Thù lao bèo bọt khó tin của sao Hollywood
Nếu Brad Pitt, Lindsay Loham nhận cát-xê chỉ vài ngàn USD, thì Jim Carrey hay Ethan Hawke thậm chí còn không được một đồng thù lao.
Bill Murray – 9.000 USD
Tài tử Bill Murray vào vai một doanh nhân trong bộ phim Rushmore năm 1998 gây tiếng vang trong giới chuyên môn, trở thành một trong những vai diễn nổi tiếng của ông. Tuy nhiên ít ai biết rằng Bill chỉ nhận được 9.000 USD cát-xê cho bộ phim này dù nó mang về cho ông nhiều giải thưởng. Nội dung phim kể về mối tình tay ba giữa một thanh niên trẻ và vị doanh nhân Herman cùng yêu một nữ giáo viên.
Ryan Gosling – 1.000 USD/ tuần
2 năm sau khi có bộ phim The Notebook kinh điển thu về tới 115 triệu USD, cát-xê của tài tử điển trai Ryan Gosling vẫn không hề tăng là bao. Trong phim Half Nelson, Ryan chỉ được trả 1.000 USD/ tuần trong thời gian quay, may mắn là bộ phim ra mắt thành công, được đánh giá cao. Nhưng các fan không cần phải chờ lâu bởi một năm sau, cát-xê cho Ryan tăng tới 1 triệu USD qua bộ phim Fracture.
Brad Pitt – 6.000 USD
Trước khi cát-xê có giá 25 triệu USD/phim như hiện nay, tài tử Brad Pitt từng nhận 6000 USD cho tác phẩm Thelma & Louise (1991) sau đó đoạt giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Nhân vật chàng trai trẻ với thân hình săn chắc trong Thelma & Louise cũng là vai diễn đáng nhớ trong sự nghiệp của Brad.
Chris Evans: 2 – 3 triệu USD
Bộ phim siêu anh hùng The Avengers ra mắt năm ngoái đạt thành công về nội dung lẫn doanh thu lên đến 1, 5 tỷ USD, đứng thứ 3 trong top các phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Trong đó, tài tử hạng A Robert Downey Jr.nhận được tới 50 triệu USD cát-xê, còn nam diễn viên mới nổi Chris Evan chỉ nhận được từ 2 tới 3 triệu USD.
Ethan Hawke: 0 USD
Tài tử Ethan Hawke vừa có bộ phim kinh dị The Purge ra mắt trong năm nay với kinh phí chỉ vẻn vẹn 3 triệu USD với mức cát-xê cho Ethan gần như là không có gì. “Không quyền lợi, không lái xe, không gì cả ngoài một vai diễn tuyệt vời với người đạo diễn tài năng. Tôi thậm chí ngủ trên ghế sô pha của James DeMonaco (đạo diễn phim)”. Nỗ lực của Ethan và đoàn làm phim đã không bị phí hoài khi The Purgethu về tới 87 triệu USD.
George Clooney: 120.000 USD
Cát-xê thông thường của tài tử George Clooney rơi vào khoảng 10 tới 20 triệu USD/phim . Năm 2005, khi tự tay viết kịch bản và đạo diễn kiêm làm diễn viên trong tác phẩm Good Night, and Good Luck, George chỉ nhận 120.000 USD. Năm 2011, khi đã là ngôi sao hạng A, George có bộ phim The Descendants mà trong đó anh chỉ nhận 300.000 USD cát-xê. Cả 2 tác phẩm khi ra mắt đều nhận được nhiều lời khen và lọt đề cử Oscar.
Jim Carrey: 0 USD
Danh hài Jim Carrey mang về hàng trăm triệu USD cho những bộ phim anh tham gia nhưng không phải tác phẩm nào Jim cũng có tiền công. Bộ phim hài Yes Man năm 2006 có kinh phí 70 triệu USD nhưng Jim không hề nhận một xu. Thay vào đó, trong số doanh thu 223 triệu USD, Jim được nhận 36,2%.
Video đang HOT
Lindsay Lohan: 6.480 USD
Lindsay Lohan được trả 1 triệu USD cho diễn xuất trong Mean Girls và 7,5 triệu USD cho Just My Luckvà Georgia Rule. Năm ngoái, cô tham gia tác phẩm kinh phí thấp The Canyons với số vốn chỉ 250.000 USD trong đó bao gồm cát-xê cho Lindsay là 6.480 USD.
