Thủ lĩnh Al-Qaeda lại kêu gọi khủng bố thánh chiến chống Nga, Mỹ
Lời kêu gọi của trùm khủng bố “Al-Qaeda” được đưa ra vào hôm 1/11, được đăng trên một trong những trang mạng có liên quan đến “Al-Qaeda”.
Báo Lenta của Nga ngày 2/11 dẫn nguồn tin từ hãng Reuters cho biết, Thủ lĩnh khét tiếng Ayman al-Zawahiri, kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố “Al-Qaeda” đã kêu gọi các nhóm Hồi giáo cực đoan ngừng “đấu đá nội bộ”, hợp lực chống lại các mối đe dọa từ phương Tây, Nga, Syria và Iran.
Kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố “Al-Qaeda” đã kêu gọi các nhóm Hồi giáo cực đoan ngừng “đấu đá nội bộ”, hợp lực chống lại phương Tây, Nga, Syria và Iran.
Theo nguồn tin của Reuters, lời kêu gọi của kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố “Al-Qaeda” được đưa ra vào hôm Chủ Nhật (1/11), đăng tải trên một trong những trang mạng có liên quan đến “Al-Qaeda”.
“Người Mỹ, Nga, Iran, Alawites và “Hezbollah” đã hợp sức chống lại chúng ta. Chúng ta cần ngừng đấu đá nội bộ và cùng nhau chống lại chúng” – Thủ lĩnh khét tiếng Ayman al-Zawahiri tuyên bố.
Thủ lĩnh khủng bố “Al-Qaeda” Ayman al-Zawahiri.
Mục tiêu chính mà tên Ayman al-Zawahiri kêu gọi khủng bố nhắm đến là Mỹ. Ngoài ra, thủ lĩnh khủng bố còn cảnh báo lực lượng nổi dậy chống lại chế độ Tổng thống Syria Bashar Assad từ bỏ ý định can thiệp vào cuộc xung đột với tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS).
Thời gian gần đây, tất cả các bên xung đột ở Syria đều cố gắng tăng cường sức mạnh của mình thông qua việc xây dựng các đồng minh có lợi.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Video đang HOT
Mổ xẻ sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo một phần nhờ đội ngũ sĩ quan cũ của Saddam Hussein và sự ủng hộ của người Hồi giáo Sunni ở Iraq, Syria.
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo một phần nhờ đội ngũ sĩ quan cũ của Saddam Hussein và sự ủng hộ của người Hồi giáo Sunni ở Iraq, Syria.
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo trong năm qua quả là ngoài sức tưởng tượng.Phiến quân IS đã mở rộng lãnh địa ở Syria, Iraq, lan sang Libya và Bán đảo Sinai vô chính phủ của Ai Cập.
Phiến quân IS đã mở rộng lãnh địa ở Syria, Iraq, lan sang Libya và Bán đảo Sinai vô chính phủ của Ai Cập.
Nhà nước Hồi giáo cũng đang nhòm ngó Ả-rập Xê-út, cái nôi của đạo Hồi, và Thổ Nhĩ Kỳ. Kích động người Hồi giáo Sunni
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ tiến hành một cuộc thánh chiến không khoan nhượng chống lại những người Shi"ite dị giáo", Kitô giáo "thập tự chinh", Do Thái "vô đạo" và người Kurd "vô thần". Al-Baghdadi cũng mắng mỏ những tên bạo chúa Ả-rập làm ô uế danh dự của người Hồi giáo Sunni.
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ tiến hành một cuộc thánh chiến không khoan nhượng.
Thông điệp của Abu Bakr al-Baghdadi là Nhà nước Hồi giáo sẽ sửa chữa sai lầm của nhà độc tài Saddam Hussein để đất nước Iraq rơi vào tay "những kẻ dị giáo" Shi'ite, tiến hành một cuộc thánh chiến chống lại chế độ thiểu số Alawite ở Syria và giải thoát Jerusalem khỏi sự kìm kẹp của Israel "vô đạo".
