Thu Minh và bạn nhảy đã nảy sinh tình cảm?
Nữ ca sĩ sexy không muốn để sự tan vỡ tình cảm, việc không may với phim ảnh, âm nhạc ảnh hưởng tới những bước nhảy của mình. Việc từng học múa cũng tạo nhiều áp lực cho Thu Minh.
Dồn rất nhiều công sức vào bộ phim “ Anh chàng vượt thời gian” – khi phim xảy ra những lùm xùm, bị người xem chê trách và buộc phải ngừng chiếu, chị cảm thấy thế nào?
Việc phim bị ngừng chiếu khiến tôi cảm thấy buồn vì bao nhiêu tâm huyết, thời gian của mình dành cho bộ phim bị uổng phí. Tuy nhiên đây cũng là một điều tốt bởi nếu bộ phim cứ được tiếp tục trong sự lùm xùm của nhà sản xuất, sự chán ngán của diễn viên, sự chê trách của khán giả thì còn tệ hơn nữa. Ở cương vị một diễn viên, tôi chỉ kiểm soát được diễn xuất của bản thân chứ không thể can thiệp được vào thiết kế bối cảnh, ánh sáng, góc máy, dựng phim hay lồng tiếng nhân vật…
Tôi đã rất thích nhân vật Lệ Liễu quý phi và được anh Minh Thuận thuyết phục nên nhận vai diễn này. Những gì cần phải làm tôi đã làm hết mình và không có gì phải nuối tiếc. Có tiếc chăng là một nội dung hay, một nhân vật mà mình dồn hết tâm sức lại không được như ý muốn.
Thu Minh và bạn nhảy Lacchezar trong đêm thứ 5 của Bước nhảy Hoàn vũ. Ảnh: Lekima.
Tuy vậy, vai diễn của chị trong phim vẫn được nhiều khán giả đánh giá cao. Chị có dự định tiếp tục con đường diễn xuất của mình?
Điện ảnh với tôi mãi mãi sẽ là những cuộc dạo chơi nho nhỏ. Không phải tôi chùn bước trước trở ngại ban đầu mà nói thật, thời gian công sức phải bỏ ra quá lớn, trong khi hiệu quả kinh tế và đam mê không bằng ca hát được. Tốt nhất cứ nên an phận ở địa hạt của mình là hơn. Tuy nhiên, lâu lâu có một vai diễn thu hút, đòi hỏi sự thách đố, khám phá bản thân, tôi vẫn sẽ nhận, coi như đó là sự đổi gió để lấy không khí mới cho đời sống âm nhạc của mình.
Với ca hát, chị cũng có chút không may khi ca khúc “Đường cong” độc quyền của chị bị Uyên Linh sử dụng không xin phép. Điều này ảnh hưởng gì đến album chị sắp tung ra thị trường?
Tôi không phiền lòng nhiều về chuyện này, có chăng hơi buồn vì sự vô tâm trong cách cư xử của đàn em, sự quá khích của dư luận, khiến tôi phải nói một lần để dẹp yên mọi việc.
Từ trước tới giờ, tôi luôn vui và tự hào khi các thí sinh sử dụng bài hát của mình trong các cuộc thi, vì tôi thấy mình ít nhiều có sự ảnh hưởng tới thế hệ sau. Với Vietnam Idol cũng vậy, nhạc sĩ Huy Tuấn có mời tôi tham gia hướng dẫn cho các em nhưng tôi không thể nhận lời vì thời gian đó tôi bận đi Mỹ.
Cho đến giờ,”Body language” đã xong phần hậu kỳ, nhưng chuyện xảy ra giữa Nguyễn Hải Phong và Uyên Linh khiến dư luận cho rằng, chúng tôi muốn nhân chuyện này làm scandal. Vì vậy tôi quyết định để khi mọi chuyện lắng xuống mới ra album. Bản thân tôi cũng đang phải tập trung cho Bước nhảy Hoàn vũ nên khi nào xong cuộc thi mới tập trung vào việc quảng bá album. Với những ca khúc trong “Body language”,
tôi và Phong đều đã cho nghe thử nghiệm và nhận được những phản hồi rất tốt, nên Đường cong sẽ không phải là yếu tố làm nên thành công duy nhất của sản phẩm này.
