Thư ngày tết gửi chồng
Chồng yêu! Hôm nay là mồng hai tết, em mượn không khí vui vẻ, hân hoan, rộn ràng ngày tết để viết bản kiểm điểm này xin lỗi chồng.
Mấy chục năm về làm vợ anh, em đều làm tròn nhiệm vụ của một người phụ nữ truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về. Em giặt giũ tất cả chăn, gối, màn… cả thảm chùi chân, khăn lau nùi giẻ… sạch tinh tươm, phơi phóng dưới nắng vàng ươm thơm phưng phức!
Em lau dọn bàn ghế, tủ giường, sân nhà, lau cả cầu thang lên tận tầng thượng, nhà kho… sáng bóng như gương.
Em tất tả chợ búa, cơm nước, mua mua, sắm sắm… Em dọc ngang siêu thị lựa lựa, chọn chọn… sao cho củ kiệu dưa món, thịt ngâm… chễm chệ ngồi trên kệ bếp bên cạnh nồi thịt kho vàng rực, nồi khổ qua hấp dẫn, chảo phá lấu ngon lành. Gà sạch nằm chờ trong tủ lạnh. Lạp xưởng, trứng bắc thảo… xếp gọn trong tủ bếp. Chưa kể bánh mứt, thèo lèo… chuẩn bị vào hộp.
Mấy chục năm về làm vợ anh, em đều làm tròn nhiệm vụ của một người phụ nữ truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về
Em lặn lội về làng hoa tìm mua hoa cúng, hoa chưng Tết. Nhà mình năm nào cũng rực rỡ cát tường, tulip, mai vàng… thỉnh thoảng nồng ấm cành đào từ miền Bắc xa xôi. Tối 30 em còn rủ anh đi mua vài chậu hoa để sân nhà thêm Tết. Có năm em cắt cả lau ngoài bãi đất trống bên nhà, cắm một chậu lau thanh nhã đón xuân về.
Em đã… Có khi vừa làm vừa khóc vì quá mệt!
Năm nay, em cũng đã cố gắng hoàn thành các việc đã quen.
Nhưng… lực bất tòng tâm.
Chăn màn em chỉ giặt một nửa, nhà cửa chỉ dọn dẹp một phần, phòng khách chưa kịp lau, phòng ngủ còn bừa bộn.
Tủ nhà mình còn trống huơ trống hoác, không như mọi năm thịt thịt, giò giò… phá phá, lấu lấu. Cũng may là bánh mứt đã mua lại rai, cộng với quà của bạn bè nên cũng đủ ngọt ngào.
Em đã la cà cà phê cà pháo cùng bạn bè, chụp chụp choẹt choẹt, ngả ngả nghiêng nghiêng, đèn đèn đóm đóm… tíu tít từ trưa đến tối.
Video đang HOT
Tất cả vì em đã phung phí thời gian SỐNG CHO MÌNH! Em đã cùng hai đứa bạn thân (giờ cùng già) du hí miền Trung, vui quên cả đường về. Năm nào hai mẹ con em cũng đi lựa hoa trưa 30 Tết. Năm nay con bé không có nhà. Em tự an ủi, hoa đâu có thể nào thay thế được con gái yêu mà hổng chừng nó còn gợi nhớ, gợi thương thêm nên em chỉ kịp giặt lại mấy chậu hoa vải đã chưng vài năm nhưng vẫn còn mới.
Em đã la cà cà phê cà pháo cùng bạn bè, chụp chụp choẹt choẹt, ngả ngả nghiêng nghiêng, đèn đèn đóm đóm… tíu tít từ trưa đến tối.
Chiều 30 Tết mà em còn hò hẹn đêm Sài Gòn để chia tay nhỏ bạn… Em không làm tròn nghĩa vụ cao cả mà nặng nề của người phụ nữ Việt Nam:
Chỉ nhà với cửa!
Chỉ chồng với con!
Dù đầu bù tóc rối!
Dù tàn tạ mỏi mê!
Em tập tành giải phóng, bình đẳng!
