Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan gửi thư cho Tổng thống Mỹ
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, người tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới, đã viết một lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng những nỗ lực của người biểu tình nhằm lật đổ chính phủ Thái Lan là “ủng hộ dân chủ”.
Người biểu tình chống chính phủ cầm cờ Thái Lan trong một cuộc diễu hành ở thủ đô Bangkok ngày 25.1 – Ảnh: AFP
Ông Suthep trong tuần này đe dọa sẽ “đóng cửa” tất cả các tuyến đường dẫn đến các điểm bỏ phiếu nhằm tẩy chay cuộc bầu cử vào ngày 2.2 tới, theo AFP ngày 25.1.
Người biểu tình chống chính phủ còn tuyên bố sẽ bao vây các điểm bỏ phiếu.
Trong lá thư gửi cho ông Obama, ông Suthep cho rằng hành động này là ủng hộ dân chủ chứ không phải “nổi dậy chống dân chủ”.
Lá thư này được đăng tải trên trang Facebook của ông Suthep vào ngày 25.1, theo AFP.
Video đang HOT
Những người biểu tình chống chính phủ đã tiến hành “đóng cửa Bangkok” kéo dài gần 2 tuần qua, muốn trì hoãn cuộc bầu cử thêm một năm và muốn có một “hội đồng nhân dân” không qua bầu cử nắm quyền điều hành đất nước.
Vào ngày 24.1, Tòa án Hiếp pháp Thái Lan đưa ra phán quyết cho rằng cuộc bầu cử do chính quyền Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đề xuất vào ngày 2.2 tới có thể bị trì hoãn do những cuộc biểu tình.
Đến nay cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã khiến cho 9 người chết và hàng trăm người bị thương do bạo lực kích ngòi từ những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ.
Thủ tướng Yingluck nhất quyết không từ chức và không trì hoãn cuộc bầu cử.
Cũng trong lá thư gửi cho ông Obama, ông Suthep cho rằng ông thừa nhận cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra (bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, anh trai của bà Yingluck) và bà Yingluck đã trúng cử trước đây, nhưng chính phủ của họ đại diện cho sự vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc dân chủ.
Trong ngày 25.1, những người biểu tình tiếp tục những cuộc diễu hành ở thủ đô Bangkok nhằm chống lại lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại đây.
Mỹ ngày 22.1 đã lên tiếng kêu gọi các bên ở Thái Lan cần kiềm chế, sau khi chính phủ bà Yingluck quyết định áp đặt luật tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và 3 tỉnh xung quanh trong vòng 60 ngày.
Theo TNO
Bán đất để biểu tình
Nguồn tiền nào cung cấp cho phe biểu tình Thái Lan để duy trì hoạt động chống chính phủ được gần 3 tháng qua?
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (áo ca rô, bên phải) nhận tiền từ những người ủng hộ
- Ảnh: Minh Quang
Bồng trên tay đứa con 1 tuổi, chị Thitirest Sinsensiri cố chen vào đám đông giơ cao những tờ bạc chờ thủ lĩnh phe biểu tình. Khi "chú Suthep", tên gọi thân mật của người ủng hộ đối với ông Suthep Thaugsuban, đón nhận tờ 1.000 baht (700.000 đồng) từ trên tay, Thitirest cười vui sướng như vừa gặp siêu sao Hollywood. "Tiền sữa của con tôi đó nhưng tôi muốn đóng góp cho chú Suthep để tiếp tục chiến đấu và tôi tin sẽ chiến thắng", Thitirest, 28 tuổi, nói với Thanh Niên khi vừa bước ra khỏi đám đông.
