Thủ lĩnh IS có thể bị thương rất nặng
Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo, được cho là bị thương nặng đến mức đe dọa tính mạng, trong một đợt không kích do liên minh quốc tế thực hiện.
Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: AP.
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi bị thương nặng trong đợt không kích do liên minh quốc tế thực hiện hồi tháng 3, Guardiandẫn một nguồn tin có liên hệ với nhóm khủng bố cho biết. Al-Baghdadi lúc đầu bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hắn đã dần bình phục. Al-Baghdadi vẫn chưa thể chỉ huy IS hàng ngày.
Việc al-Baghdadi bị thương và có thể chết khiến các thủ lĩnh IS cấp cao phải tổ chức họp khẩn cấp để tìm ra lãnh đạo mới.
Hai quan chức, gồm một nhà ngoại giao phương Tây và một cố vấn người Iraq, đều xác nhận đợt không kích diễn ra vào ngày 18/3 tại quận al-Baaj, Nineveh, gần biên giới với Syria.
Nhà ngoại giao phương Tây cho biết đợt không kích khi đó nhằm vào đoàn gồm 3 xe được cho là chở các thủ lĩnh IS địa phương ở giữa làng Umm al-Rous và al-Qaraan. Nhà chức trách không biết al-Baghdadi có mặt trong đoàn xe này.
“Đúng, hắn bị thương ở gần làng Umm al-Rous, al-Baaj, vào ngày 18/3 khi đi cùng một nhóm phiến quân”, Hisham al-Hashimi, quan chức Iraq cố vấn cho Baghdad về vấn đề IS, nói.
Al-Baghdadi được cho là dành phần lớn thời gian ở al-Baaj, cách Mosul, thành phố lớn của Iraq mà IS chiếm hồi mùa hè năm ngoái, hơn 320 km về phía tây.
“Hắn chọn al-Baaj vì biết từ cuộc chiến lần trước, người Mỹ không mở rộng hoạt động quân sự tới nơi này”, một nguồn tin bí mật về hoạt động của al-Baghdadi nói. “Kể từ năm 2003 (quân đội Mỹ) hiếm khi hiện diện tại al-Baaj”.
Video đang HOT
Abu Bakr al-Baghdadi sinh năm 1971 tại Iraq, tham gia lực lượng nổi dậy năm 2003 sau khi chính quyền tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ. Đến năm 2010, al-Baghdadi trở thành thủ lĩnh của IS và biến nó từ một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda thành lực lượng độc lập, hùng mạnh.
Al-Baghdadi còn là một kẻ lập chiến lược sắc sảo, gây quỹ hiệu quả và một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD cho người lấy được đầu tên này. Thông tin al-Baghdadi bị thương từng xuất hiện hai lần vào tháng 11 và 12 năm ngoái nhưng không được xác thực.
Vị trí quận al-Baaj. Đồ họa: Google Maps.
Như Tâm
Theo VNE
Mẹo thoát hiểm: Chống cướp giật
Cảnh giác khi có trẻ em bán hàng rong, vé số dạo... tự nhiên đi sát hoặc xô đẩy, chen lấn với mình. Vì bọn cướp thường lợi dụng đối tượng này để tạo ra sơ hở, gây phân tâm hoặc che tầm quan sát của người có tài sản, để tên khác chớp thời cơ cướp giật tài sản.
Tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn các đô thị đông dân cư đang diễn biến hết sức phức tạp. Tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này ở chỗ không những làm thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe các nạn nhân và những người tham gia giao thông, vì sau khi gây án, chúng thường tìm mọi cách trốn chạy sự truy đuổi của nạn nhân, người đi đường và lực lượng công an.
Ảnh minh họa
Thủ đoạn cướp giật manh động
Những năm trở lại đây, tội phạm cướp giật có xu hướng manh động hơn. Đối tượng gây án tập trung vào số thanh thiếu niên độ tuổi từ 16 - 30, không có việc làm ổn định, thường xuyên tụ tập chơi bời, sử dụng các loại chất kích thích (bia, rượu, ma túy...) và đánh bạc, cá độ bóng đá, chơi lô đề. Tỉ lệ tái phạm của số đối tượng đã có tiền án, tiền sự khá cao. Đáng lo ngại là tình trạng học sinh, sinh viên, thậm chí công chức, giáo viên cũng đi gây án.
Bọn cướp giật thường cấu kết với nhau, hình thành các băng ổ nhóm có từ 2 tên trở lên. Chúng thường có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tên trong nhóm, như tên chuyên cầm lái (bo xe), tên chuyên ngồi sau để giật đồ và tên làm nhiệm vụ cản đường khi bị truy đuổi. Có trường hợp, chúng chia nhau dàn cảnh, tạo ra sự cố để người đi đường bộc lộ sơ hở hoặc phân tán sự chú ý bảo vệ tài sản để tạo điều kiện cho đồng bọn ra tay... Có băng nhóm lại phân công đứa chuyên đi "tăm tia" ở các địa điểm như ngân hàng, tiệm vàng, cây ATM.
