Thử nghiệm liệu pháp điều trị ung thư da hiệu quả
Nghiên cứu trên kiểu mắc ung thư da nghiêm trọng nhất hay còn gọi là u hắc tố ác tính, đã có bước tiến mới. Các nhà khoa học đã công bố kết quả các test thử nghiệm của hai phương pháp điều trị mới có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Có một tin gây xôn xao giới khoa học: các test thử trên những bệnh nhân có khối u hắc tố ác tính tại Anh đã chứng minh tính hiệu quả của hai phương pháp điều trị mới, nhằm vô hiệu hóa các khối u trong cơ thể họ.
U hắc tố ác tính là một trong những bệnh ung thư da hiếm gặp nhất, nhưng cũng là một trong những loại ung thư da nghiêm trọng nhất. Khi nó lây lan đến các cơ quan khác của cơ thể và rất khó điều trị. Một bệnh nhân được chẩn đoán bị u hắc tố ác tính đang di căn chỉ hy vọng sống được trung bình trong 6 tháng mà thôi.
Tuy nhiên với hai phương pháp điều trị mới thử nghiệm trên một số bệnh nhân cho phép tăng thời gian sống của họ lên từ 1 đến 2 năm.
Kháng thể ngăn chặn sự tiến triển của khối u
Cả hai chất, lambrolizumab và nivolumab, có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư tấn công vào hệ thống miễn dịch. “Những liệu pháp mới này giúp hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại bệnh ung thư”, giáo sư Peter Johnson, bác sĩ lâm sàng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư của Anh cho biết.
“U hắc tố ác tính có thể phát triển khi tìm cách thoát khỏi sự cảnh giác của hệ miễn dịch. Một trong những cách để khối u làm điều này là khiến cho các tế bào miễn dịch ngừng hoạt động khi chúng tiếp cận khối u. Các phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn âm mưu xâm nhập của các tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch nhận biết sự hiện diện của chúng và tiêu diệt chúng”, Peter Johnson nói trên tờ Telegraph.
Video đang HOT
Chất lambrolizumab, còn được gọi là MK-3475, được sử dụng trên 411 bệnh nhân. 69% trong số họ sống sót ít nhất một năm sau khi được điều trị, các nhà nghiên cứu cho biết những thử nghiệm của họ tại Hội nghị lần thứ 50 của Hiệp hội ung thư, Mỹ diễn ra từ ngày 30/5 đến 3/6.
Ngăn ngừa tế bào ung thư di căn xuống phổi
Tiến sĩ David Chao cũng đã công bố trường hợp của một trong những bệnh nhân của ông. Đó là một người đàn ông tên là Warwick Steele 64 tuổi bị u hắc tố ác tính đã di căn đến phổi. Cách đây một vài tháng, bệnh nhân này gần như không thể đi lại được và không thể thở được bình thường. Từ tháng 10 năm ngoái, ông này đã nhận truyền lambrolizumab ba tuần một lần.
Sau 3 lần truyền như thế, Tiến sĩ Chao thấy rằng các tế bào ung thư di căn xuống phổi của bệnh nhân này đã hoàn toàn biến mất. “Các lambrolizumab dường như đã làm một cuộc cách mạng đối với việc điều trị căn bệnh ung thư này”, tiến sĩ Chao tuyên bố, điều này được BBC trích dẫn.
Sẽ có test thử trên diện rộng
Kết hợp với ipilimumab, liệu pháp miễn dịch đang được áp dụng, kháng thể thứ hai được thử nghiệm cũng cho kết quả rất khả quan. Trong số 53 bệnh nhân được điều trị bằng nivolumab, 85% có thể kéo dài sự sống trong một năm, và 79% trong hai năm.
Mặc dù các kết quả điều trị đáng khích lệ, các chuyên gia ung thư vẫn tỏ ra thận trọng vì các thử nghiệm mới chỉ là giai đoạn đầu, và các test thử này phải được tiến hành trên diện rộng để có thể rút ra kết luận chính xác. Các nhà khoa học còn phải kiểm tra các tác dụng phụ có thể xảy ra của các liệu pháp điều trị mới. Hiện thượng đổ mồ hôi về đêm và giảm trí nhớ ở thể nhẹ là những gì mà bệnh nhân Warwick Steele gặp phải khi điều trị.
