Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu cán đích
Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đến ngày 15/12 đạt 420.192 tỷ đồng, bằng 119,4% dự toán (352.000 tỷ đồng), bằng 100% chỉ tiêu phấn đấu (420.000 tỷ đồng), tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bốc xếp hàng hóa tại Công ty Cổ phần cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Về xuất nhập khẩu, dự kiến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 750 tỷ USD, tăng 12,18%, tương ứng tăng 81,46 tỷ USD so với năm 2021.
Bà Lê Như Quỳnh, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết, dự toán 2023 Quốc hội giao cho ngành hải quan được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP từ 6 – 6,5%; giá dầu thô 70 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8 – 9%, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 7 – 8%.
Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bối cảnh dự báo nhiều khó khăn, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tích cực triển khai là tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch; giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền, chính sách thuế, quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với ngân hàng để thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử 24/7 đảm bảo cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.
Video đang HOT
Đồng thời, rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp, đưa ra biện pháp xử lý theo đúng quy định; quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế; không để phát sinh nợ mới, không để nợ tại thời điểm 31/12/2023 cao hơn thời điểm 31/12/2022. Cùng đó, kiểm soát chặt chẽ miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế, đảm bảo việc miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, kích thích kinh tế phát triển, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt mốc mới. Đồng thời, quyết liệt thực hiện các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan cũng chú trọng các nội dung về chuyển đổi số toàn diện trong các lĩnh vực hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại.
Đối với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Hải quan đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội, Bộ Tài chính giao dự toán năm 2023, giám sát những nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết của Chính phủ và chương trình hành động của Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức triển ngay nhiệm vụ được giao ngay từ những ngày đầu để thu đúng, thu đủ, kịp thời.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 15,4%
Theo Tổng cục Hải quan, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của ngành Hải quan đạt 226.588 tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán được giao, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất giầy xuất khẩu tại nhà máy của Công ty giầy Trường Xuân. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5%. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn tập trung ở các Cục Hải quan: Bắc Ninh 86,84 tỷ USD, tăng 24,4%; TP Hồ Chí Minh 71,49 tỷ USD, tăng 11,9%; Hải Phòng 51,91 tỷ USD, tăng 18,4%; Hà Nội 31,68 tỷ USD, tăng 36,6%; Bình Dương 26,56 tỷ USD, giảm 2%; Đồng Nai 21,93 tỷ USD, tăng 11%... so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), số thu NSNN của toàn ngành Hải quan trong 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ khá phải đến sự đóng góp không nhỏ của 11 cục hải quan tỉnh, thành phố (chiếm 88,4% dự toán toàn ngành) có kết quả thu đáng ghi nhận với tổng số thu đạt 197.740 tỷ đồng, bằng 63,6% dự toán, đạt 60,67% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 87,3%/tổng thu toàn ngành.
Ngoài ra, các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế điện tử và thông quan 24/7, nhờ vậy, đến nay đã có 36 ngân hàng triển khai; Hải quan cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với 45 ngân hàng và đã có 7 ngân hàng đã triển khai công tác nhờ thu. Một nguyên nhân nữa là dưới tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, dẫn tới kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2022 do diến biến phức tạp của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tác động xấu đến thị trường năng lượng, tài chính, đẩy giá nguyên liệu đầu vào và lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tăng cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong khi đó, các tháng cuối năm, cơ quan Hải quan vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, hoàn thuế đối với linh kiện ô tô...
Theo Tổng cục Hải quan, số nợ đã thu hồi và xử lý trong 6 tháng đầu năm nay là 167 tỷ đồng. Các đơn vị hải quan có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như Thành phố Hồ Chí Minh (45,06 tỷ đồng), Hải Phòng (38,35 tỷ đồng); Bình Dương (29,58 tỷ đồng), Thanh Hóa (14,59 tỷ đồng). Công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu được thực hiện hiệu quả đã góp phần thu đúng, đủ và chống thất thu NSNN, khắc phục kịp thời hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế; giải quyết khó khăn vướng mắc và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã yêu cầu toàn ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN để tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Toàn ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 439/CT-TCHQ nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022.
Về phòng, chống buôn lậu, cần chú trong các biện pháp chống thất thu qua lượng, qua giá, qua lợi dụng loại hình xuất nhập khẩu...; đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
"Liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm tra, cần tăng cường thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để xây dựng các chuyên đề kiểm tra sau thông quan, thanh tra một cách hiệu quả. Cần chú trọng công tác phân tích hồ sơ trên dữ liệu điện tử trước khi xây dựng kế hoạch", Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu.
Tiền nợ thuế tăng do nhiều doanh nghiệp gặp khó Theo Tổng cục Thuế, tiền nợ thuế tại thời điểm 30/11/2022 tăng so với thời điểm 31/12/2021 một phần do ảnh hưởng của COVID-19; kèm theo thiên tai, bão lũ gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Những tháng cuối năm, xuất khẩu tôm bị sụt giảm vì thị trường giảm nhu cầu và thiếu nguyên liệu trong nước. Ảnh: TTXVN....