Thủ lĩnh tối cao IS đã nuôi mộng trong tù như thế nào
Nằm trong nhà tù của Mỹ, thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng vỏ bọc ôn hòa nhằm gây thiện cảm với các cai ngục, trong khi y toan tính thiết lập một mạng lưới chiến binh, gây dựng nhóm cực đoan hùng mạnh như bây giờ.
Thủ lĩnh của IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: Forbes
Một chỉ huy cấp cao của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng cái tên Abu Ahmed từng bị giam giữ tại nhà tù Bucca của Mỹ ở Iraq một thập kỷ trước cho biết đây chính là nơi hắn lần đầu tiếp xúc với Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS. Abu Ahmed kể về quãng thời gian tên trùm khủng bố nguy hiểm bậc nhất thế giới này chuẩn bị lực lượng để gây dựng IS, ngay trước những con mắt theo dõi của những quản ngục Mỹ.
Baghdadi tên thật là Ibrahim ibn al-Badri Awwad al-Samarrai, sinh năm 1971, tại thành phố Samarra của Iraq. Hắn bị lực lượng Mỹ tại Fallujah, phía tây Baghdad giam giữ vào tháng 2/2004, vài tháng sau khi hắn cùng các đồng lõa thành lập, Jeish Ahl al-Sunnah al-Jamaah, một nhóm phiến quân dấy lên từ các cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni bạo động quanh thành phố quê nhà của y.
Nhưng tại thời điểm hắn bị giam giữ tại Bucca, nhóm chiến binh của Baghdadi được ít người biết đến. Hắn không nổi bật như nhà lãnh đạo khét tiếng là tàn bạo của phong trào vũ trang người Sunni, tên trùm sáng lập ra IS ở Iraq, Abu Musab al-Zarqawi. Tuy nhiên, Baghdadi lại có một cách đặc biệt để làm mình khác biệt với những lãnh đạo tham vọng khác trong và ngoài Bucca. Hắn tuyên bố mình thuộc dòng dõi nhà tiên tri Muhammed, và còn có bằng tiến sĩ về nghiên cứu đạo Hồi từ Đại học Hồi giáo Baghdad. Cả hai yếu tố đều nhằm hợp thức hóa tuyên bố trở thành thủ lĩnh tối cao của thế giới Hồi giáo hồi tháng 7, điều hắn đã chuẩn bị trong nhà tù một thập kỷ trước đó.
“Baghdadi là một người trầm tính”, Abu Ahmed nói. “Ông ta là người có sức ảnh hưởng. Bạn có thể cảm thấy ngay rằng ông ta là một nhân vật quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có những người khác quan trọng hơn. Vào thời điểm bị giam giữ ở Bucca, tôi thật sự không nghĩ rằng Baghdadi sẽ đạt được vị trí như bây giờ”.
Toan tính ẩn giấu
Theo Abu Ahmed và hai cựu tù nhân khác vào, Baghdadi dường như có quan hệ tốt với lính Mỹ. Các quản ngục Mỹ hồi năm 2004 coi hắn là một người trung gian, chuyên hòa giải xích mích giữa các phe phái tù nhân và giữ cho trại giam yên bình.
“Nhưng sau đó, mỗi khi có vấn đề trong trại giam, ông ta lại trở thành trung tâm”, Abu Ahmed nhớ lại “Ông ta muốn trở thành người đứng đầu của nhà tù. Giờ đây, khi nhìn lại, tôi nhận ra Baghdadi đã sử dụng một chính sách chinh phục và chia rẽ rất hiệu quả để có được cái mình muốn, đó là địa vị”. Đến tháng 12/2004, các cai ngục cho rằng Baghdadi không phải là một mối nguy cơ về sau và quyết định trả tự do cho hắn.
Video đang HOT
“Ông ta được lính Mỹ tôn trọng”, Abu Ahmed cho biết. “Chúng tôi không thể đến thăm người ở trại khác nhưng ông ta có thể. Và trong lúc đó, Baghdadi đã toan tính một chiến lược mới ngay trước mũi họ, đó là gây dựng lực lượng cho IS. Nếu không có nhà tù của Mỹ ở Iraq, sẽ không có IS bây giờ. Bucca là một nhà máy. Nó ’sản xuất’ ra tất cả chúng tôi. Nó xây dựng hệ tư tưởng của chúng tôi”, Ahmed nói.
