Thủ môn Đỗ Thành Tôn: Tự tử vì nợ 6,3 tỷ đồng?
Thủ môn Đỗ Thành Tôn là em rể của Mạnh “bệu” và em ruột của Toàn “còi”, hai trùm cá độ một thời ở Hà Nội.
Ngày 12/1/2006, cựu thủ môn lắm tài nhiều tật của đội Công an Hà Nội (CAHN) Đỗ Thành Tôn đã đột ngột qua đời tại Hà Nội. Cái chết của Tôn đã khiến nhiều người bất ngờ, nhất là ở thời điểm Cơ quan điều tra đang lần lượt đưa các nghi án bán độ của bóng đá Việt Nam ra ánh sáng.
Vì tình hay vì sợ diệt khẩu?
Việc cựu thủ môn 30 tuổi này đột ngột qua đời đã khiến dư luận đồn đại về nhiều vấn đề bí ẩn đằng sau cái chết của anh. Có nguồn tin ở Hà Nội cho rằng Đỗ Thành Tôn đang nợ 6,3 tỷ đồng do ngập sâu vào cờ bạc. Do đó, sau cuộc cãi cọ với vợ vào đêm 11/1/2006, Đỗ Thành Tôn đã tự vẫn. Thậm chí có nguồn tin lại đồn ầm ĩ rằng việc Đỗ Thành Tôn tự tử vì những dính dáng vào bán độ, dàn xếp tỷ số của thủ môn này trong quá khứ.
Cựu thủ thành Đỗ Thành Tôn.
Video đang HOT
Nhưng theo xác nhận của gia đình Đỗ Thành Tôn với cơ quan công an, Tôn đã tự kết liễu đời mình bằng việc thắt cổ tự tử. Nguyên nhân ban đầu được gia đình Đỗ Thành Tôn cho rằng có thể do anh buồn vì tình cảm vợ chồng. Trước khi tự vẫn, Đỗ Thành Tôn và vợ đang ly thân, cả hai chuẩn bị ra tòa ly dị. Hơn nữa, cựu thủ môn đội CAHN này cũng bị suy sụp sức khỏe. Một ngày trước khi phát hiện treo cổ chết, Đỗ Thành Tôn đã phải truyền đạm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Đỗ Thành Tôn đã tự tử ở nhà bố mẹ đẻ của anh tại ngõ 95 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Theo những người hàng xóm của gia đình Đỗ Thành Tôn, Tôn rất ít khi về nhà bố mẹ đẻ. Khi Thành Tôn về đây vào đêm 11/1/2006, gia đình anh có khá đông người. Một số người hàng xóm đã nghe thấy tiếng của Thành Tôn yêu cầu cả nhà yên lặng để anh ngủ. Tối đó anh treo cổ tự vẫn.
Có liên quan mật thiết với 2 trùm độ
Thời còn tung hoành trên sân cỏ, thủ môn Đỗ Thành Tôn được đánh giá là có phản xạ tốt, nhanh nhạy. Nhưng thủ môn này cũng có những pha điệu đàng, bày trò trên sân cỏ. Tuy nhiên, Đỗ Thành Tôn cũng luôn để lại những dấu hỏi lớn đối với người hâm mộ đội CAHN vì bị nghi ngờ có liên quan đến một số nghi án bán độ của đội bóng này. Nghi án lớn nhất liên quan đến Đỗ Thành Tôn xảy ra vào năm 1997, khi ấy đội trưởng CAHN lúc đó là Lã Xuân Thắng đã đá thẳng vào lưới Thành Tôn ở trận CAHN thắng An Giang 4-3 và nhiều người đã cho rằng Thành Tôn cũng có dính dáng.
Đặc biệt, Đỗ Thành Tôn chính là em rể của Vũ Mạnh Hùng (tức Mạnh “bệu”) và là em trai của Đỗ Đức Toàn (tức Toàn “còi”). Đây đều là 2 đối tượng được coi là những “trùm” cá độ bóng đá một thời ở Hà Nội. Mạnh “bệu” từng liên kết với Thắng “tài dậu” để tạo nên đường dây cá độ hoành tránh bậc nhất ở đất Hà thành. Trong khi đó, Toàn “còi” đã tham gia vào những vụ dàn xếp bán độ của 7 cầu thủ thuộc đội U23 Việt Nam dự SEA Games 21 ở Malaysia.
