Thu Minh nhí nhảnh bên Thanh Bùi
Hai cái tên đình đám của làng nhạc đã cùng nữ diễn viên Kathy Uyên thực hiện MV vui nhộn cho bộ phim “Âm mưu giày gót nhọn” sắp được trình chiếu.
Âm mưu giày gót nhọn là một dự án không chỉ được đầu tư công phu từ các cảnh quay xuyên quốc gia, các show thời trang hoành tráng, mà phần nhạc phim cũng được chăm sóc rất cẩn thận. Các nhà sản xuất hy vọng sẽ mang đến cho khán giả Việt Nam một chút “đổi vị” của âm thanh mới và quốc tế hơn vì ca khúc chính trong phim được nhóm sản xuất nhạc Mozart and Friends (là nhóm sản xuất số 1 thế giới, đã làm việc cùng các nghệ sĩ lớn như P.Diddy, DMX, Snoop Dogg… với rất nhiều ca khúc hit nổi tiếng trên thế giới) thực hiện khâu hậu kỳ mix và master.
Không cần phải nói quá nhiều về sự đầu tư của nhạc phim vì ba cái tên đình đám trong làng âm nhạc Việt Nam: Thu Minh, Thanh Bùi, Huy Tuấn đều cùng góp mặt làm nên phần nhạc phim cho Âm mưu giày gót nhọn đã nói lên tất cả.
Cứ thế mà đi là tên ca khúc mới nhất do Thanh Bùi sáng tác, và cũng là nhạc phim chính của Âm mưu giày gót nhọn. Sau một số ca khúc cộng tác cùng nhau, Thu Minh và Thanh Bùi luôn là 2 cái tên được khán giả chờ đợi bởi những sản phẩm chất lượng cao. Lần cộng tác này là một bất ngờ lớn của cả hai.
Theo dự tính ban đầu, nhạc phim của Âm mưu giày gót nhọn là một ca khúc khác hoàn toàn. Và Thu Minh đã suýt không tham gia được do quá bận rộn với các kế hoạch riêng.
Chính Thanh Bùi và Cứ thế mà đi là thứ kết nối cả hai lại với nhau một lần nữa. Thanh Bùi cho biết: “Ngay sau khi viết xong phần nhạc, người tôi nghĩ đến đầu tiên và duy nhất chính là Thu Minh”.
Video đang HOT
Việc thu âm, ghi hình cho ca khúc này cũng gian truân không kém. Thu Minh thực hiện phần thu của mình ngay tại Praha, Cộng hoà Séc chứ không phải tại Việt Nam như các đồng nghiệp. Cô cho biết: “Thật bất ngờ khi Thanh Bùi có thể chuẩn bị được một phòng thu cho tôi ngay tại nơi này. Tuy phải làm việc một mình hơi khó khăn một chút. Nhưng kết quả thật tuyệt. Tôi rất thích giai điệu của Cứ thế mà đi. Ngay khi được nghe bản demo, tôi đã đồng ý ngay.”
Đặc biệt hơn, phần lời của ca khúc được nhạc sĩ Huy Tuấn – người có rất nhiều kinh nghiệm khi làm nhạc phim tại Việt Nam thực hiện. Thanh Bùi cũng bật mí, Cứ thế mà đi cũng chính là dự án đầu tiên mà anh kết hợp với Huy Tuấn dù rằng cả hai quen biết đã từ rất lâu và rất muốn hợp tác cùng nhau. Với chủ đề hướng tới hình ảnh những người trẻ năng động và tràn đầy nhiệt huyết, ê-kíp thực hiện hy vọng ca khúc này không chỉ gây được thiện cảm với khán giả xem phim mà còn có thể tự tin đứng một mình trên thị trường âm nhạc Việt Nam. Hiện tại, phần MV của ca khúc đang được gấp rút thực hiện để ra mắt khán giả sớm nhất vào ngày 28/9. Những hình ảnh trên đây là hậu trường quay MV của Thanh Bùi cùng Thu Minh và Kathy Uyên – nữ diễn viên chính của Âm mưu giày gót nhọn.
Ca khúc Cứ thế mà đi trong phim Âm mưu giày gót nhọn.
Gia An
Theo Tri Thức
Huy Tuấn: 'Đua nhau hát nhạc sến là a dua thiếu nhận thức'
Nhạc sĩ cho rằng phong trào các ca sĩ đua nhau hát nhạc sến hiện nay là một việc làm rất nghiệp dư và thiếu nhận thức.
Đua nhau hát nhạc sến chỉ là sự a dua thiếu nhận thức
- Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng khán giả mới là đối tượng tính "đẳng cấp" trong sự tồn tại của các dòng nhạc?
- Như một hướng phát triển tự nhiên của tất cả các thị trường âm nhạc, là một điều tất yếu phải xảy ra khi khán giả ý thức được mình bỏ tiền ra mua sản phẩm có chất lượng và họ có quyền lựa chọn những dòng nhạc riêng biệt cho gout thẩm mỹ riêng của từng người.
- Nhạc sến, nhạc thị trường, như cách số đông vẫn gọi, hình như lại là dòng nhạc có số lượng người người nghe đông đảo nhất, đúng không anh?