Để rồi trăn trở, ray rứt…
Ước gì mình có thêm tay
Ngày có thêm giờ
Em có thêm sức khỏe…
… để vừa làm tròn vai trò người vợ, người mẹ vừa có thể sống thoải mái, ung dung với những giây phút dành cho chính mình. Mà không thấy ái náy như hôm nay.
Em muốn nói với chồng những lời gan ruột để chồng hiểu lòng em, chồng nhé!
Ký tên: Người vợ rất hiền của anh!
Theo thegioitiepthi.vn
Dạy cho trẻ biết những lễ nghi ngày Tết
Vào những ngày Tết, trẻ con thường được cha mẹ dẫn đi chúc Tết bà con, bạn bè, đồng nghiệp... hoặc được người khác tới nhà mừng tuổi lì xì. Dịp này, việc dạy cho trẻ nhỏ ý thức được những lễ nghĩa giao tiếp trong ba ngày xuân là rất cần thiết.
Lễ nghi khi làm khách
Cha mẹ hãy căn dặn con trẻ, khi đến nhà bà con vào năm mới, nhất định phải vui vẻ và lễ phép chào hỏi mọi người trong gia đình. Nếu con vẫn không quen khi gặp quá nhiều người lạ, thì cha mẹ dạy trẻ cách mỉm cười và gật đầu trước người lớn tuổi mà mình gặp. Có thể trẻ sẽ không biết hoặc không nhớ hết những người mình tiếp xúc, nhưng hành động lễ phép của trẻ sẽ khiến ai ai cũng có ấn tượng tốt.
Giúp trẻ ý thức được việc đến nhà người lạ phải ngoan ngoãn, không tự tiện chơi đùa trên sa lông, bàn ăn, những nơi mà chủ nhà trang trí dịp Tết, đặc biệt không đến gần và đụng chạm vào chỗ thờ cúng của gia đình người khác. Nếu có người lớn tuổi trong phòng, hãy đợi người lớn ngồi xuống sau đó mình mới ngồi, tránh trường hợp trẻ "tự nhiên như ở nhà".
Hãy dặn trẻ nhớ kỹ, nhà người khác không phải là nhà của mình, những phép lịch sự cơ bản nhất định phải thực hiện nghiêm túc. Nhìn chung, có vẻ ta đang khắt khe với con trẻ, nhưng lâu dài đây là một trong những điều cơ bản khiến trẻ nên người, không bị đánh giá là thiếu lễ độ, thiếu tri thức. Biết nói lời "cảm ơn" khi nhận quà và bao lì xì từ chủ nhà, đồng thời phải tự giác "tới trình về thưa".
Lễ nghi khi khách tới nhà
Trong trường hợp không có cha mẹ ở nhà, trẻ con cũng có thể lễ phép mời người lớn vào nhà.
Sau khi khách ngồi xuống, đứa trẻ có thể làm một số việc tiếp đãi đơn giản. Ví dụ:
- Rót trà vào cốc mời khách
- Mời khách ăn trái cây, bánh kẹo đã được bày biện sẵn trên bàn
- Phiền khách đợi một tí, xuống nhà mời ba mẹ lên...
Khi có khách tới nhà, trẻ không nên đùa giỡn cười nói lớn tiếng. Khi cha mẹ đang nói chuyện với khách không được ngắt lời hoặc chen ngang. Khi khách hỏi chuyện, trẻ phải tỏ ra lễ phép, chân thành và lịch sự, không nên gượng ép trả lời cho có lệ hoặc nói trổng không. Nếu khách có mang con cái của mình cùng đến, trẻ phải biết cách chia sẻ đồ chơi và đồ ăn, đừng ki bo hay tỏ ra khó chịu, như vậy sẽ mất vui. Khi nhận quà hoặc lì xì từ khách, con phải lấy nó bằng cả hai tay và nói lời cảm ơn. Sau khi nhận được, không được bóc quà hoặc lì xì ngay trước mặt khách, phải đợi khách về mới được mở ra xem, đây là lỗi phổ biến mà trẻ nhỏ rất hay mắc phải.