Thủ môn Đỗ Thành Tôn sinh năm 1976. Anh sớm nổi danh trong khung gỗ của đội CAHN và giữ vị trí chính thức từ năm 18 tuổi. Tuy nhiên, sau khi đội CAHN chuyển phiên hiệu thành đội Hàng không Việt Nam, thủ môn này đã không được CLB mới tiếp nhận. Một trong những lý do khiến thủ môn này bị từ chối là vì những chuyện không hay trong quá khứ trong quá khứ. Hơn nữa, Đỗ Thành Tôn cũng có “máu me” cờ bạc.
Hồ sơ bán độ tại SEA Games 2005: Bán rẻ linh hồn vì... 250 triệu đồng
6 tuyển thủ U23 Việt Nam tự biến mình thành kẻ môi giới hối lộ và nhận hối lộ tại SEA Games lần thứ 23 trên đất Philippines vào năm 2005.
6 tuyển thủ U23 Việt Nam tự biến mình thành kẻ môi giới hối lộ và nhận hối lộ tại SEA Games lần thứ 23 trên đất Philippines vào năm 2005.
Từ con cờ đến kẻ chủ mưu
Sự việc bắt đầu từ Lê Quốc Vượng, tiền vệ đánh chặn và là thủ lĩnh tuyến giữa của đội tuyển U23 Việt Nam. Từ chỗ chỉ là con cờ trong tay nhóm đánh bạc, anh đã trở thành kẻ chủ mưu dàn xếp tỷ số. Ngày 17/11/2005, sau khi cùng đội tuyển vừa đến khách sạn Circle Inn (Bacolod, Philippines), Quốc Vượng đã nhắn tin về Việt Nam cho cựu cầu thủ Sông Lam Nghệ An Nguyễn Phi Hùng, thông báo số điện thoại của Vượng tại Philippines để tiện liên lạc.
Hai ngày sau, Phi Hùng gọi điện sang cho biết sẽ có một người tên Hải nối máy từ Việt Nam để nói chuyện với Quốc Vượng. Do là đàn anh nên Phi Hùng còn dặn Vượng đây là chỗ tin cậy có thể "làm ăn" được và đã cho Hải số điện của Quốc Vượng. Mấy lần gọi đầu chỉ là để làm quen, hỏi thăm tình hình và Vượng nhanh chóng biết người liên lạc với mình là Trương Tấn Hải, cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn. Đến ngày 23/11, một ngày trước trận gặp U23 Myanmar, Hải gọi cho Quốc Vượng đặt thẳng vấn đề "2 trận đầu, U23 Việt Nam thắng ấn tượng quá, nhất là đè bẹp U23 Lào đến 8-2, trong khi U23 Myanmar lại thua Lào 2-3 nên ở nhà ai cũng dồn kèo bắt U23 Việt Nam sẽ thắng đậm đối thủ này, ít nhất cũng là 2 bàn cách biệt. Vậy trận tới đá với U23 Myanmar làm thế nào U23 Việt Nam chỉ thắng một bàn cách biệt có được không? Nếu được mỗi cầu thủ sẽ nhận được từ 20 đến 30 triệu đồng".
Khi đó Quốc Vượng suy nghĩ thắng U23 Myanmar thì có thể thắng rồi đó, nhưng thắng 1 bàn thì phải có sự hợp lực của nhiều người để "tính" sao cho quả bóng đừng có bay vào lưới quá một lần, nghĩa là phải biết cách phung phí cơ hội. Hoặc giả dụ nếu hàng công "lỡ" ghi trên 2 bàn thì hàng dưới phải "buông" lại 1 để đảm bảo chỉ thắng 1 bàn. Do vậy Quốc Vượng vừa móc nối 2 cầu thủ nổi bật ở hàng công là Phạm Văn Quyến và Huỳnh Quốc Anh, vừa tìm cách lôi kéo gần như cả 4 trụ cột ở hàng thủ là Trần Hải Lâm, Châu Lê Phước Vĩnh, Lê Bật Hiếu, Lê Văn Trương để thực hiện phi vụ này.
Khi tính toán mọi chuyện thông suốt và nhận được cái gật đầu của hàng tứ vệ và 2 mũi nhọn Văn Quyến - Quốc Anh, Quốc Vượng đã điện về Việt Nam cho biết đã có 7 cầu thủ đồng ý phi vụ này đồng thời cũng kể khổ về chuyện Vượng sắp cưới vợ mà chưa có nhà nên muốn hỏi mượn tiền Hải mua nhà ở Nghệ An. Kế sách này của Quốc Vượng được Trương Tấn Hải xin ý kiến ông trùm đứng phía sau là Lý Quốc Kỳ và nhanh chóng được đồng ý. Khi đó Hải cho biết sẽ chi 500 triệu, trong đó 400 triệu dành cho Vượng và 100 triệu đồng sẽ đưa cho nhóm bán độ.