Từ khi hơn 30 tài khoản ngân hàng chứa 6 triệu baht (4,2 tỉ đồng) của phe biểu tình bị phong tỏa, đóng góp của người ủng hộ là khoản thu nhập chính của phe này. Hàng ngàn người đứng dọc hai bên tuyến đường trên tay cầm những tờ bạc từ vài chục đến vài ngàn baht chờ ông Suthep mỗi lần ông này đi vận động ủng hộ. "Nếu không có sự ủng hộ này, có lẽ phong trào biểu tình dừng lại từ lâu rồi", ông Ekanat Prompan, người phát ngôn của phong trào biểu tình nói với Thanh Niên.
Mỗi ngày tốn 5 - 7 triệu baht
Kể từ khi nâng cấp lên thành chiến dịch "đóng cửa Bangkok" và dựng 7 điểm chiếm giữ thì kinh phí để duy trì phong trào trở thành vấn đề lớn của phe biểu tình. Theo ông Ekanat, chi phí dành cho thiết bị, sân khấu, điện nước, thuê bảo vệ, thực phẩm cung cấp cho hàng trăm ngàn người đến tham gia biểu tình... tiêu tốn 5 - 7 triệu baht mỗi ngày (3 - 5 tỉ đồng) và kéo dài từ 13.1 đến nay.
Số tiền đóng góp từ người dân tưởng chỉ là bạc lẻ nhưng thực tế là thu được cả một triệu baht cho mỗi lần đi vận động, những lúc vào khu "nhà giàu" được cả chục triệu baht là chuyện thường. "Vậy mà vẫn không đủ, nhiều lãnh đạo phải bán tài sản để ủng hộ phong trào", ông Ekanat nói.
Trong một lần nói chuyện với người biểu tình, ông Suthep tiết lộ ông vừa bán 2 miếng đất được khoảng 20 triệu baht (17 tỉ đồng). Số tiền này ông dùng cả cho phong trào. Suthep được xem là "chúa đất" ở miền Nam, ngoài đất trồng cao su, ông này còn được cho là có đất làm khu du lịch, khách sạn. Ông Suthep khoe số đất bán chỉ là phần nhỏ trong nguồn tài sản của gia đình và sẽ tiếp tục bán nếu cần để thực hiện mục tiêu lật đổ "chế độ Thaksin".
Trước khi các tài khoản của phe biểu tình bị đóng băng, công ty tư nhân và tập đoàn lớn là nguồn nuôi dưỡng chính. Đó là những nhà tài phiệt trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, viễn thông..., vốn là đối thủ cạnh tranh của dòng họShinawatra, gia đình Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Lệnh phong tỏa và cảnh cáo của cảnh sát khiến những "bầu sữa" này không còn dám đóng góp vì sợ bị buộc tội tiếp tay cho những "kẻ nổi loạn".
Tăng cường an ninh ở khu biểu tình Sau 2 vụ ném lựu đạn làm 1 người chết và hàng chục người bị thương, cảnh sát Thái Lan đã tăng cường phối hợp với quân đội tại các chốt kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người biểu tình. Hôm qua 20.1, nhiều cơ quan công quyền ở các tỉnh miền Nam đã bị người biểu tình kéo đến bao vây và chiếm giữ theo lời kêu gọi của ông Suthep. Giới chức ở những tỉnh như Nakhon Si Thammarat, Krabi, Surat Thani, Chumpon, Pattani không phản ứng gì trước làn sóng của người biểu tình, thậm chí ở nhiều nơi giới chức còn ủng hộ và bỏ nhiệm sở. Trong khi đó ở Bangkok phong trào biểu tình giảm nhiệt một cách rõ rệt khi rất nhiều người rút khỏi các địa điểm chiếm giữ.
Theo TNO
Vòng xoáy biểu tình sẽ đưa Thái Lan đến đâu Mâu thuẫn giàu nghèo, vùng miền, sự thách thức của lực lượng chính trị mới đối với các thế lực cũ là những cơn bão đang hoành hành chính trường Thái Lan, khiến tương lai của nó trở nên ảm đạm. Người biểu tình Thái Lan tụ tập trước một sân khấu ở bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bangkok. Ảnh:...