- Đó là thể loại âm nhạc bình dân và gần gũi với số đông công chúng yêu nhạc. Tôi nghĩ chừng nào chúng ta còn có thị trường âm nhạc thì sự tồn tại của dòng nhạc đó càng mạnh mẽ hơn. Và đó thực ra cũng là quy luật, nó không chỉ có ở nước ta mà có ở mọi nơi trên thế giới.
- Đặt nhạc xưa, nhạc sến vào tiến trình phát triển của nền âm nhạc Việt nói chung, anh giữ cho mình cái nhìn như thế nào?
- Như tôi đã nói ở trên, việc một thị trường âm nhạc có những tác phẩm ở nhiều thể loại âm nhạc là một sự phát triển rất bình thường. Nó cần phải có đầy đủ thể loại âm nhạc để dành cho tất cả mọi tầng lớp khán giả thưởng thức.
- Nhìn vào lượng đĩa, liveshow liên quan đến những thể loại này vài năm trở lại đây nhiều vô kể, hình như chúng ta đang bị "bội thực"?
- Bạn không thể bắt một người ăn một món ăn mà trong đầu của họ nghĩ rằng ăn vào sẽ có hại với sức khoẻ. Nếu có nuốt được thì cũng do là bị ép nên phải nhắm mắt nhắm mũi cho nó trôi thôi. Đơn giản họ muốn thì họ sẽ ăn.
- Anh nghĩ sao nếu có ca sĩ thay đổi thể loại âm nhạc, đến với dòng nhạc sến, xưa chỉ để mong sự nổi tiếng hơn?
- Tôi không nghĩ như vậy là tốt. Rõ ràng do họ lựa chọn sai dòng nhạc hoặc không biết rõ được khả năng của mình đến đâu. Nếu họ không lựa chọn đúng dòng nhạc và biết mình phù hợp với dòng nhạc nào, tôi cho đấy mới là đi ngược lại sự phát triển.
- Đối tượng khán giả của dòng nhạc xưa, nhạc sến ngày càng được "trẻ hoá" mạnh mẽ, điều đó có khác thường không, thưa anh?
- Dòng nhạc đó tồn tại là do nó luôn có đối tượng khán giả yêu thích và thưởng thức. Tôi nghĩ việc khán giả ngày càng nhận thức rõ dòng nhạc nào thực sự dành cho mình mới là dấu hiệu của một thị trường âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nhìn nhận một cách trực diện, anh nghĩ sao về phong trào "người người hát nhạc xưa nhạc sến" hiện nay?
- Tôi nghĩ đây là một việc làm hoàn toàn nghiệp dư và thiếu nhận thức về con đường đi của mình, đá nhầm sân chỉ là sự a dua mà thôi.
Sự hoài cổ luôn tồn tại
- Nếu nhận được một đề nghị làm sản xuất cho một sản phẩm theo dòng nhạc này, thì anh sẽ...
- Tôi không bao giờ dám làm gì mà tôi không hiểu rõ về nó. Tốt nhất là luôn biết mình thuộc về nơi nào và cái gì là của mình chứ.
- Xu thế "đảo chiều" giữa nghệ sĩ hải ngoại và Việt Nam có ảnh hưởng gì nhiều đến cái gọi là "sự trỗi dậy" của dòng nhạc xưa nhạc sến này không, thưa anh?
- Tôi nghĩ mỗi ca sĩ dòng nhạc có phân khúc khán giả riêng nên mọi người cứ bình tĩnh thôi. Cái gì của mình nó sẽ thuộc về mình, còn không thuộc về mình thì có cố cũng chỉ là sự lãng phí thời gian.
- Anh nghĩ sao về những ý kiến cho rằng "làm mới những giá trị cũ"?
- Tôi nghĩ trong chừng mực nào đó vẫn có thế biến những giá trị cũ thành những gì thời thượng hơn, tuy nhiên nó cũng chỉ là vẻ bề ngoài khi mà sự thể nghiệm và sáng tạo bị bó buộc trong những tư duy cũ kỹ.
- Những sự kiện âm nhạc luôn được tổ chức với "lõi" là những dòng nhạc này có khiến anh bận tâm?
- Tôi nghĩ chúng ta nên bình thản trước các hiện tượng trỗi dậy của các dòng nhạc khác nhau, vào các thời điểm khác nhau.
Sự hoài cổ luôn tồn tại cũng như các xu hướng mới sẽ xuất hiện nên chúng ta hãy chấp nhận và cởi mở hơn. Mọi dòng nhạc trên thị trường đều đóng góp vào bức tranh showbiz đa sắc màu, bởi cuộc sống tinh thần luôn cần sự phong phú.
Theo VTC
Bảo Yến: "Nhạc sến là gì Quốc Trung có hiểu không?" "Người ngoài không phải là ca sĩ, nhạc sĩ có thể dùng từ đó nhưng Quốc Trung là một nhạc sĩ mà dùng từ này để "hạ bệ" dòng nhạc trữ tình là không nên", danh ca chia sẻ. Nhạc sĩ Quốc Trung gọi nhạc trữ tình lãng mạn là nhạc sến. Là một ca sĩ lâu năm trong nghề chị nghĩ gì...