Khi IS hoành hành trong khu vực, nhóm cực đoan được cầm đầu bởi những người từng bị Mỹ giam giữ trong thời gian quân đội nước này đóng ở Iraq. Ngoài Bucca, Mỹ còn có trại giam Cropper, gần sân bay Baghdad, và nhà tù Abu Ghraib ở ngoại ô phía tây của thủ đô trong 18 tháng đầu của cuộc chiến. Nhiều kẻ được thả khỏi những trại giam này, và kể cả các nhân viên cấp cao Mỹ, cũng phải thừa nhận rằng chính các trại giam là một trong những yếu tố kích động các phiến quân trỗi dậy.
Tiểu xảo qua mặt lính Mỹ
“Tất cả các tay trùm trong tù thường xuyên gặp nhau. Chúng tôi trở nên thân thiết với nhau. Chúng tôi biết được khả năng của họ, họ làm được gì và không làm được gì và biết cách dùng người phù hợp” Ahmed nói.
“Chúng tôi có rất nhiều thời gian để ngồi lại với nhau và lên kế hoạch. Đó là một môi trường hoàn hảo. Chúng tôi đều đồng ý sẽ tập hợp khi thoát ra ngoài. Cách giữ liên lạc rất dễ, đó là viết thông tin của nhau trên cạp quần đùi. Chúng tôi gọi điện cho nhau khi được trả tự do. Đối với những người quan trọng, tôi sẽ viết số điện thoại và địa chỉ của họ trên cạp quần màu trắng”, Ahmed nói tiếp.
Một thời gian sau khi Baghdadi được thả khỏi Bucca, Abu Ahmed cũng được trả tự do. Việc đầu tiên Ahmed làm khi an toàn là cởi bỏ quần áo, sau đó cẩn thận cắt đồ lót của mình. “Tôi cắt vải từ quần đùi, tất cả thông tin đều ở đó. Chúng tôi nối lại liên lạc với nhau. Các cựu tù nhân khác trên khắp Iraq cũng làm như vậy”, Abu Ahmed nói, mỉm cười khi hắn nhớ lại mình đã qua mặt lính Mỹ như thế nào. “Những chiếc quần đùi đã giúp chúng tôi giành chiến thắng”.
Theo Hisham al-Hashimi, một nhà phân tích tại Baghdad, chính phủ Iraq ước tính rằng khoảng 17 trong số 25 lãnh đạo quan trọng nhất của IS từng bị giam giữ tại nhà tù Mỹ từ năm 2004 đến năm 2011. Một số được chuyển khỏi trại giam Mỹ và đến các nhà tù của Iraq, nơi xảy ra một loạt vụ vượt ngục trong vài năm gần đây, khiến nhiều tên lãnh đạo cấp cao trốn thoát và tái gia nhập các nhóm phiến quân.
Người kế nhiệm quyền lực
Ahmed cũng kể đến tên lãnh đạo khét tiếng sáng lập lên IS ở Iraq, Abu Musab al-Zarqawi. Theo Ahmed, Zarqawi muốn tạo ra một sự kiện như vụ khủng bố 11/9 để làm leo thang xung đột, “một điều sẽ đánh thẳng vào yếu điểmcủa kẻ thù”, Abu Ahmed nhớ lại.
“Zarqawi rất thông minh. Ông ta là chiến lược gia tốt nhất mà IS từng có. Abu Omar, người kế nhiệm sau khi Zarqawi bị tiêu diệt hồi năm 2010 rất tàn nhẫn”, Ahmed nói. Tuy nhiên, “Baghdadi, thủ lĩnh hiện giờ của IS mới là kẻ khát máu nhất”.
