Thủ môn Tấn Trường lấn sân sang màn bạc
Thủ môn tuyển Việt Nam vừa nhận được lời mời tham gia một phim hài bấm máy vào dịp sau Tết.
Tấn Trường trong phim ‘ Bay vào cõi mộng’.
Sau khi vào vai anh chàng “hai lúa” bán dừa tươi dạo trong phim “Bay vào cõi mộng”, thủ môn tuyển Việt Nam, Tấn Trường vừa nhận được lời mời tham gia một phim hài bấm máy vào dịp sau Tết.
Video đang HOT
Thủ môn Tấn Trường “bật mí” về bộ phim này: “Hiện tôi nhận được lời mời tham gia một bộ phim hài sẽ quay vào dịp sau Tết. Nhưng nghề của mình là cầu thủ, phải xem lịch thi đấu V-League 2013 cụ thể ra sao đã, rồi khi được lãnh đạo, ban huấn luyện đội bóng chủ quản cho phép, tôi mới có thể nhận lời được”.
Dẫu vậy, thủ thành này cũng không giấu được sự hứng thú với việc “lấn sân” sang màn bạc khi nghe anh kể về vài diễn trong bộ phim “trình làng” của mình: “Bay vào cõi mộng”. Vào dịp Tết 2013, bộ phim này sẽ được trình chiếu và người hâm mộ bóng đá cả nước sẽ có dịp chứng kiến “tài tử” Tấn Trường diễn xuất.
Thủ môn Tấn Trường cho hay: “Bản thân tôi cũng đang chờ đợi ngày bộ phim công chiếu để đi xem cùng những người thân. Thời gian qua, vì bận chăm sóc cậu con trai một tuổi rưỡi nên vợ chồng tôi cũng ít có dịp tay trong tay dạo phố. Chiếc vé xem phim ‘Bay vào cõi mộng’ có thể là món quà mà tôi muốn dành cho vợ mình nhân dịp Valentine sắp tới. Đó cũng là thời điểm chúng tôi kỷ niệm hai năm ngày cưới”.
Tấn Trường tâm sự “cái duyên” đưa anh lần đầu tiên đến với điện ảnh cũng thật tình cờ. Trong lúc chuyện vui, lỡ hứa với bạn là biên kịch Vĩnh Thuyên nên phải giữ lời: “Trước đây, cứ nghĩ nghề cầu thủ vất vả hơn nhiều so với các diễn viên. Nhưng thử đi đóng phim lần đầu mới thấy cực. Vì thời điểm đó đang là giai đoạn cùng đội tuyển tập trung chuẩn bị AFF Cup 2012 nên tôi chỉ có thể tranh thủ làm việc cật lực cùng đoàn làm phim trong khoảng 3,5 ngày, mỗi ngày 12 tiếng từ 6h sáng tới 18h tối. Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong đoàn, cuối cùng tôi cũng hoàn thành được vai diễn của mình”, Tấn Trường nói.
Trong phim, Tấn Trường vào vai anh chàng “hai lúa” hiền lành đạp xe ba gác chở dừa tươi đi bán trên đường phố Sài Gòn. Trong những lần đi bán dừa, nếu không gặp các tay anh chị đang đánh nhau trong hẻm và lấy dừa của anh ném nhau thì Tấn Trường cũng bị một tay chơi nổi tiếng (Hiếu Hiền đóng) quậy phá.
Tiếc của khi thấy những quả dừa biến thành “vũ khí có cánh” trong lúc đánh nhau, Tấn Trường “bay nhảy như chim” để chụp lại. Hỏi Trường có phải “trả giá” với những màn bay nhảy trên màn bạc hay không, chàng thủ môn này cười đáp: “Lúc đầu tôi cũng e ngại bởi bay người bắt bóng cũng là nghề của mình rồi. Nhưng khi tập luyện, thi đấu thường là trên sân cỏ, ngã xuống không hề gì. Chứ khi đóng phim diễn trên đường phố, dưới đất là nền bê tông thì khó tránh khỏi chấn thương. Nhưng khi đóng phim mới biết mình chỉ phải bay người chụp… dừa chứ không phải tiếp đất tới mức… té ngã nên cũng yên tâm”.
Trường cũng cho biết thêm trái dừa mà anh phải bay nhảy để bắt lấy trong phim là thật. Còn dừa anh dùng chân đá chỉ là dừa đạo cụ chứ không phải mình đã luyện được đến trình độ… đá dừa như đá trái bóng. “Với tôi, cái khó nhất là việc thể hiện cảm xúc trên nét mặt trong từng tình huống kịch bản. Có nhiều tình huống phải tập đi tập lại, mệt thật nhưng có anh em trong đoàn trêu đùa nên cũng vui”, Tấn Trường hào hứng.