Trong bài phát biểu được phát hành vào ngày 14/5, thủ lĩnh IS al-Baghdadi nói: "Hồi giáo là không bao giờ là tôn giáo của hòa bình. Hồi giáo là tôn giáo của chiến tranh". Cuộc tấn công của tín đồ Nhà nước Hồi giáo "sẽ làm chảy máu" những kẻ "dị giáo" Shi'ite và đồng minh ở Iraq, đánh bại chế độ thiểu số Alawite ở Syria và quân nổi dậy Houthis của người Shi'ite ở Yemen.
Có một số yếu tố mang lại sự thành công của Nhà nước Hồi giáo. Ngoài những người trung thành với Tổng thống bị lật đổ và bị treo cổ Saddam Hussein và những phần tử cực đoan Hồi giáo sinh ra trong Chiến tranh Iraq, Al-Baghdadi còn dựa vào người Sunni địa phương và các bộ tộc của họ, trong khi người tiền nhiệm của ông ta chủ yếu dựa vào các chiến binh nước ngoài.
Mặc dù có sự tham gia của hàng ngàn chiến binh nước ngoài, 90% lực lượng IS ở Iraq và 70% ở Syria là người địa phương. Có tin nói, Nhà nước Hồi giáo có khoảng 40.000 lính chiến và 60.000 người ủng hộ. Triệt để sử dụng đội ngũ sĩ quan của chế độ Saddam
Abu Mohammad al-Maqdisi, lý thuyết gia thánh chiến và là cố vấn tinh thần của Abu Mussab al-Zarqawi - lãnh đạo người Jordan của Al-Qaeda tại Iraq bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ năm 2006 - nói rằng trước khi chiếm được nhiều vùng lãnh thổ ở Syria và Iraq, Nhà nước Hồi giáo đã xóa sổ hầu hết các đối thủ Hồi giáo Sunni và các đối thủ khác.
Phiến quân IS đã cho các đối thủ này sự lựa chọn hoặc chết hoặc thần phục và tuyên chiến với Mặt trận Nursa có liên hệ với al-Qaeda ở Syria.
Abu Mohammad al-Maqdisi, lý thuyết gia thánh chiến và là cố vấn tinh thần của Abu Mussab al-Zarqawi - lãnh đạo người Jordan của Al-Qaeda tại Iraq bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ năm 2006.
Lý thuyết gia thánh chiến al-Maqdisi nhận định: "Abu Bakr (al-Baghdadi) là người Iraq, có cơ sở hậu thuẫn rộng rãi và có các bộ lạc trung thành với ông taq ở Iraq, trong khi Abu Mussab (Zarqawi) là người Jordan và dựa vào các chiến binh thánh chiến nước ngoài". Theo lý thuyết gia thánh chiến này, Nhà nước Hồi giáo giành được nhiều chiến thắng quân sự một phần là nhờ các cựu sĩ quan quân đội của chế độ Saddam Hussein được đào tạo bài bản và am hiểu tường tận chiến trường.
Abu Qatada al-Filistini, một tư tưởng gia al-Qaeda và đã cùng Maqdisi ký tuyên bố chống IS, nói: "Nhà nước Hồi giáo tấn tới nhờ nền tảng quân đội, an ninh và tình báo của một ban lãnh đạo tìm cách áp đặt một nhà nước khủng bố".
Vốn là một "cựu bố già" al-Qaeda, lý thuyết gia thánh chiến al-Maqdisi có quan hệ với thủ lĩnh Ayman al-Zawahiri - người kế nhiệm của trùm khủng bố Osama bin Laden - và Abu Qatada, kẻ đã bị trục xuất khỏi London để đối mặt với tội danh khủng bố ở Jordan sau cuộc chiến pháp lý kéo dài.
Ông này nêu ra những sự khác biệt và tương đồng giữa IS và al- Qaeda. Không giống như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo khá "sâu rễ bền gốc" trong các cộng đồng Hồi giáo Sunni ở Iraq và Syria.
