiến hành "những cuộc tập trận thường xuyên" trong các khu vực bị ảnh hưởng.
Bản chất của các cuộc tập trận là không rõ ràng trong các báo cáo. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông nhà nước trước đó đã nói rằng bắt đầu từ ngày 15 tháng 7, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật 3 tháng trong 6 quân khu. Cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo ngày hôm qua có khả năng là một phần trong những cuộc tập trận đó.
Quế Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ phát triển lá chắn tên lửa tàu chiến nhỏ Hệ thống phòng chống tên lửa giá thành thấp, tầm gần TALON chỉ nặng 230kg và trang bị trên tàu tuần tra, tàu chiến nhỏ. Hãng Raytheon và L-3 Communications vừa trình làng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn mới. Nó có thể được sử dụng chống lại các cuộc tấn công bằng đường không trên biển và đủ nhỏ để...