Robert Pattinson: 2 triệu USD
Năm 2008, Robert Pattinson vẫn là cái tên chưa được biết tới nhiều, anh được chọn đóng vai ma cà rồng cho bộ phim Twilight và tác phẩm nhanh chóng hốt bạc phòng vé. Twilight thu về tới 392 triệu USD trong khi nhà sản xuất chỉ bỏ ra 37 triệu USD để làm phim, bao gồm cả 2 triệu USD thù lao cho Robert. Nhưng không lâu sau đó, khi series Twilight thành công lớn, cát-xê của nam diễn viên điển trai được tăng lên gấp 10 lần – 12,5 triệu USD.
Theo Trithuctre
Top 8 phim Hollywood tôn vinh 'siêu trộm'
Liều lĩnh, khéo léo và thần kinh thép - đó chính là những "tên trộm" được yêu thích trên khắp thế giới mà Hollywood đã tạo ra.
Three Kings
Đạo diễn: David O. Russell
Năm phát hành: 1999
Hãng sản xuất: Warner Bros.
Diễn viên: George Clooney, Mark Wahlberg, Ice Cube
Sự hỗn loạn của chiến tranh luôn là bức phông nền hoàn hảo để các nhà sản xuất làm nên một bộ phim về siêu trộm. Tuy nhiên, vế ngược lại thì không phải lúc nào cũng đúng. Dẫu vậy, Three Kings là một ngoại lệ. Bộ phim năm 1999 của đạo diễn David O. Russell cho người xem có cơ hội khám phá sâu hơn những bí mật đằng sau một cuộc xung đột mang tầm quốc tế.
Phim là câu chuyện về một nhóm binh lính Mỹ (George Clooney, Mark Wahlberg, Ice Cube và Spike Jonze) lợi dụng sự rối loạn ở thời điểm cuối cuộc chiến tranh vùng vịnh hồi năm 1991 để chiếm kho giấu vàng của người Iraq.
Sự kết hợp tuyệt vời giữa các yếu tố hành động, kịch tính và hài hước đã giúp Three Kings nhận được phản hồi tích cực của cả người xem lẫn các nhà phê bình.
"Đây là một trong những bộ phim bất ngờ và thú vị nhất mà tôi xem trong năm nay" - nhà phê bình phim danh tiếng Roger Ebert phát biểu.
Trong khi đó, tờ The New York Times nhận xét Three Kings là "bộ phim phản chiến châm biếm bậc nhất của thế hệ này".
The Town
Đạo diễn: Ben Affleck
Năm phát hành: 2010
Hãng sản xuất: Warner Bros.
Diễn viên: Ben Affleck, Jeremy Renner, Jon Hamm
Bộ phim kinh điển về các băng đảng trộm cướp thời hiện đại của Ben Affleck được xây dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết Prince of Thieves của Chuck Hogan.
Khác với những bộ phim cùng chủ đề, The Town không có những tên trộm tưng tửng, bóng bẩy và hài hước. Phim có tính hiện thực và bạo lực hơn. Đó là một nhóm sống bằng nghề cướp nhà băng, được tổ chức chặt chẽ và trung thành tuyệt đối. Rắc rối xảy ra khi người đứng đầu nhóm muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại và đem lòng yêu nhân chứng của vụ cướp do chính anh ta gây ra.
"Nghẹt thở, thông minh và có dàn diễn viên tuyệt vời" là những lời tán dương thường thấy mà các nhà phê bình dành cho The Town.
Với bộ phim này, Ben Affleck thêm một lần nữa chứng tỏ cái duyên thực sự của anh với điện ảnh nằm ở vị trí đứng sau camera chứ không phải là diễn viên.
Heat
Đạo diễn: Michael Mann
Năm phát hành: 1995
Hãng sản xuất: Warner Bros.
Diễn viên: Al Pacino, Robert De Niro, Val Kilmer
Về cơ bản, Heat là bản làm lại L.A Takedown năm 1989 cũng do chính Michael Mann làm đạo diễn. Không chỉ được đạo diễn Christopher Nolan lấy làm cảm hứng cho serie phim về Batman, Heat được cho là còn có ảnh hưởng tới cả các băng đảng xã hội đen. Đó là nhiều xe cướp được trang bị giống như trong phim.
Inside man
Đạo diễn: Spike Lee
Năm phát hành: 2006
Hãng sản xuất: Universal
Diễn viên: Denzel Washington, Clive Owen, Jodie Foster
Phim là câu chuyện về cuộc chiến hấp dẫn và đầy thú vị giữa nhân vật của Clive Owen - một tên trộm - và nhân vật của Denzel Washington - một thám tử đầy mưu mô.