Để đánh bại Nhà nước Hồi giáo, người ta phải thuyết phục được người Hồi giáo Sunni ở Syria và Iraq cầm súng chống lại phiến quân IS. Điều đó khó có thể xảy ra vì người Sunni sợ sự đàn áp của Baghdad và Damascus hơn sự tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo.
Tàn nhẫn có phương pháp và được các sĩ quan của chế độ Saddam Hussein huấn luyện, phiến quân IS là lực lượng quân sự thần tốc và linh hoạt.
Nhà nước Hồi giáo cũng nhanh chóng nắm bắt các nguồn lực địa phương: từ năng lượng, bánh mì đến hệ thống thuế khóa... để tài trợ cho kinh phí hoạt động.
Theo nhà nghiên cứu IS người Iraq, ông Hisham al-Hashemi, Nhà nước Hồi giáo đã tìm mọi cách kiếm tiền: bán dầu, bắt cóc con tin đòi tiền chuộc đến bán cổ vật. Tài sản của Nhà nước Hồi giáo được ước tính vào khoảng 8-9 tỷ USD. Cơ cấu lãnh đạo ổn định có chiều sâu
Nhà nước Hồi giáo có cơ cấu hành chính khá ổn định. Sau thủ lĩnh Baghdadi là một cấu trúc lãnh đạo có chiều sâu.
Abu Qatada nói: "Nếu Baghdadi bị giết chết, sẽ có một người khác lên thay. Đội ngũ kế cận đông đảo của IS sẽ xuất đầu lộ diện".
Thủ lĩnh Baghdadi có một Hội đồng cố vấn gồm 9 thành viên và dưới trướng ông ta có khoảng 23 tiểu vương phụ trách các khu vực của người Sunni.
Một cơ cấu cai trị chi tiết từ tỉnh Nineveh, tỉnh có thủ phủ là thành phố Mosul, đến các thành phố của tỉnh Anbar chủ yếu do các sĩ quan quân đội của chế độ Saddam Hussein điều hành.
Nhân vật số 2 của Nhà nước Hồi giáo là Abu Ali al-Anbari, một viên tướng dưới thời Saddam Hussein, mới là người nắm giữ quyền lực thực sự.
Những người có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo nói rằng thủ lĩnh Baghdadi không phải là nhân vật quyền lực nhất. Nhân vật số 2 là Abu Ali al-Anbari, một viên tướng dưới thời Saddam Hussein, mới là người nắm giữ quyền lực thực sự.
Một nhân vật chủ chốt khác là Abu Muslim al-Turkmani, cựu đại tá tình báo bị thiệt mạng trong một cuộc không kích vào năm 2014. Cả hai đều quen biết thủ lĩnh Baghdadi trong nhà tù Bucca.
Chuyên gia Hashemi nói: "Việc có các cựu sĩ quan của Saddam Hussein trong ban lãnh đạo đã mang lại cho thủ lĩnh Baghdadi lợi thế quân sự và an ninh. Các cựu sĩ quan này có thể tuyển quân trong bộ lạc của mình và đó là các bộ tộc lớn ở Iraq".
Trên thực địa, cuộc không kích kéo dài liên quân do Mỹ cầm đầu đã gây cho IS những thiệt hại đáng kể, nhưng cho đến nay liên quân đã thất bại trong việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Một nhà ngoại giao Iraq nói: "Nhà nước Hồi giáo đã bị tổn thất về nhân mạng, bị mất đất và một phần khả năng tác chiến. Nhưng cái gọi là nhà nước này vẫn còn đó và rất nguy hiểm".
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Nhóm nổi dậy Syria sắp tấn công thành trì IS ở Raqqa? Thủ lĩnh nhóm nổi dậy Syria Raqqa Revolutionaries Front vừa tuyên bố kế hoạch tấn công thành trì IS ở Raqqa. Thủ lĩnh nhóm nổi dậy Syria Raqqa Revolutionaries Front vừa tuyên bố kế hoạch tấn công thành trì IS ở Raqqa. Trong đoạn video do nhóm hoạt động xã hội Raqqa is Being Slaughtered Silently (Raqqa đang bị tàn sát một cách...