Thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa có văn bản gửi UBND; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe và người đi cùng trên xe ô tô vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06 – Bộ Công an) thay cho mã QR Code của ngành giao thông vận tải.
CSGT quét mã QR Code trên điện thoại thông minh đối với phương tiện giao thông từ Hòa Bình vào Hà Nội khi qua chốt kiểm soát dịch huyện Chương Mỹ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thực hiện chủ trương của Chính phủ thống nhất sử dụng một phần mềm phục vụ phòng chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản về việc sử dụng phần mềm khai báo thông tin cho phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Trên cơ sở hướng dẫn của Cục C06 (Bộ Công an) triển khai thống nhất phần mềm quản lý công dân di chuyển nội địa phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 18 giờ ngày 24/9/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai áp dụng thử nghiệm phần mềm kê khai thông tin đối với người trên xe ô tô (lái xe và người đi cùng) vận tải hàng hóa tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.
Khi sử dụng phần mềm của Cục C06, người trên ô tô vận tải hàng hóa sẽ thực hiện kê khai thông tin, phần mềm sẽ cấp mã QR Code theo hướng dẫn kèm theo. Lái xe in mã QR Code của mình ra khổ giấy A5 và dán trên kính xe phía trước, kính hai bên thành xe để thay thế cho giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Mỗi phương tiện sẽ có 1 mã QR Code cố định được tạo ra ở lần kê khai đầu tiên. Khi đổi xe khác, chỉ cần truy cập vào phần mềm để cập nhật lại thông tin về phương tiện và thông tin khác nếu có thay đổi, lấy mã QR Code đã in dán lên xe mới trước khi điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
Trong thời gian triển khai thử nghiệm, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hàng hóa thực hiện kê khai thông tin trên phần mềm của Cục C06 tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ http://vantair.drvn.gov.vn.
Video đang HOT
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với xe ô tô vận tải hàng hoá theo hướng dẫn tại Quyết định 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 của Bộ Giao thông vận tải không áp dụng với xe ô tô chở người như: xe con, xe khách, xe máy.
“Trong thời gian thử nghiệm phần mềm của Cục C06, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hàng hoá có thể sử dụng mã QR Code trên phần mềm của Cục C06 hoặc mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để dán trên xe ô tô vận tải hàng hoá của đơn vị mình”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.
Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, trong giai đoạn thí điểm vẫn duy trì song song hai phần mềm.
Kết thúc thí điểm, ứng dụng của Cục C06 hoạt động ổn định mới dừng cấp mã QR Code vận tải hàng hóa trên ứng dụng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Việc cấp mã QR Code chỉ tập trung vào một địa chỉ của Cục C06. Mục đích trong phòng chống dịch COVID-19 là quản lý người trên xe ô tô hàng hóa nên Bộ Công an cấp mã QR Code là hợp lý.
Ngay cả phần mềm khai báo y tế của Bộ Y tế cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng của Cục C06 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Việc sử dụng một ứng dụng sẽ tạo thuận lợi hơn cho lái xe và doanh nghiệp. Thay vì phải khai báo tại cả hai địa chỉ của Cục C06 và của ngành giao thông vận tải, doanh nghiệp lái xe chỉ phải khai báo 1 lần”, ông Tô Nam Toàn chia sẻ.
Rốt ráo gỡ "nút thắt" vận chuyển hàng hóa ở các tỉnh phía Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động vận tải hàng hóa cho các tỉnh phía Nam.
Trong thông tin phát đi chiều nay (9/7), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết đã gửi nhiều văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố về việc phân luồng phương tiện vận tải hàng hóa, nhằm bảo đảm thông suốt 24/24h, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa tại các tỉnh thành phố phía Nam được nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hàng hóa vận chuyển.
Để tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phòng, chống không để lây nhiễm dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa, Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo Sở, ban ngành địa phương về các công việc cụ thể.
Cửa ngõ TPHCM bị ùn tắc trong ngày đầu giãn cách xã hội (Ảnh: Nguyễn Quang).
Theo đó, Sở GTVT có văn bản yêu cầu triển khai công việc tới các đơn vị vận tải trên địa bàn chủ động liên hệ với Sở Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại địa phương hoặc các đơn vị được Sở Y tế chỉ định để khẩn trương thực hiện xét nghiệm, tiêm phòng vắc xin cho lái xe, người bốc xếp dỡ hàng hóa trên xe và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Trước khi phương tiện, lái xe đi đến, đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch, yêu cầu người lái xe cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện và lái xe đến các chốt kiểm soát liên ngành tại địa phương đi đến hoặc đi qua.
Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
"Đơn vị vận tải, lái xe phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã cung cấp cho các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở GTVT trong quá trình vận chuyển.
Thực hiện hậu kiểm các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp; thực hiện thông báo đến các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở GTVT có liên quan để phối hợp quản lý" - Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh.
Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chốt kiểm soát liên ngành thực hiện kiểm tra tại chỗ và giải quyết ngay cho phương tiện thông qua chốt đối với các phương tiện đã có đầy đủ thông tin về đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình vận chuyển.
Giao Sở GTVT chủ trì và phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức kiểm ngay các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp cho các chốt. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; thông báo ngay đến các chốt kiểm soát và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nêu rõ về việc tạo thuận lợi (tạo luồng xanh) cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, công nhân, chuyên gia lưu thông từ các tỉnh qua lại TPHCM trong thời gian địa phương này thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 0h ngày 9/7.
Bộ GTVT cũng ban hành công điện gửi các Cục chuyên ngành, Sở GTVT các địa phương và Sở Giao thông - Xây dựng Lào Cai về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Công an sẽ cấp mã QR Code xe 'luồng xanh' thay Bộ GTVT Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi UBND, các Sở GTVT địa phương đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát xe vận tải hàng hoá bằng mã QR Code của Bộ Công an thay cho mã QR Code ngành GTVT. Bộ Công an sẽ cấp mã QR Code xe "luồng xanh" vận tải hàng hoá thay...