Theo Ngoisao
Thất nghiệp, cầu thủ phải quay lại ghế giảng đường
Không may mắn tìm được bến đỗ mới như một số đồng đội tại CLB Hà Nội, hậu vệ Nguyễn Xuân Luân đành gác niềm đam mê với trái bóng tròn để theo nghiệp đèn sách.
Bi kịch của "Gã đào vàng, đá đỏ"
Ngày mới thi đấu chuyên nghiệp ở V.NB, Xuân Luân được nhiều đồng đội nơi đây trêu đùa là "gã đào vàng, đá đỏ". Sở dĩ hậu vệ này được gọi như vậy là bởi nhà riêng anh ở ngay sát những mỏ vàng, đá đỏ ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Xuân Luân vẫn thường nói, tuổi thơ của anh chứng kiến biết bao chàng trai cùng quê rơi vào cảnh nghiện ngập, dẫn đến khuynh gia bại sản vì giấc mơ đổi đời từ việc đào đá đỏ. Luân hiểu, sẽ là một "canh bạc" nếu gắn bó với nghề đào đá đỏ, vàng nên anh quyết định xuống lò đào tạo VST ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) học bóng đá.
Có được nền tảng tốt, Xuân Luân được V.NB chiêu mộ. Và những năm tháng chơi bóng cho đội bóng cố đô Hoa Lư giúp anh bay cao khi được HP.HN (tiền thân của CLB Hà Nội) chiêu mộ với số tiền lót tay 1,2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, Xuân Luân đã phải đứng trước ngã rẽ cuộc đời khi đội bóng này không đăng ký tham dự V-League 2013. Tự thân tìm kiếm đội bóng mới, nhưng bối cảnh các CLB khó khăn về tài chính khiến anh bế tắc thực sự.
Hồi đầu tháng 12/2012, V.NB và Xuân Luân đã có những cuộc thương thảo. Dù vậy, do đội bóng này quá hạn hẹp về nguồn kinh phí nên hợp đồng không thành. V.NB ngãng ra, QNK.QN nhảy vào đàm phán và bản thân Xuân Luân cũng khấp khởi, hy vọng tìm được CLB mới. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như mong muốn khi Xuân Luân và đội bóng xứ Quảng không thỏa thuận được số tiền lót tay. Không còn hy vọng để chơi bóng tiếp, Xuân Luân đã rơi vào bi kịch khi đứng trước viễn cảnh phải giải nghệ ở tuổi 26.
Nguyễn Xuân Luân ngoài đời thường
Thắp sáng giấc mơ giảng đường
Không tìm được CLB mới, Xuân Luân đã nghĩ đến cách để sau này có nghề nghiệp ổn định, đảm bảo cuộc sống. Mới đây, sau khi được bạn bè tư vấn, Xuân Luân đã chuẩn bị hồ sơ để đi dự thi hệ tại chức ĐH ngân hàng. Hỏi Xuân Luân rằng, giới cầu thủ lâu nay chỉ quen với trái bóng, đôi giày, tại sao lại chọn nghề ngân hàng, chứ không phải nghề kinh doanh giống như lựa chọn của nhiều cầu thủ khác sau khi giải nghệ, thì hậu vệ này bộc bạch: "Từ bé, tôi đã mơ sau này được làm cán bộ tín dụng. Nghề này tương đối khó bởi phải có chuyên môn tốt, mối quan hệ rộng. Nhưng tôi sẽ quyết tâm để thực hiện bằng được".
Luân còn bảo rằng, từ nay đến thời điểm tuyển sinh (tháng 3/2013), anh sẽ bắt tay vào việc ôn luyện. "15 tuổi, tôi đã đi theo trái bóng và việc vừa tập bóng vừa học văn hóa ở trường đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức. Bây giờ &'đụng' đến sách vở cũng ngại thật, nhưng nếu muốn thi đỗ thì phải học hành nghiêm túc thôi", Luân cho biết. Nung nấu giấc mơ được ngồi ghế giảng đường đại học để sau này làm việc trong ngành ngân hàng, Xuân Luân trở thành "của hiếm" trong làng bóng đá nội. Luân tâm niệm: "Đi làm muốn được mọi người tôn trọng thì phải học hành tử tế, rèn chuyên môn để có thể &'trụ' vững".
Trong làng bóng đá nội còn có một tấm gương hiếu học khác - Cựu tiền vệ Văn Nghĩa của N.SG đã phấn đấu có tấm bằng cử nhân ngành xây dựng của ĐH Giao thông vận tải (TP.HCM).
Theo TTVH
CLB Hà Nội 'đại hạ giá' Công Vinh Từ 18 tỷ đồng, Công Vinh giờ chỉ còn giá 4 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa có đội nào mua. Công Vinh gặp khó khi CLB Hà Nội không tham gia V-League 2013. Ảnh: Hoàng Hà. Sau khi hoàn tất vụ bán Thành Lương cho Hà Nội T&T, lãnh đạo CLB Hà Nội đang lên kế hoạch bán gấp Công Vinh để có...