Từng trải qua hai mối tình sâu đậm, duyên số vẫn chưa mỉm cười với Thu Minh. Ảnh: T.M.
Video đang HOT
Hương thơm diệu kì (Võ Thiện Thanh) – Thu Minh
Khi Uyên Linh và Nguyễn Hải Phong lên tiếng, chị vẫn im lặng và sau đó là bỏ qua. Vì sao chị chọn cách cư xử này?
Vì đơn giản, tôi là đàn chị. Chỉ có đàn em mới phải cố gắng để thành đàn chị còn đàn chị mãi mãi không bao giờ thành đàn em cả, nên không việc gì phải bận tâm suy nghĩ nhiều. Nhân đây xin chia sẻ một chút quan điểm của tôi về “đạo lý lễ nghĩa” trong nghề nghiệp của mình. Người ta nói “Tre già măng mọc” là điều tất yếu trong cuộc sống nhưng nếu không có tre làm sao có măng, không có thế hệ đi trước, làm sao có tôi và đàn em bây giờ? Có những chương trình mà ban tổ chức thiếu suy nghĩ, đề tên những ca sĩ trẻ đằng trước tên những người đàn anh đàn chị, vô tình khiến những người trẻ ảo tưởng trong cách cư xử và suy nghĩ của mình.
Bao vinh quang, cay đắng, trải nghiệm mới tạo nên một tên tuổi, làm sao có thể so sánh với một hiện tượng nhất thời. “Đàn em” rồi một ngày sẽ thành “đàn chị” và nếu không biết cách cư xử thì sẽ thấy hình ảnh của mình trong cách đàn em mới đối xử với mình. Đây là điều tôi luôn tự nhắc nhở bản thân.
Đây cũng là giai đoạn chị gặp khó khăn về tình cảm, chị làm thế nào để vượt qua những chuyện không vui, dồn sức vào cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ?
Cho phép tôi không đề cập tới chuyện này. Đây cũng là cách tôi không khơi ra những cảm xúc của mình để tập trung vào công việc như bạn đã thấy.
Ở Bước nhảy Hoàn vũ, chị tỏa sáng như một vũ công chuyên nghiệp. Ngoài việc từng học múa, điều gì đã làm nên thành công của chị?
Cho đến giờ phút này, tôi thực sự chưa dám nhận hai chữ thành công như bạn nói vì chặng đường vẫn còn tiếp tục, tôi vẫn còn phải tập trung và cố gắng nhiều hơn nữa. Việc từng học múa giúp những động tác của tôi có thể có tạo hình đẹp mắt hơn, uyển chuyển hơn, nhưng dancesport là một bộ môn thể thao nghệ thuật nên tôi cũng như những thí sinh khác, phải học những kỹ thuật rất khó từ đầu. Chính suy nghĩ của mọi người “Cô ấy đã học múa” cũng tạo áp lực cho tôi. Dù tôi có làm được 10 cũng chỉ bằng người khác làm được 8 vì họ sẽ nghĩ “học múa làm được như vậy là bình thường”, còn những người không học mà làm được mới giỏi. Thay vì 10, tôi phải cố gắng làm được 12.
Trong Bước nhảy Hoàn vũ, tất cả thí sinh đều là những đối thủ đáng gờm của tôi bởi mỗi bạn đều có những ưu thế riêng và một sự cố gắng đáng nể. Tôi chưa bao giờ dám có ý định “coi thường địch thủ”.
Hiện tại, Thu Minh chỉ muốn dồn tâm cho Bước nhảy Hoàn vũ. Ảnh: TM.
Nhiều khán giả cho rằng, chị giỏi nhưng hai vị giám khảo Quang Dũng và Khánh Thi dường như cũng có sự ưu ái dành cho chị. Chị thấy sao về điều này?