Thấy món lợi quá lớn, Quốc Vượng tổ chức họp nhóm bán độ ngay sau buổi họp kỹ thuật của đội trước trận đấu và thông báo với các đồng đội: Nếu đá với tỷ số thắng cách biệt 1 bàn, mỗi người vừa có 20 - 30 triệu đồng. Nếu ai muốn đánh thêm 20-30 triệu nữa Quốc Vượng sẽ đánh hộ. Ai đánh được thì đánh, không đánh được thì cũng không sao. Lúc đó Văn Quyến còn "động viên" thêm "dù sao, thắng 1-0 cũng là thắng". Chuyện cá độ thêm, các cầu thủ không nhờ Quốc Vượng đánh hộ nhưng cũng không từ chối. Thế là Quốc Vượng lại gọi về Việt Nam cho Trương Tấn Hải nhờ đánh số tiền 250 triệu bao gồm 100 triệu đã móc nối làm độ và thêm 150 triệu đồng mà ông anh "cho mượn" vào kèo Việt Nam chỉ thắng 1 trái để hy vọng trúng quả đậm! Sau đó để chắc ăn theo đúng kèo, Vượng nhờ riêng Văn Trương rủ rê Tài Em, còn mình và Văn Quyến đi gặp Tấn Tài. Tài Em ngay lập tức phản ứng và cho biết "không tham gia" và còn nói khả năng tới đâu chơi tới đó, chứ không có tính toán 1 bàn hay 2 bàn gì hết. Tương tự Tấn Tài nói thẳng: "Em có thể đá thắng, còn chuyện tiền nong em không dính vào".
Tài Em lên tiếng
Trong trận đấu này đúng là nhóm bán độ đã tuân thủ quy ước, chỉ chơi mạnh mẽ ở giữa sân. Cả nhóm hy vọng trong hiệp 2 sẽ tràn lên ghi 1 bàn quyết định rồi thôi. Ngược với nhóm này, Tài Em và Tấn Tài đã chơi tận tụy, cố gắng tạo ra nhiều cơ hội, nhưng càng tạo ra thì lại càng bị đồng đội phá hỏng. Bực bội đến mức trong giờ giải lao, Tài Em đã than phiền với trợ lý HLV Lê Thụy Hải và phiên dịch Trần Hùng Cường là những gì anh cảnh báo trước đó đã thành sự thật.
Cần nhắc lại, sau khi bị nhóm bán độ rủ rê, Tài Em một mặt từ chối, mặt khác với tư cách là đội trưởng đã đến báo cáo với BHL người Việt Nam về trận đấu U23 Myanmar có thể sẽ có vài vị trí đá không đúng sức, không đạt yêu cầu và nhờ BHL lưu ý nhắc nhở cũng như giám sát chặt chẽ. Trợ lý Lê Thụy Hải sau đó có báo qua cho lãnh đạo đội tuyển bóng đá khi đó là ông Lê Thế Thọ, Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, nhưng các quan chức Việt Nam thống nhất để xem tình hình trên sân rồi sẽ có góp ý, điều chỉnh nên cũng không báo lại HLV trưởng là ông Riedl.
Thế nhưng vào hiệp 2, tình hình cũng chẳng có gì thay đổi, bóng vẫn chủ yếu giằng co và dù U23 Việt Nam tấn công nhiều nhưng các cú sút cứ trượt ra ngoài. Phút 66, Tài Em với nỗ lực lớn đã chớp thời cơ lao lên đánh đầu ghi bàn và động viên đồng đội tiếp tục thể hiện tốt, cố gắng ghi thêm bàn nữa để đảm bảo chiến thắng. Nhưng nhóm bán độ đã tìm cách ngăn cản, không chuyền bóng hoặc chuyền theo kiểu "chặt chân" khiến Tài Em không thể nào có thêm cơ hội tốt sau đó. Tỷ số 1-0 vừa đủ để U23 Việt Nam vào bán kết, và cũng đủ để các cầu thủ trên nhận tiền như kèo ra, giúp Quốc Vượng thắng độ 250 triệu đồng.
Thủ môn U23 Việt Nam bị phạt vì tham gia 'dàn xếp tỷ số' Thủ môn Y Êli Niê nằm trong số các cá nhân bị kỷ luật liên quan tới trận đấu giữa Bình Định và Đắk Lắk ở vòng loại giải U19 Quốc gia 2020 có dấu hiệu nhường điểm. Thủ môn Y Êli Niê trong màu áo U23 Việt Nam. Chiều 7/3, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ra án phạt với một...