Khi khách bắt đầu có ý định ra về, trẻ cũng có thể cùng ba mẹ ra tiễn khách.
Cha mẹ hãy căn dặn con trẻ, khi đến nhà bà con vào năm mới, nhất định phải vui vẻ và lễ phép chào hỏi mọi người trong gia đình.
Lễ nghi trên bàn ăn đông người
Trong bữa ăn, con trẻ phải chờ người lớn tuổi ngồi xuống trước, sau đó mình mới được phép ngồi. Tiếp đó, hãy đợi những người lớn tuổi cầm đũa trước sau đó mới đến mình. Trong khi ăn, không lật các miếng thức ăn trên đĩa để chọn món mình thích, hoặc chê khen món ăn mà bản thân không thích, không phải cứ món nào mình thích là phải giành ăn cho bằng được. Khi ăn, cố gắng nhai chậm, không tạo ra âm thanh, không nuốt ngấu nghiến cũng không ngậm thức ăn quá lâu, phải ý thức được mình đang ăn chung tập thể chứ không phải ăn theo phần như ở nhà. Khi ăn không nên nói quá nhiều, không làm chuyện riêng, không dùng điện thoại...
Được gọi vào ăn chung, nếu không thích hoặc không muốn ăn, dạy con biết cách từ chối lịch sự:
- Khi nãy con ăn nhiều quá nên còn no lắm.
- Con để dành bụng lát còn ăn bánh mứt, hạt dưa, đồ mẹ làm,...
Lễ nghi khi tiếp khách
Đầu tiên, cha mẹ nên khuyến khích con cái cởi mở, chủ động bắt chuyện với mọi người, dù lời nói ra đôi khi còn tối nghĩa, lúng túng nhưng nhìn chung ai cũng thích một đứa trẻ hòa đồng, vui vẻ. Nếu trẻ lỡ lời, phát ngôn sai, cứ cười cho qua chuyện, về nhà hãy chỉ cho trẻ thấy chỗ sai ở đâu, không la mắng trẻ chốn đông người.
Nhắc nhở con rằng khi nói chuyện với mọi người, giọng nói phải vừa phải, không nói ào ào, không giành câu nói của người khác, đặt biệt không nên nói leo. Nói chậm, đừng quá nhanh, nếu không người khác sẽ không nghe rõ. Khi nói chuyện hãy nhìn vào mắt nhau. Nhớ kỹ, đừng dạy trẻ cách nói chuyện châm biếm, chê bai để tránh làm tổn thương người khác, hướng dẫn trẻ tôn trọng người giao tiếp với mình, thái độ luôn nhiệt tình, thoải mái.
Khi khách tới nhà, trẻ con phải nhanh nhẹn đáp lại và nhiệt tình nghênh đón. Khi nhận quà hoặc lì xì từ khách, con phải lấy nó bằng cả hai tay và nói lời cảm ơn.
Những lễ nghi trên là những phép tắc lịch sự cơ bản mà ngay cả ngày thường phụ huynh cũng nên lưu ý. Có những hành vi tuy nhỏ nhặt nhưng thể hiện sự giáo dưỡng của một người. Nếu ở nhà, cha mẹ dạy trẻ khôn khéo, ra ngoài trẻ sẽ không bị người khác làm tổn thương bằng lời nhận xét tiêu cực. Hãy để một năm trơn tru, trọn vẹn, khiến cho cả nhà mình đều vui vẻ, đừng để những sơ sót từ con trẻ làm ảnh hưởng đến tình cảm khách khứa lẫn người thân trong những ngày đầu năm vui vẻ.
Theo thegioitiepthi.vn
Nhớ cá đìa ngày giáp Tết Tôi ở với quê ngoại tận U Minh, một làng quê nghèo khó. Khi mai vàng lác đác nở ngoài sân, gió chướng bắt đầu thổi mạnh, bà con đã gặt lúa vô bồ, nhà cửa sơn quét sạch sẽ, thời gian này vào khoảng 28 - 29 âm lịch, cũng là lúc bà con ta chụp cá đìa và chia thịt heo...