Thủ lĩnh phong trào Chiếm Trung tâm Hong Kong đầu hàng
Ba người sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm ở Hong Kong hôm nay tuyên bố sẽ ra trình diện cảnh sát, đồng thời kêu gọi những người biểu tình còn trên đường phố rút lui.
Ba người sáng lập phong trào bất tuân dân sự Chiếm Trung tâm, từ trái sang là Chan Kin-man, Benny Tai và Chu Yiu-ming. Ảnh: Reuters.
“Trong lúc chuẩn bị trình diện, ba người chúng tôi kêu gọi các sinh viên hãy rút lui, cắm rễ sâu vào trong cộng đồng và biến đổi phong trào”, AFP dẫn lời Benny Tai, một trong số ba thủ lĩnh của phong trào Chiếm Trung tâm (Occupy Central), nói.
Thông báo trên được đưa ra sau khi nhiều người biểu tình đụng độ với cảnh sát Hong Kong vào cuối ngày 30/11, làm hàng chục người bị thương. Đây là đêm bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu cuối tháng 9.
Video đang HOT
Theo Tai, bộ ba lãnh đạo của Chiếm Trung tâm sẽ ra trình diện cảnh sát vào ngày mai vì vai trò của họ trong phong trào mà chính quyền cho là bất hợp pháp.
“Đầu hàng không phải là một hành động hèn nhát. Đó là can đảm để hành động vì một lời hứa. Đi đầu hàng không phải là thất bại. Đó là sự tố cáo thầm lặng”, Tai nói. Ông chỉ trích cảnh sát “mất kiểm soát” và cho rằng đã đến lúc người biểu tình rời khỏi “khu vực nguy hiểm này”.
Tai, giáo sư luật Đại học Hong Kong, cùng Chan Kin-man, giáo sư xã hội học thuộc Đại học Trung văn Hong Kong và mục sư Chu Yiu-ming là ba người thành lập nhóm bất tuân dân sự Chiếm Trung Tâm vào đầu năm 2013 để yêu cầu cải cách chính trị. Tuy nhiên, Chiếm Trung tâm ngày càng được xem là chỉ có vai trò thứ yếu so với phong trào đòi cải cách bầu cử do các nhóm sinh viên lãnh đạo.
Phong trào biểu tình ở đặc khu hành chính Hong Kong bắt đầu từ cuối tháng 9, khiến nhiều nút giao thông chính bị tê liệt. Phong trào, với ba lực lượng chính gồm Chiếm Trung tâm, Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS) và Học dân (Scholarism) của Joshua Wong, vào lúc đỉnh điểm đã thu hút được hơn 100.000 người tham gia.
Những người biểu tình đã dựng trại và phong tỏa đường phố ở một số quận quan trọng nhất về chính trị và kinh tế của Hong Kong trong hai tháng qua, yêu cầu bầu cử tự do vào năm 2017.
Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong cho rằng những cuộc biểu tình này là bất hợp pháp. Lãnh đạo đặc khu Lương Chấn Anh hôm qua cảnh báo phong trào biểu tình sẽ không mang lại điều gì.
Như Tâm
Theo VNE
Le Figaro: Bắc Kinh toàn thắng trước người biểu tình Hong Kong
Theo RFI, nhật báo "Le Figaro" của Pháp vừa đăng bài "Bắc Kinh gần như đã thắng cuộc tại Hong Kong", giải thích rằng phong trào đòi dân chủ Chiếm Trung tâm có dấu hiệu sắp tắt vì không được lòng dân với chỉ 28% số người ủng hộ.
Người biểu tình bám trụ ở khu Mong Kok (nguồn: AFP)
Bài báo mở đầu với nhận xét rằng Bắc Kinh có vẻ sắp thâu tóm tiền đánh cuộc vào trò chơi "để cho tình hình ở Hồng Kông thối rữa".
Phong trào đòi bầu cử tự do cho năm 2017, chiếm lĩnh đường phố từ ngày 28/9, đã mất dần hậu thuẫn của người dân và lụi tàn mà Trung Quốc không cần phải trực tiếp can thiệp. Tờ báo nêu lại kết quả thăm dò dư luận gần đây, với 83% muốn phong trào chấm dứt biểu tình, 68% muốn chính quyền giải tỏa các nơi bị chiếm đóng.
Thời gian hơn 2 tháng biểu tình, chiếm đường phố bị cho là khá dài, ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người dân, cũng như đến hoạt động kinh tế. Giao thông tắc nghẽn, những khu mua bán sầm uất bị cản trở, người dân dù muốn dân chủ và ủng hộ phong trào, nhưng cũng đã mệt mỏi. Hình ảnh phong trào còn bị hoen ố thêm khi có một số người phá cửa vào cơ quan lập pháp Hong Kong. Hiện nay số người chiếm đóng đường phố giảm nhiều nhưng vẫn gây cản trở không ít cho lưu thông.
Tuy vậy, giới lãnh đạo phong trào vẫn kêu gọi "bám trụ" trong khi chờ đợi một phương thức đấu tranh khác./.
Theo (Vietnam )
Phong trào biểu tình Hongkong tan rã? Phong trào biểu tình tại Hongkong bắt đầu tan rã vì nguyên nhân nội tại nhiều hơn là dưới sức ép của cảnh sát. Người khởi xướng phong trào Chiếm Trung tâm ở Hongkong đã từ chức, trong khi hậu thuẫn của người dân với phong trào đã hụt hơi. Quang cảnh địa điểm biểu tình tại quận Admiralty tối 17/11, trước khi...