Iraq hồi tháng 3/2010 bắt giữ một lãnh đạo cấp cao của IS và từ đó lần ra hang ổ của Abu Omar, Tại đây,lực lượng do Mỹ dẫn đầu đột kích, tiêu diệt hắn và phát hiện tin nhắn của trùm khủng bố Osama bin Laden cùng Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh hiện tại của al-Qaeda, trong một máy tính. Giống như khu nhà mà Bin Laden trú ẩn tại Pakistan trước khi bị tiêu diệt, chỗ ở của Abu Omar không có kết nối internet hoặc đường dây điện thoại, tất cả các thông điệp quan trọng được truyền đi bằng ba người, một trong số đó là Baghdadi.
“Baghdadi là người đưa tin cho Abu Omar”, Abu Ahmed nói. “Ông ta trở thành tay sai thân cận nhất với Abu Omar. Có khi các thông điệp chuyển đến Osama bin Laden do chính Baghdadi soạn, và hành trình gửi tin luôn bắt đầu từ ông ta. Khi Abu Omar bị giết, Baghdadi lên làm lãnh đạo. Lúc đó những gì chúng tôi đạt được tại Bucca lại càng trở nên quan trọng”.
Abu Musab al-Zarqawi (trái) và Abu Omar, hai thủ lĩnh IS tiền nhiệm của Baghdadi đã bị tiêu diệt. Ảnh: Peerie/AP
Cái chết của Abu Omar cùng một chỉ huy cấp cao giáng một đòn nặng vào IS, nhưng vị trí bỏ trống của họ nhanh chóng được lấp bởi các cựu tù nhân của trại giam Bucca, nơi những tên thủ lĩnh cấp cao chuẩn bị cho thời điểm này từ rất lâu.
“Đối với chúng tôi, Bucca là một học viện”, Abu Ahmed nói, “nhưng đối với họ, các lãnh đạo cấp cao, đó là một trường học quản lý. Không hề có một nỗ lực bị bỏ phí nào cả, vì có rất nhiều người được giáo hóa trong tù”, Amed nói.
“Tôi từng đánh giá thấp Baghdadi”, Amed nói, “và Mỹ cũng đánh giá thấp vai trò của họ trong việc đưa ông ta trở thành tên trùm như bây giờ”.
Phương Vũ
Theo The Guardian
Đau khổ vì phải sống trong cái vỏ bọc mạnh mẽ
Người ngoài nhìn em thường ghen tỵ vì họ bảo em xinh đẹp, tài giỏi, đi xe xịn nhưng đêm về, em gặm nhấm nỗi đau riêng mình em.
Em không biết bắt đầu từ đâu để độc giả cũng như em có thể diễn tả được những nỗi đau đã và đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình chỉ có mẹ. Cha em mất khi chưa kịp nhìn thấy mặt em, rồi gia đình xảy ra nhiều biến cố nhưng mẹ đã cố gắng cho em học đại học. Trong lúc là sinh viên, em phải làm đủ thứ nghề để sống và trang trải cho việc học .
Cuộc sống dần ổn định khi em ra trường và tìm được việc làm tại ngân hàng ở cái tuổi 27 cũng đủ để mọi người xung quanh ghen tỵ. Có thể nói, nhìn vào ai cũng ngưỡng mộ. Theo đánh giá của những người bạn xung quanh, em vừa xinh đẹp, tài giỏi, khéo ngoại giao, biết cách đi vào lòng người. Về vật chất, em đi xe đẹp, mặc đồ hiệu... Ai cũng nghĩ rằng em rất nhiều anh chàng theo đuổi, chỉ có em bỏ họ và không bao giờ có khái niệm ngược lại vì em luôn tạo cho mình lớp vỏ bọc mạnh mẽ, luôn cười nói vui vẻ với cấp dưới, không cuộc vui nào của mọi người vắng em.
Nếu cuộc sống chỉ trải hoa hồng thì vui biết bao nhưng chuyện tình cảm đối lập hoàn toàn. Khi còn là sinh viên, em đã quen và yêu gần 5 năm. Vẫn nghĩ khi ra trường sẽ có kết quả tốt nhưng cuộc đời không ai nói trước được phải không? Gia đình nhà chàng phản đối vì lý do nhà em nghèo. Em quyết định chia tay trong nước mắt vì lòng tự trọng bị tổn thương. Em đã rất đau khi chỉ một tuần sau chia tay, anh ta đi lấy vợ theo lời gia đình.