Câu hỏi này tôi xin dành lại cho hai vị giám khảo trả lời vì số điểm mà Quang Dũng, Khánh Thi cho tôi, hai vị cũng cho bạn khác giống vậy đó thôi. Tôi tin vào sự cổ vũ và nhìn nhận thực tế từ vị giám khảo thứ 5, đó chính là những khán giả có mặt ở trường quay vì họ có thể trực tiếp nhìn nhận bài nhảy của tôi rõ ràng hơn nhiều so với màn ảnh tivi đã bị giới hạn góc máy.
Lacchezar cũng muốn tôi thiên về các bước kỹ thuật cá nhân và thể hiện cảm xúc phù hợp với từng bài nhảy, hơn là phụ thuộc vào bạn diễn hay tập trung quá nhiều vào những tạo hình bê đỡ bắt mắt mà quên đi yếu tố chính là nhảy. Nếu ai đó nghĩ tôi được thiên vị, hãy thử tưởng tượng khi tôi và thí sinh khác hoán đổi bài nhảy cho nhau mà xem.
Có tin đồn chị và bạn nhảy nảy sinh tình cảm với nhau, thực hư thế nào?
Tin đồn hãy cứ để nó là tin đồn đi. Điều tôi có thể nói ở đây chính là: bạn nhảy của tôi là người thầy giỏi, tận tâm, kiên nhẫn. Nhiều lúc Lacchezar khó tính thấy ghét, nhưng nhờ thế mà tôi đã làm được những điều mà lúc trước tôi không nghĩ mình có thể đạt tới. Vâng, tôi rất yêu quý và trân trọng thầy của tôi.
Có bao giờ chị tự hỏi, tại sao mình vừa xinh đẹp, giỏi giang lại nổi tiếng – nhưng vẫn mãi lận đận trong tình duyên?
Tôi tự hỏi riết bây giờ mệt rồi nên không hỏi nữa, để dành tâm trí vào việc khác. Chuyện gì tới sẽ tới thôi. Tôi tin vào duyên số.
Từng rất thẳng thắn chia sẻ về tình cảm với người đàn ông gốc Việt sống tại Mỹ và đã mơ đến một gia đình, điều gì khiến những dự định của chị không thể thực hiện?
Trải qua nhiều chuyện buồn vui trong tình cảm, tôi ngẫm ra nhiều điều về duyên số và “thiên thời địa lợi”. Có nhiều chuyện tưởng như đã được an bài nhưng nếu không đúng là “duyên số” với nhau thì mọi việc tự nhiên xoay chuyển không theo ý muốn. Nói như vậy không có nghĩa tôi đổ lỗi cho ông trời. Trong lần thất bại về tình cảm này, tôi thẳng thắn nhận mọi trách nhiệm về mình. Chắc có lẽ tôi vẫn chưa sẵn sàng để trở thành một người vợ, người mẹ.
Hiện tại, điều quan trọng nhất chiếm hết thời gian và tâm trí của tôi là những điệu nhảy và sự cố gắng để không phụ lòng những người đã cầm điện thoại nhắn tin bình chọn cho tôi mỗi tối chủ nhật. Thông qua bài phỏng vấn này, một lần nữa cám ơn quý vị rất nhiều.
Theo vietnamnet
Lỗi hệ thống hỏng, không thể có phim hay
Tham khảo hệ thống sản xuất phim của các đài truyền hình Hàn Quốc như KBS, SBS hay MBC, người ta nhìn thấy quy trình sản xuất phim của họ được vận hành rất khoa học.
Các đài truyền hình này đều có dây chuyền sản xuất kịch bản, đội ngũ đạo diễn và các thành phần khác trong đoàn làm phim hoàn chỉnh. Đặc biệt, các khóa đào tạo diễn viên của họ cũng mở thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Và mỗi đài đều có tiêu chí sản xuất phim của mình. Chẳng hạn như MBS có thế mạnh về sản xuất phim cổ trang, hay KBS làm nhiều phim thần tượng. Và làm phim gì đi chăng nữa thì hầu hết các đài truyền hình Hàn Quốc, cả nhà nước lẫn tư nhân, đều hướng tới một lợi ích cao nhất, đó là đồng tâm hiệp lực quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra nước ngoài bằng phương tiện phim truyền hình.
