Thủ lĩnh chủ chốt của Al Qaeda bị tiêu diệt bởi không kích
Theo hãng tin CBS, sau một thời gian dài, nhân vật al Qaeda chủ chốt của nhóm khủng bố Khorasan là Muhsin al-Fadhli cuối cùng đã bị giết trong một đợt không kích của Không quân Mỹ.
Theo Lầu Năm Góc thông báo, Al-Fadhli, kẻ trước đây đã được một số quan chức Mỹ “khoanh vùng” và tình nghi, đã thiệt mạng khi xe của đối tượng bị không kích ngày 8-7 gần Sarmada, Syria, phía tây của Aleppo.
Al-Fadhli “là một điều phối viên cấp cao của al Qaeda, một trong số ít các lãnh đạo al Qaeda đáng tin cậy, đã có liên quan đến cuộc tấn công ngày 11 Tháng 9 năm 2001″ Jeff Davis, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết trong một tuyên bố.
Chân dung Muhsin al-Fadhli, lãnh đạo của nhóm khủng bố Khorasan đã, kẻ đã thiệt mạng trong một đợt không kích hồi 8/7 vừa qua của Mỹ
Video đang HOT
Al-Fadhli có dính líu vào các cuộc tấn công vào tháng 10/2002 nhắm vào thủy quân lục chiến Mỹ đóng trên đảo Faylaka ở Kuwait và tàu MV Limburg của Pháp.
“Hắn ta là lãnh đạo của mạng lưới các cựu chiến binh al-Qaeda, được biết đến với tên gọi Khorasan, vốn đang âm mưu phát động các cuộc tấn công ra nước ngoài chống lại Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác của chúng ta” ông Davis. Khorasan là một thuật ngữ để chỉ các khu vực được cho là nơi lẩn trốn của hội đồng điều hành Tổ chức al Qaeda tại cả Afghanistan và Pakistan. Các chiến binh chuyển tới Syria sau khi cuộc nội chiến nổ ra tại đó được xem là sự bổ sung cho phe cánh của al Qaeda tại Syria. Các quan chức Mỹ đã mô tả Khorasan như một nhóm thiểu số nguy hiểm các chiến binh đã và đang sử dụng “thánh địa” của chúng ở Syria tổ chức các âm mưu tấn công vào các mục tiêu tại Mỹ và các nước phương Tây , có thể bao gồm cả đường hàng không.
Vương Cường
Theo_PLO
Đuối lý nhưng Trung Quốc vẫn lớn tiếng ăn vạ
Sau một thời gian dài chuẩn bị, cuối cùng thì những bước đi đầu tiên của phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ trên Biển Đông đã bắt đầu diễn ra tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ở La Hay. Mặc dù đuối lý và không dám tham gia, nhưng Trung Quốc vẫn lớn tiếng ăn vạ, "vừa ăn cướp vừa la làng" rằng họ là nạn nhân trong vụ việc này.
Bắt đầu từ ngày 7-7 đến nay, PCA đã tổ chức nghe điều trần của Philippines nhằm quyết định xem liệu tòa án này có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không. Chưa biết PCA sẽ quyết định ra sao nhưng vụ kiện của Philippines cho thấy Trung Quốc đang rất lo lắng sẽ đánh mất uy tín và hình ảnh trên trường quốc tế sau vụ kiện. Mặc dù đã được Philippines mời tham gia vụ kiện và PCA cũng đã cho Bắc Kinh rất nhiều thời gian để quyết định xem họ có tham gia hay không, nhưng ngay từ đầu Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối và khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện này.
Theo lẽ thường, khi một nước lớn như Trung Quốc có quyền lợi và bị oan trong những vụ kiện như vậy, họ sẽ sẵn sàng tham gia quá trình phân xử để "rửa sạch" thanh danh của mình, đồng thời qua đó chứng minh cho cả thế giới thấy rằng họ đã hành động đúng theo luật pháp quốc tế. Thế nhưng Bắc Kinh đã không làm như vậy, mà thay vào đó họ lại thẳng thừng từ chối tham gia vụ kiện.
Chẳng lẽ Trung Quốc không muốn chứng minh rằng họ đúng để lấy lại uy tín? Không phải vậy, họ rất muốn chứng minh rằng mình đúng, nhưng họ không thể làm được và không dám ra tòa, và Trung Quốc cũng biết rất rõ rằng họ vi phạm luật pháp quốc tế, họ đuối lý khi phải ra tòa. Cũng bởi theo lẽ thường, một kẻ làm những điều vi phạm sẽ luôn luôn lảng tránh lẽ phải. Nếu có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng họ thực sự có chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông như họ đã tự nhận thông qua cái gọi là "đường chín đoạn" bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, hẳn là Trung Quốc sẽ sẵn sàng tham gia vụ kiện để chứng tỏ sự trong sạch của mình, thậm chí họ còn là bên khởi kiện đối phương xâm phạm quyền lợi của mình.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario (giữa) tại phiên điều trần ở PCA
Thủ tục xem xét vụ kiện của Philippines lên PCA có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm trước khi có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, dù Trung Quốc có tham gia hay không thì nếu như phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ Biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.
Trong khi đó, Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường ĐH De La Salle của Philippines cho rằng vụ kiện của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó, bởi vì Trung Quốc muốn sử dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) để thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông, nhưng lại không muốn áp dụng công ước này đối với Biển Đông. Theo ông Castro, vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về hành động của Trung Quốc cũng như là về sự trỗi dậy mà nước này vẫn tự nhận là "hòa bình".
Năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố rằng hoạt động xây dựng và bồi đắp của Trung Quốc tại các đảo chìm và bãi đá ngầm thuộc khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã vi phạm những điều đã nhất trí trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), dù DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên tránh không xây dựng các công trình trong khu vực có tranh chấp cho tới khi nào mâu thuẫn được giải quyết. Từ đó đến nay Philippines và nhiều chuyên gia quốc tế đã nhiều lần khẳng định lại về những vi phạm trắng trợn này của Trung Quốc.
Sau khi PCA tổ chức điều trần, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của nước này là sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ một quyết định nào của một bên thứ ba trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã có vẻ xuống nước khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng yêu cầu Manila quay trở lại đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Dù vậy, Hoa Xuân Oánh vẫn lớn tiếng "ăn vạ" rằng chính Trung Quốc mới là "nạn nhân" của tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc có thực sự là nạn nhân hay không, bản thân họ biết rất rõ điều này. Chỉ có điều, trong vụ kiện của Philippines, Trung Quốc đã né tránh mà không đủ can đảm để đương đầu tại diễn đàn pháp lý. Điều đó càng chứng tỏ một chân lý rằng, kẻ làm sai thường hay run sợ trước công lý và lẽ phải!
Theo An ninh Thủ đô
UAV Mỹ tiêu diệt trùm IS ở Afghanistan Trùm IS tại Afghanistan, Hafiz Saeed Khan, đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái ở tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan. Trùm IS tại Afghanistan, Hafiz Saeed Khan, đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái ở tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan. Cơ quan tình báo Afghanistan cho hay...