Gần một năm sau khi ra trường, em quen anh Việt kiều là đối tác của cơ quan. Anh giúp đỡ em rất nhiều, yêu thương em thật lòng. Em quen một năm thì anh ta cầu hôn nhưng trớ trêu thay, ngày anh về nước cũng là ngày em biết anh đã có vợ và con gái. Trời đất như sụp dưới chân em, đau khổ vì bị lừa dối, em muốn bỏ mặt mọi thứ. Để mặc ngoài tai những lời xin lỗi, xin được tha thứ, em quyết định chuyển nhà, chuyển chỗ làm.
Từ đó, tim em như đóng băng, không muốn yêu ai, quen ai, đi về như cái bóng. Thậm chí, em không tin vào đàn ông và sống bất cần đời. Gần 2 năm sau, khi vào làm tại ngân hàng, em đã biết anh. Em không quan tâm anh vì mọi người trong công ty nói anh này toàn lợi dụng phụ nữ. Anh ta đã dùng mọi cách để theo đuổi em, luôn có mặt những lúc em khó khăn nhất. Khi gia đình em có chuyện, anh đã tự nguyện đi về trong đêm mưa cùng em với khoảng cách rất xa. Tấm chân tình của anh ta đã làm em cảm động. Vì em cho mình cái quyền khi yêu phải tin tuyệt đối, em đặt hết niềm tin vào tình yêu này, không toan tính thiệt hơn bởi em nghĩ tiền có thì xài chung. Giá như chuyện chỉ dừng lại tại đây. Khi em nghe bên tai những lời nói không hay và vô tình em bắt gặp anh ta đi với người khác thì em hiểu ra đâu là sự thật. Anh lại giải thích, khóc lóc xin tha thứ.
Tim em như vỡ vụn. Rồi anh ta gặp tai nạn. Em không thể bỏ được nên quay lại chăm sóc, dồn hết tiền bạc để anh ta an tâm ở nhà dưỡng bệnh một tháng. Vẫn nghĩ mọi chuyện đã qua nhưng ngựa quen đường cũ, anh ta vẫn có những mối quan hệ không tên, tha thứ rồi chia tay rất nhiều lần. Ttrước khi đi du lịch nước ngoài hai ngày cũng là ngày em chia tay trong nước mắt khi lại bắt gặp anh ta tay trong tay với người khác. Nhưng anh ta giải thích là chỉ gặp để chia tay. Em đã quyêt định chấm dứt khi mọi thứ sẵn sàng cho đám cưới. Giờ chia tay cũng gần hai năm, anh ta cũng không còn làm tại cơ quan, không liên lạc nữa.
Em dặn lòng sẽ không nhớ, không buồn nhưng không có cách nào em quên được? Lý trí bảo đừng nhớ nhưng lòng vẫn không thể quên. Đáng sợ hơn, em đã chai lì với tình cảm. Em dồn hết sức cho công việc. Đêm nào em cũng khóc, không thể tìm ra lối thoát cho mình. Tại sao vậy? Dù biết anh ta không phải là người tốt, không thật lòng yêu mình.
Em phải sống trong vỏ bọc nhưng có ai hiểu được sau lớp vỏ bọc mạnh mẽ là một người hoàn toàn trái ngược. Em sợ cảm giác phải về nhà, đối diện với bốn bức tường. Em đã cố tỉnh táo, làm cho mình thật bận để quên đi mọi thứ, từ học anh văn, học lên cao hơn nhưng em không thể nào thoát ra được. Em chỉ cần một người yêu thương thật lòng nhưng... xã hội này?
Theo VNE
Đàn ông sống với vợ, không sống với cây lau nhà! Mẹ kể cho con nghe thời sinh viên, mẹ mê một hàng bún cá trong con phố ngắn ngủi phố Đội Cấn, bây giờ không nhớ nổi tên nữa. Một phần vì bún cá rất ngon (thực ra cái gì chả ngon với sinh viên đói) nhưng một phần là bởi mẹ nhìn thấy một giấc mơ đời mình ở chị bán bún...