Tương tự như Hàn Quốc, hệ thống sản xuất phim truyền hình của Hồng Kông, cụ thể là các đài TVA và TVB cũng liên tục hoàn thiện quy trình sản xuất phim của mình, nhằm phục vụ cho hàng triệu khán giả người Hoa trên toàn thế giới. Nhiều quan chức và các nhà làm phim Việt Nam đã được tham quan các đài này, nhưng hầu như họ chỉ biết ca ngợi, khâm phục chứ không thể tác động gì đến việc sản xuất phim truyền hình ở nước mình.
Vì sao vậy?
Cái khác nhau căn bản là hệ thống sản xuất phim của ta khác họ. Chúng ta có một đài TV trung ương và hơn 60 đài TV địa phương, nhưng chỉ có 2 đài có bộ phận sản xuất phim truyền hình. Đó là VTV tại Hà Nội và HTV ở TP Hồ Chí Minh. HTV Hà Nội sản xuất không đều. Còn các đài truyền hình cáp thì không có đài nào có thể làm được phim TV, dù chỉ là phim TV một tập. Hầu hết đều thi nhau chiếu phim TV Hàn Quốc, Trung Quốc.
Sắp tới 4 cái phim tài liệu thuộc dạng khám phá của ta sắp được chiếu trên kênh Discovery, các báo đài đã thi nhau reo mừng. Trong khi đó, các đài của ta, từ trung ương đến địa phương, toàn chiếu (hầu như quảng cáo không công) các phim nước ngoài thì có báo nước ngoài nào hoan hô đâu!
So sánh hệ thống sản xuất phim truyền hình của ta với Hàn Quốc và Hồng Kông để thấy một điều, các đài TV của ta hầu như chỉ đảm bảo nhận đầu ra (chiếu phim). Còn đầu vào (sản xuất phim), đã có các hãng phim tư nhân lo.
Phim Anh chàng vượt thời gian phải ngừng chiếu vì quá dở
Thế nào là một hãng phim tư nhân?
Hầu hết các hãng phim tư nhân ở nước ta đều có chung những điểm sau
Không có bộ phận sản xuất kịch bản chuyên nghiệp. Không có các đạo diễn chuyên nghiệp. Không có các diễn viên. Không có hệ thống thiết bị, máy móc. Không có bộ phận làm hậu kỳ.Nhưng tất cả đều vẫn thi nhau sản xuất phim. Ông Nguyễn Hồ, cựu giám đốc hãng phim TFS nói: "Hiện nay ở Sài Gòn, mỗi ngày có tới 9-10 đoàn phim đang quay." Đạo diễn Nguyễn Quang, vừa từ Đà Lạt về cho biết "Quanh chợ Đà Lạt nhỏ như vậy mà có tới 4 đoàn phim đang hoạt động."
Xin thề anh nói thật có chất lượng không hề "vàng"
Một đạo diễn khá nổi tiếng (xin được giấu tên) nhận xét: "Trong các phim truyền hình của ta, không có phim nào được gọi là phim, mà tất cả đều na ná như phim." Bởi trong một phim của anh ta, có cảnh một thanh niên trèo lên đồi cát, anh ta phải quay diễn viên cứ trèo lên lại tụt xuống, lại ngã, lại bò, lại tụt... tất cả đến 5 phút phim. Cảnh này ngoài đời, con nít trèo 30 giây là xong, nhưng trong phim, anh thanh niên phải trèo đến 5 phút. "Nhà sản xuất yêu cầu thế để kéo dài phim" - đạo diễn giải thích.