Tại Pháp, mỗi năm, người ta phát hiện gần 10.000 trường hợp bị u hắc tố ác tính ở da, bệnh này thường gặp ở những người ở độ tuổi 60. Với 8.250 ca phát hiện trong năm 2010, trong đó 47% là đàn ông, u hắc tố ác tính là bệnh ung thư đứng thứ 11, đối với cả 2 giới, theo Viện ung thư quốc gia của Pháp.
Trong 80% các trường hợp mắc u hắc tố ác tinh, khởi đầu bệnh có thể là sự xuất hiện của một điểm sắc tố trên da, nhưng đối với 20% khác, đó là sự thay đổi của màu sắc và hình dạng của nốt ruồi. Nguy cơ mắc bệnh có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài : tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và với tia cực tím nhân tạo, kiểu da, lượng nốt ruồi quá nhiều, hoặc tiền sử cá nhân và gia đình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện u hắc tố ác tính trên da.
Theo Vnmedia
Những cách bảo vệ da giữa những ngày hè nắng nóng
Phơi nắng nhiều có thể gây cháy da, hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư da. Vì vậy, giữa cái nắng khắc nghiệt của ngày hè, bạn nên tuân thủ một số cách bảo vệ làn da.
1. Tránh phơi nắng trong khoảng từ 11h đến 13h
Đây là khoảng thời gian trong ngày khi các tia xạ của mặt trời có mức độ mạnh nhất, vì thế, bạn nên tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian này.
Đối với các công việc như xén cỏ hay làm vườn, bạn có thể làm vào buổi chiều tối hoặc buổi sáng. Nếu bắt buộc hoặc muốn ra ngoài trong khoảng thời gian nắng gắt này, bạn nên mặc quần áo bảo vệ và bôi kem chống nắng.
2. Dùng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả trong những ngày u ám
Bạn có biết bạn có thể bị cháy nắng ngay cả vào ngày có nhiều mây và mưa hoặc ở giữa mùa đông? Bạn có thể không nghĩ tới kem chống nắng khi bạn đã có ô che, tuy nhiên, bôi kem chống nắng mỗi ngày vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ da bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
3. Dùng đúng loại kem chống nắng
Có rất nhiều loại kem chống nắng và bạn có thể không biết chắc chắn loại nào mình cần. Đối với da dầu, bạn hãy sử dụng kem chống nắng dạng gel. Đối với khuôn mặt, hãy sử dụng dạng bôi. Còn tay và chân, bạn hãy sử dụng kem hoặc lotion. Nếu bạn chuẩn bị đi bơi, đi dưới trời mưa hoặc tập thể dục - những hoạt động có thể làm bạn đổ mồ hôi, bạn nên sử dụng loại kem chống nắng không thấm nước.
Ngoài ra, bạn cần biết rằng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao, mức độ bảo vệ càng tốt. Ví dụ, SPF 15 có nghĩa, nếu sử dụng đúng, sản phẩm này sẽ chặn được 15% các tia bức xạ mặt trời. SPF 30 sẽ chặn 30% các tia nắng đó.
4. Thoa kem chống nắng 20-30 phút trước khi ra nắng
Sai lầm lớn nhất là khi chúng ta đang cố gắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là thoa kem chống nắng không đủ thời gian để nó có tác dụng. Muốn kem chống nắng có hiệu quả, nó cần được bôi 20-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Bạn đừng chờ cho tới khi ra biển mới bắt đầu bôi kem chống nắng, hãy thoa kem trước khi ra ngoài trời nắng 20-30 phút để bảo vệ làn da tốt nhất.
5. Thoa lại kem chống nắng ít nhất sau mỗi hai giờ
Dù là loại gì, chỉ số SPF cao tới đâu, bạn cũng cần phải thoa lại muộn nhất sau mỗi hai giờ đồng hồ. Nếu bạn đang bơi lội hay đổ mồ hôi, bạn sẽ cần bôi lại sớm hơn, khoảng sau mỗi 30 phút.
Đời Sống Pháp Luật