Thủ lĩnh ly khai tố quân Ukraine gài bẫy phe này bắn máy bay
Một thủ lĩnh ly khai Ukraine đã xác nhận lực lượng này có các tên lửa phòng không Buk, loại vũ khí mà Washington nói là được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines hôm 17/7 ở miền Đông Ukraine.
Theo Reuters, một thủ lĩnh đầy quyền lực của lực lượng ly khai Ukraine đã xác nhận lực lượng này có các tên lửa phòng không Buk, loại vũ khí mà Washington nói là được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay chở khách mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines hôm 17/7 ở miền Đông Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Alexander Khodakovsky – chỉ huy Tiểu đoàn Vostok – đã lần đầu tiên thừa nhận lực lượng ly khai sở hữu hệ thống tên lửa Buk (NATO gọi là SA-11). Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã cố tình “gài bẫy” phe ly khai để họ sử dụng tên lửa Buk bắn vào các máy bay.
Theo các chuyên gia quân sự, những vết xước và lỗ thủng trên thân máy bay MH17 chứng tỏ nó bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không.
Ông còn ngụ ý nói rằng tên lửa Buk có nguồn gốc từ Nga và có thể đã được đưa trở về Nga để xóa bỏ bằng chứng về sự hiện diện của hệ thống này tại Ukraine.
Video đang HOT
Ông Khodakovsky nói: “Tôi biết tên lửa Buk được đưa đến từ Luhansk. Vào thời điểm đó tôi được thông báo là một hệ thống Buk từ Lugansk đang được đưa đến dưới lá cờ của LNR (Cộng hòa Nhân dân Lugansk)… Tôi nghĩ họ đã gửi nó trở về. Bởi vì tôi biết về nó vào chính xác thời điểm tôi phát hiện thảm họa (máy bay MH17) đã xảy ra. Họ có thể đã gửi nó trở lại để xóa bỏ bằng chứng về sự hiện diện tên lửa Buk”.
Ông Khodakovsky nói thêm: “Câu hỏi được đặt ra là: Ukraine đã nhận được thông tin đúng lúc quân tự vệ có công nghệ này, do sai lầm của Nga. Song họ (chính quyền Kiev) không những không làm gì để đảm bảo an ninh, mà còn kích động việc sử dụng loại vũ khí này nhằm vào một máy bay dân sự đang chở những người dân thường vô tội. Họ biết về sự hiện diện của hệ thống Buk này, rằng Buk đang di chuyển tới Snezhnoye (ngôi làng cách địa điểm MH17 rơi 10 km về phía Tây). Họ biết nó sẽ được triển khai ở đây, và Kiev khiêu khích sử dụng hệ thống Buk này bằng việc bắt đầu cuộc không kích nhằm vào một mục tiêu không cần thiết mà máy bay của họ không động đến suốt một tuần. Và vào ngày đó, Kiev tăng cường bay, và vào đúng thời điểm xảy ra vụ bắn, vào thời điểm chiếc máy bay dân sự bay phía trên, họ phát động không kích dù biết rằng ở đó có hệ thống tên lửa Buk. (Chính quyền) Ukraine đã làm tất cả có thể để đảm bảo rằng một máy bay dân sự bị bắn hạ”.
Alexander Khodakovsky trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters.
Khodakovsky cũng khẳng định đơn vị của ông chưa bao giờ sở hữu Buk và các hệ thống phòng không này có thể đã được quân ly khai thuộc các đơn vị khác sử dụng.
Khodakovsky là một trong những thủ lĩnh quân ly khai hiếm hoi xuất thân từ Ukraine chứ không phải Nga. Trong quá khứ, ông từng có mâu thuẫn với các thủ lĩnh ly khai bên ngoài khu vực như Igor Strelkov, người gốc Moskva tự tuyên bố là thủ lĩnh của toàn bộ lực lượng ly khai tại tỉnh Donetsk.
Theo TTXVN
Trung Quốc nạo vét trái phép kênh tại Hoàng Sa
Trung Quốc đang nạo vét các kênh quanh đảo Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nhằm hỗ trợ việc tiếp cận cho các ngư dân và tàu cung ứng. Theo các nhà phân tích, đây là một hành động hung hăng nữa của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp tại bãi Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hãng tin Xinhua ngày 23/7 đưa tin, các con kênh dài tổng cộng 1,7 km đã được đào quanh đảo Duy Mộng. Hòn đảo này, rộng 21 km2, là một trong số các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cũng theo Xinhua, các bến tàu phục vụ tàu du lịch và các bến đấu cho tàu cung ứng và thu gom rác cũng sẽ được xây dựng tại khu vực trong tương lai.
"Các tuyến kênh mới sẽ giúp các ngư dân hoạt động trong khu vực và cung cấp cho họ các điều kiện sống thuận lợi hơn trên các đảo", Xinhua dẫn lời ông Jiang Weiquan, một quan chức từ ủy ban quản lý đảo, cho hay.
Động thái trên cho thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và không ngừng gia tăng các hành động phi pháp.
Xu Liping, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc tại Đông Nam Á tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng các kênh hàng hải, giúp các tàu thực thi pháp luật dễ dàng tuần tra và vận chuyển đồ tiếp tế quanh khu vực.
Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, cũng cho biết Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết liệt nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thông qua các hoạt động kinh tế và bằng cách mở rộng các kênh phục vụ giao thông đường biển.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã thành lập trái phép thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa.
An Bình
Theo Dantri/Xinhua
Nga cáo buộc Ukraine can thiệp dữ liệu bay vụ MH17 Bộ ngoại giao Nga ngày 23/7 đã cáo buộc chính quyền Kiev đang tìm cách tác động tới các nhà kiểm soát không lưu và dữ liệu tai nạn của chiếc Boeing 777, giữa lúc các bên vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc chuyến bay MH17 bị rơi. Nga cho rằng Ukraine cũng đang tìm cách xóa bằng chứng quanh...