Phương thức gây án phổ biến là sử dụng xe máy "đi dạo" trên các tuyến đường để quan sát. Khi thấy có người mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao và dễ tiêu thụ (như điện thoại di động, máy ảnh, nữ trang, túi xách, vàng, tiền mặt...), hoặc những người vừa giao dịch trong ngân hàng, tiệm vàng, cây ATM đi ra, chúng liền tổ chức đeo bám. Đến những địa điểm thuận lợi (như đường thoáng rộng hay có nhiều ngã rẽ tiện cho việc tẩu thoát, phía trước vắng người ...), chúng lập tức tăng ga áp sát mục tiêu để cướp giật túi đồ đựng tiền, vàng rồi tẩu thoát. Nếu bị truy đuổi, kẻ chạy xe phía sau sẽ làm nhiệm vụ ngăn cản, gây khó khăn cho người truy đuổi.
Thời gian gần đây, xuất hiện thủ đoạn bọn cướp giật cản đầu xe nạn nhân, hay dàn cảnh vụ đụng xe để họ mất cảnh giác, rồi đồng bọn từ phía sau vượt lên, áp sát nạn nhân để móc túi hoặc cướp giật đồ treo trên xe. Có trường hợp, bọn chúng theo xe ôtô, taxi vừa lĩnh tiền từ ngân hàng. Đến đoạn đường vắng, bọn chúng bí mật rải đinh trước bánh xe, sau đó thông báo cho lái xe biết là xe bị xì bánh, lợi dụng lúc tài xế xuống kiểm tra hoặc sửa chữa, bọn chúng trộm cắp tiền hoặc giật đồ của người ngồi trong xe rồi tẩu thoát.
Tâm lý của tội phạm cướp giật rất manh động, quyết liệt, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người khác, miễn là cướp được tài sản. Khi bị truy đuổi, sẵn sàng sử dụng hung khí mang theo để chống trả. Công cụ phương tiện gây án chủ yếu là các loại xe máy có tốc độ cao, phân khối lớn đeo biển số giả, che biển hoặc tháo biển; cũng có thể đeo biển số thật, nhưng là của xe khác. Gần như tên cướp giật nào cũng "găm đồ" (dao, kiếm, công cụ hỗ trợ...) trong người.
Cách phòng tránh
Vậy làm gì để không trở thành "mồi ngon" của bọn cướp giật? Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là sự cảnh giác của mỗi người. Cần chủ động không để bản thân rơi vào những tình huống nguy hiểm, không nên tạo những sơ hở để bọn cướp giật ra tay. Đồng thời, phải "phòng ngừa sớm" bằng việc dự liệu từ trước những cách thức đối phó nếu chẳng may bị cướp giật.
Cách tốt nhất khi ra đường là đừng phô trương tài sản quý, hạn chế đeo đồ trang sức khi ra đường. Nếu đeo thì nên quàng khăn, mặc áo dài tay kín cổ, áo chống nắng... trùm ra ngoài để che khuất đi. Không nên mang theo nhiều đồ đắt tiền bên mình, trừ khi thật sự cần thiết. Khi đó, phải cất tiền, tài sản vào trong cốp xe (nếu có) hoặc chằng buộc cẩn thận vào xe. Lưu ý, trước khi cất đồ vào cốp hoặc lấy ra thì phải nhìn xung quanh, vì bọn cướp giật thường chọn thời điểm này để gây án. Nếu túi to, cốp nhỏ không để vừa, thì tốt nhất là đeo túi, balô, cặp laptop... về phía trước bụng, hoặc treo buộc túi ở ba-ga xe máy (giữa hai đùi), quàng dây cẩn thận qua cổ xe, để tránh bị rạch túi nếu đeo sau lưng. Quai túi nên chọn loại to bản, chắc chắn để bọn cướp từ bỏ ý định giằng giật. Tuyệt đối không đặt, treo đồ vật, hành lý hớ hênh (như trong giỏ xe trước ghi đông, ở giá để hàng tại khung xe).
Trên đường đi cần chú ý quan sát, nếu qua gương chiếu hậu phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn bám theo sau, hoặc có biểu hiện như tăng ga, lạng lách đánh võng cùng chiều với mình, thì phải chạy thật chậm lại, đi sát vào lề đường, hoặc táp xe vào lề đường rồi dừng hẳn, hoặc cố gắng đi đến khu vực có nhiều người. Không nên vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. Nếu buộc phải nghe điện, nên táp xe vào lề đường rồi dừng lại ở nơi có chướng ngại vật (cây, cột điện) rồi xuống xe, rút điện thoại ra nghe bằng tai bên phải (ở phía có chướng ngại vật). Trong lúc nghe điện thoại vẫn nên nhìn xung quanh. Nếu thấy có người đang lao xe thẳng về phía mình, cần cảnh giác và tính nhanh việc đối phó. Phải cảnh giác khi có người đi sát hỏi đường, hoặc khi dừng đèn đỏ giao lộ.