Ngoài 5 điểm "Không" ở trên, các hãng phim tư nhân còn giống nhau ở mấy điểm không khác nữa như:
Đều không có tiền Đều phải tranh nhau "lobby" nhà đài mới được xếp giờ chiếu.Hầu như tất cả các hãng phim tư nhân khi bắt tay vào sản xuất phim đều phải vay tiền ngân hàng. Mỗi lần vay đều phải "bôi trơn" nhiều cửa, chịu lãi suất cao. Điều đó dẫn đến áp lực nhà sản xuất buộc các đoàn phim phải quay càng nhanh càng tốt. Khi phim làm xong rồi, họ lại phải "chạy" giờ chiếu, ngày chiếu. Rồi lại phải tính tỉ lệ ăn chia quảng cáo với nhà đài nữa. Nếu hãng phim tư nhân nào hợp tác được với công ty quảng cáo thì phần quảng cáo sẽ được các công ty này lo. Tỷ lệ ăn chia quảng cáo phần lớn do nhà đài thu cả. Các hãng phim tư nhân và công ty quảng cáo chỉ được hưởng phần trăm cố định như thỏa thuận. Người viết đã được chứng kiến cảnh một nữ giám đốc hãng phim tư nhân van nài đầu tư lại cho việc tái sản xuất bằng cách chi cho các em diễn viên ít tiền trang điểm nhưng nhà đài vẫn lắc đầu.
Phim tài liệu Việt được Discovery đầu tư sản xuất và phát sóng
Chính vì thế, để tiết kiệm, các hãng phim tư nhân, các nhà làm phim có sáng kiến dùng cây nhà lá vườn để làm phim. Biên kịch: người nhà; đạo diễn: người quen; hóa trang: người nhà; diễn viên: người quen; dựng cảnh: người quen; đạo cụ: người nhà v.v và v.v... Câu trả lời vì sao phim ta chỉ "na ná như phim" một phần cũng ở đây.
Thế nội dung phim, ai quan tâm?
Không ai quan tâm hết. Tất cả đều sáng tác theo kiểu tự phát. Một dạo rộ lên phim đề tài tuổi teen. Thế là các hãng rủ nhau cùng làm. Lại một dạo rộ lên phim mẹ chồng nàng dâu như Trung Quốc làm. Rồi lại đổ xô làm phim về nông thôn, về gái quê lên thành phố... Ai định hướng cho các nhà sản xuất này? Một nữ giám đốc hồn nhiên: "Nghe nói thị trường sẽ lên cơn sốt đề tài này."
Còn chất lượng thì sao?
Xin nói thật, không ai quan tâm đến chất lượng cả. Đạo diễn mới chưa làm phim bao giờ lẫn đạo diễn 70 tuổi, đạo diễn gạo cội, giải thưởng quốc gia, danh hiệu đầy mình v.v... tất cả đều được đánh đồng như nhau bởi cùng ra một chợ như nhau. (Tuy vậy đạo diễn có số má được trả nhiều hơn). Nhà đài không cần biết phim này của ai, do ai đạo diễn. Chiếu được vào giờ ngon lành là do các mối quan hệ.
Hệ thống sản xuất phim TV của ta hiện nay được vận hành như vậy. Không có ai có kinh nghiệm làm phim sao cho hay nhưng ai cũng có kinh nghiệm chụp giựt, kinh nghiệm bớt xén, chen nhau "bôi trơn". Bởi tất cả đều không rút kinh nghiệm từ bài học phim mì ăn liền chết yểu dạo những năm 90 của thế kỷ trước. Chắc chắn phim TV dài tập của ta sẽ chỉ từ... dở trở xuống mà thôi.
Theo PLXH
"Huyền sử thiên đô": Lại dang dở như "Anh chàng vượt thời gian"? Từng tập phim Huyền sử thiên đô (phát sóng lúc 21h tối thứ Năm, thứ Sáu hằng tuần) đang làm "nóng" nhiều diễn đàn, trang mạng. Nhưng phải nói rằng, một bộ phim lịch sử sẽ vẫn là thách thức với cả khán giả và những nhà làm phim... Trước Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội chưa đầy 200 ngày, phim...