Không chỉ là một bộ phim về tội phạm, Inside man còn "đụng chạm" đến các vấn đề nóng như tham nhũng, định kiến, chủ nghĩa đa văn hóa ở Mỹ. Viện điện ảnh Mỹ đã bầu chọn Inside manlà một trong 10 bộ phim xuất sắc nhất năm 2006.
Thành công cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật của Inside man cũng đã thúc đẩy các đạo diễn khác mạnh dạn hơn trong việc khai phá chủ đề này.
The bank job
Đạo diễn: Roger Donaldson
Năm phát hành: 2008
Hãng sản xuất: Lionsgate
Diễn viên: Jason Statham, Saffron Burrows, Daniel Mays
Rất nhiều bộ phim về chủ đề tội phạm được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật và The bank job là một ví dụ.
The bank job lấy cảm hứng từ vụ trộm trên phố Baker ở London hồi năm 1971. Đây là một sự kiện đáng nhớ của nước Anh bởi không chỉ cho đến tận thời điểm này người ta vẫn chưa tìm ra được số tiền và những đồ đạc quý giá bị mất mà còn bởi nó được cho là có dính líu đến hoàng gia.
Và nếu như bạn muốn xem một bộ phim có chiều sâu của "anh hùng cơ bắp" Jason Statham thì The bank job đích thực là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Ocean's Eleven
Đạo diễn: Steven Soderbergh
Năm phát hành: 2001
Hãng sản xuất: Warner Bros.
Diễn viên: George Clooney, Brad Pitt, Andy Garcia
Ocean's Eleven nguyên bản của Frank Sinatra ra đời năm 1960 là một bộ phim nhàm chán. Nhưng 4 thập kỷ sau, Steven Soderbergh đã biến nó thành một trong những bộ phim được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh.
Không chỉ có dàn diễn viên "khủng" gồm những cái tên như George Clooney, Brad Pitt, Julia Roberts, Matt Damon, Andy Garcia, Don Cheadle, Bernie Mac, Ocean's Eleven còn có đầy đủ các yếu tố hài hước, kịch tính và bất ngờ cho đến phút cuối.
Quick change
Đạo diễn: Howard Franklin, Bill Murray
Năm phát hành: 1990
Hãng sản xuất: Warner Bros.
Diễn viên: Bill Murray, Geena Davis, Randy Quaid
Là một bộ phim hài nhưng Quick change vẫn đủ sức thuyết phục để nằm trong danh sách này. Quick change còn là một tác phẩm dành cho những ai yêu New York bởi bạn có thể bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của thành phố này như Manhattan, Queens, tàu điện ngầm, sân bay JFK, quảng trường Thời đại, tòa nhà Empire State hay tượng Nữ thần Tự do.
Reservoir Dogs
Đạo diễn: Quentin Tarantino
Năm phát hành: 1992
Hãng sản xuất: Miramax
Diễn viên: Harvey Keitel, Tim Roth, Chris Penn
Phần lớn những bộ phim về "siêu trộm" thường có 3 phần: lên kế hoạch, hành động và kết quả. Tuy nhiên, trong bộ phim đầu tay, Quentin Tarantino đã bất ngờ vứt bỏ phần 2 tưởng chừng như quan trọng nhất nhưng vẫn khiến khán giả phải trầm trồ.
Điều hấp dẫn của Reservoir dogschính là cách sắp xếp xen kẽ thời gian, chuyển cấu trúc và buộc người xem phải tự sắp xếp để ráp nối câu chuyện.
Và cũng như bất kỳ bộ phim nào của Tarantino, thoại của Reservoir dogs cũng là điều đem đến sự thú vị cho khán giả.
HỒNG GIANG
Theo Infonet
Tuần ra mắt 3 sắc thái phim 16+ 3 bộ phim nổi bật ra mắt khán giả Việt cuối tuần này đều được phân loại R: "Escape Plan" với các lão tướng, "Insidious 2" nhuốm màu kinh dị và "Vikingdom" đậm chất sử thi. PHIM CHIẾU RẠP Insidious 2 (Quỷ quyệt 2) Đạo diễn: James Wan Diễn viên: Patrick Wilson, Rose Byrne, Ty Simpkins Thể loại: Kinh dị Phân loại: R...