Cần nhớ đến các đồ vật mang theo, phán đoán vật gì có thể bị cướp giật để chú ý bảo quản. Khi chẳng may xảy ra va quệt xe, cần nghĩ ngay đến khối tài sản đang mang theo trên người hoặc treo ở xe và có biện pháp bảo vệ, vì rất có thể sự cố là do bọn cướp giật cố tình dàn cảnh tạo ra để làm phân tán sự chú ý của nạn nhân. Cảnh giác khi có trẻ em bán hàng rong, vé số dạo... tự nhiên đi sát hoặc xô đẩy, chen lấn với mình. Vì bọn cướp thường lợi dụng đối tượng này để tạo ra sơ hở, gây phân tâm hoặc che tầm quan sát của người có tài sản, để tên khác chớp thời cơ cướp giật tài sản. Nếu vận chuyển hàng hóa bằng xe ôtô hay xe taxi, phải nâng cao cảnh giác, chú ý quan sát xung quanh trước khi đưa tiền, hàng hóa lên, xuống xe. Đặc biệt, trước khi bước ra khỏi xe ôtô, cần nhìn trước ngó sau. Khi người đã ra ngoài xe thì mới lấy đồ ra.
Trên đường không nên cho người lạ mặt không quen biết đi nhờ xe, tránh việc bị cướp hoặc trộm cắp, giật đồ. Không nên đi về quá khuya trên các cung đường vắng. Khi đi dạo bộ trên phố cần chú ý bảo vệ đồ vật. Không đi bộ dưới lòng đường; hoặc đi sát lề đường nhưng treo giỏ xách bên vai trái (phía lòng đường), vì đối tượng dễ giật được tài sản. Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi các địa điểm này.
Khi bị cướp giật, hầu như ai cũng mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, mất kiểm soát hành vi tức thời. Khi đó, hãy cố gắng trấn tĩnh lại bằng cách hít thở sâu vài lần. Nhiều người vì luyến tiếc đồ vật bị cướp, đã tăng ga đuổi theo đối tượng một cách vô thức. Việc làm này rất nguy hiểm, vì khi mải đuổi theo bọn cướp mà không để ý đến xe cộ trên đường rất dễ gây ra tai nạn cho mình và người khác. Ngoài ra, nên nhớ tên cướp giật nào cũng có hung khí giấu trong người. Chúng sẵn sàng ra tay manh động chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.
Phản ứng khôn ngoan là hô hoán thật to với người cùng đi trên đường để nhờ giúp đỡ, truy đuổi. Khi tri hô, đừng nên nói chung chung như "cứu, cứu", hay "bớ người ta...", mà cần nói to, rõ ràng việc mình bị cướp giật, đối tượng đi xe gì, người như thế nào, đang chạy về hướng nào. Cũng không nên khóc lóc, gào thét, chửi bới... vì sẽ làm mọi người thiếu thiện cảm với bạn.
Sau khi hô hoán, cố gắng trấn tĩnh lại và ghi nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép, các đặc điểm đặc biệt...) cùng phương tiện của chúng (loại xe, biển số xe), hướng tẩu thoát... để trình báo ngay cho đơn vị công an gần nhất, triển khai khoanh vùng đối tượng truy tìm ra thủ phạm. Nên nhớ, biển số xe là quan trọng nhất, nếu đối tượng có lắp biển số giả thì nó có thể giúp ích cho hoạt động điều tra sau này.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhất thiết sau khi bị cướp giật phải trình báo công an, vì dù không có nhiều hy vọng tìm được đối tượng và lấy lại tài sản ngay, nhưng nên nhớ, các đối tượng luôn "ngựa quen đường cũ", sớm muộn cũng sẽ bị bắt ở các vụ án khác. Khi đó, những lá đơn trình báo của bạn hôm nay, sẽ giúp cơ quan điều tra khai thác mở rộng vụ án và truy thu tài sản về cho bạn.
Nhiều người không biết nên ứng xử thế nào nếu truy đuổi mà bắt được bọn cướp giật. Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ người đi đường đánh đập các đối tượng cho bõ tức rồi vất chúng lại bên đường. Việc làm này rất nguy hiểm, nếu đối tượng chết hoặc bị thương tích nặng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" hoặc "Cố ý gây thương tích". Ngoài ra, việc thả đối tượng, sẽ giúp chúng có điều kiện tiếp tục gây án với người khác. Ứng xử đúng đắn nhất là bình tĩnh, can ngăn mọi người không đánh đập đối tượng, khám nhanh thu giữ hung khí, phương tiện, lấy lại tài sản rồi cùng người đi đường khóa trói đối tượng giải đến cơ quan công an.
Theo Trung tá - Ths. Đào Trung Hiếu
Lao động
Gia đình con tin Kayla Mueller: 'Mỹ coi trọng chính sách hơn tính mạng công dân' Gia đình của Kayla Mueller, con tin thiệt mạng vào tay tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), cho rằng chính phủ Mỹ "coi chính sách quan trọng hơn tính mạng công dân" và đã không làm hết sức để cứu con họ. Ông Carl Mueller (trái), cha của Kayla Mueller trong buổi tưởng niệm con gái - Ảnh: Reuters Trên...