Thú mua đào rừng chơi sau Tết ở Hà Nội
Đã hết Tết Nguyên Đán, các điểm bán đào và lê rừng ở chợ Quảng An (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp khách mua, dù giá bán không hề rẻ. Đào và lê rừng có nét đẹp đặc biệt, trở thành chú chơi độc đáo của một số người dân Thủ đô.
Dù Tết Nguyên Đán đã qua nhưng các điểm bán đào và lê rừng vẫn thu hút khá đông người mua. Mùng 8 tháng Giêng, dọc đê chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), đào được bày nhiều chờ khách tới xem.
Đào rừng chủ yếu được các lái buôn đặt mua từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Yên Bái và Lạng Sơn. Trong khi đó, một số vườn đào Nhật Tân nở muộn cũng được các chủ vườn cắt mang ra bán cùng.
So với thời điểm trước Tết, giá đào thời điểm này có phần đắt hơn. Trung bình, một cành đào có giá giao động từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, cá biệt những cành đào đẹp có thể được trả giá lên tới 3 – 4 triệu đồng/cành.
Theo các lái buôn, năm nay thời tiết thất thường nên đào đẹp khá hiếm vì thế giá cũng cao hơn mọi năm. Tuy nhiên, thị trường buôn bán khá sôi động, trong đó đào rừng có phần “hút” khách và bán chạy hơn cả.
Video đang HOT
Đào rừng thường có thân to và mốc, cành hoa dày mang vẻ đẹp tự nhiên, xưa cũ. Theo những người bán hàng ở chợ Quảng An, đào rừng, đặc biệt đào phai thường phải sau Tết mới bung nở đẹp nhất. Vì thế nhiều người sành hoa thường chọn thời điểm này để mua hoa về chơi.
Sau một hồi chọn lựa, chị Nguyễn Thùy Linh (ở Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội) cũng chọn được một cành đào rừng khá ưng ý. Chị Linh cho biết, hầu như năm nào sau Tết Nguyên Đán chị cũng ra chợ lựa đào về cắm như một cách để “níu giữ” nét xuân trong nhà.
Không khí mua bán khá tấp nập tại chợ Quảng An những ngày đầu năm mới.
Không chỉ có đào, lê rừng cũng được bày bán khá nhiều. Trung bình một cành lê ở chợ Quảng An có giá giao động từ 800 nghìn đến 5 triệu đồng, đắt hơn so với mọi năm.
Thời điểm này lê rừng chưa ra hoa nhiều mà chủ yếu mới nảy nụ và lộc. Khác với những loài hoa khác, lê rừng có sức sống bền vì thế người chơi có thể trưng bày vài tháng mà không lo héo hay thối gốc.
Thú chơi lê rừng mới xuất ở Hà Nội trong vài năm gần đây và nhanh chóng được nhiều người hưởng ứng. Những cánh hoa trắng muốt, thanh mảnh với mùi thơm dịu đặc trưng tạo ra sức hấp dẫn riêng cho loài hoa này.
Anh Phan Thanh Hà (chủ cửa hàng bán hoa chợ Quảng An) cho biết, vài năm gần đây thú chơi đào muộn ở Hà Nội được nhiều người ưa chuộng vì thế thị trường bán đào, lê rừng sau Tết vẫn khá sôi động. Từ mùng 4 Tết cửa hàng anh Hà đã nhập đào và lê rừng về bán phục vụ nhu cầu người dân.
Hà Trang
Ảnh: Trần Văn
Theo Dantri
Chính phủ không đặt vấn đề ghép Tết Nguyên đán vào Tết dương
"Tết cổ truyền là truyền thống văn hoá, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức, chúng ta phải giữ. Đề xuất ghép Tết cổ truyền vào Tết dương lịch là suy nghĩ của một số cá nhân, Chính phủ hiện không đặt vấn đề thảo luận" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Trước Tết Nguyên đán có một số trí thức, chuyên gia kinh tế đề xuất gộp Tết âm vào với Tết dương lịch để phù hợp với tập quán thương mại thời hội nhập, tiết kiệm và hạn chế tiêu cực trong dịp nghỉ lớn nhất năm này. Tại buổi họp báo chiều 3/2, Người phát ngôn Chính phủ đã nói về quan điểm của Chính phủ đối với vấn đề này.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, ý kiến đề xuất ghép Tết tây với Tết âm lịch chỉ là những suy nghĩ cá nhân. Đến thời điểm này, Thủ tướng, Chính phủ chưa nhận được báo cáo chính thức của cơ quan nào.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo chí chiều 3/2
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phân tích, Việt Nam có Tết cổ truyền dân tộc, số ngày nghỉ lễ, tết trong năm cũng được ghi trong Luật Lao động, gồm nghỉ Tết Dương lịch, ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Quốc khánh 2/9, Tết cổ truyền...
"Tết cổ truyền là truyền thống văn hoá, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức, chúng ta phải giữ. Chưa cơ quan quản lý Nhà nước nào đặt vấn đề như phóng viên nêu. Đây là suy nghĩ cá nhân của một số chuyên gia nên ta chưa thảo luận, Chính phủ hiện cũng không đặt vấn đề gì cả" - Bộ trưởng thông tin.
Về vấn đề khác phóng viên nêu lên, tháng Giêng có nhiều lễ hội trên cả nước và đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực, nhiều hành vi không được đẹp trong lễ hội, Người phát ngôn Chính phủ cho biết, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp báo cáo của các địa phương những ngày đầu năm. Báo cáo cho thấy, các lễ hội tại các địa phương diễn ra khá tốt, bảo đảm quy chế, quy định của Nhà nước và địa phương, giữ được thuần phong mỹ tục của địa phương, vùng miền rất tốt.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đề cập chuyện ngày mùng 5 Tết, tại đền Gióng có hiện tượng cướp lộc, chen lấn xô đẩy, hành động phản cảm, không tốt, thiếu văn hoá. Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo chung rút kinh nghiệm cho Thành phố.
Sáng 3/2, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc nhở, yêu cầu Bộ VHTT&DL, các địa phương tăng cường giám sát chỉ đạo chặt chẽ lễ hội đầu năm, tránh việc lặp lại như đền Gióng ở Hà Nội.
P.Thảo
Theo Dantri
Hai Bộ trưởng cùng khẳng định không nhận quà Tết này Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng đưa ra khẳng định này tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 3/2/2017. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thường xuyên đồng chủ trì các phiên họp báo...