Thử làm shipper trong vòng 1 tháng, giáo sư đại học có chia sẻ chua chát
Một vị giáo sư người Trung Quốc đã tự mình thử nghiệm làm công việc shipper trong 1 tháng và chia sẻ lại trải nghiệm khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể, giáo sư Hình Bân, giảng viên Trường Nghệ thuật Tự do thuộc Đại học Lâm Nghi (Sơn Đông, Trung Quốc) đã quyết định thử làm nhân viên giao hàng trong 1 tháng và chia sẻ lại trải nghiệm này, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo giáo sư Hình, cuộc sống shipper của anh diễn ra từ tháng 12/2022- 1/2023.
Để làm được công việc này anh đã phải chi hơn 9.000 nhân dân tệ (khoảng 29,6 triệu đồng) để mua một chiếc xe máy. Xe đổ đầy xăng có thể chạy 220km. Hầu như ngày nào giáo sư cũng phải nạp thêm xăng. Một tháng anh làm việc hết năng suất thì kiếm được hơn 7.000 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng).
Giáo sư Hình thống kê, mỗi ngày anh giao hơn 2.000 đơn hàng, lái xe trung bình 210km, đi bộ 32.000 bước và leo khoảng 110 tầng, thu nhập mỗi giờ bình quân là 10 tệ (khoảng 33.000 đồng), cao nhất là 20 tệ.
Giáo sư Hình Bân. Ảnh: The Paper
Tiền công cho một đơn hàng trung bình là 3,5 tệ (khoảng 11.500 đồng), anh phải đi 2 – 3km để nhận và giao. Thời gian chờ lấy hàng trung bình 5 phút, đi xe mất 8 phút, thời gian giao hàng trung bình 7 phút, tổng cộng là 20 phút. Như vậy, anh có thể giao khoảng 4 hoặc 5 đơn trong vòng một tiếng đồng hồ; liên tục bị giục vào bữa trưa và bữa tối.
Làm việc trung bình hơn 10 tiếng mỗi ngày, Hình Bân giảm 6kg trong một tháng. Dù giáo sư đã chuẩn bị tinh thần và tâm lý để nghe mắng chửi nhưng nhiều tình huống vẫn vượt quá sức chịu đựng của anh.
Video đang HOT
Trải nghiệm công việc khác hoàn toàn với việc giáo sư mà ông từng làm, Hình Bân có những chia sẻ đáng chú ý. Theo ông, không ai quan tâm đến người giao hàng. Một số khách hàng, đặc biệt là nhân viên bảo vệ, còn yêu cầu anh “nhân tiện vứt rác” và đe dọa bằng những đánh giá tiêu cực, cảm nhận thực sự rất cay đắng.
Chua xót nhất là khi anh giao trái cây đến một khu nhà gần trường học, người ra mở cửa là một thiếu niên mới lớn. Vừa nhìn thấy giáo sư, cậu đã đẩy anh vào tường, hỏi sao lại giao hàng chậm chạp như vậy và nói rất nhiều câu khó nghe. Bố mẹ cậu cũng chửi bới, hành xử thô lỗ, khiến Hình Bân thực sự khó chịu.
Giáo sư Hình hy vọng trải nghiệm này có thể giúp anh tăng vốn sống, hiểu được đa chiều các hiện tượng tâm lý khi tiếp xúc với mọi mặt của xã hội. Anh tin rằng một người làm học thuật nếu không trải nghiệm thì ngòi bút sẽ không thể chân thực, những điều viết ra sẽ rất hời hợt.
Câu chuyện của giáo sư Hình sau khi được chia sẻ đã thu hút nhiều bình luận tích cực từ cư dân mạng xứ Trung:
“Thật tuyệt vời khi một giáo sư chịu trải nghiệm cuộc sống của những người lao động bình thường.”
“Tôi cũng hy vọng rằng lãnh đạo các bộ phận liên quan ở mọi tầng lớp xã hội có thể học hỏi từ người thầy đại học này và trải nghiệm những khó khăn của mọi tầng lớp xã hội.”
“Đây là một cách tuyệt vời để hiểu cuộc sống của những người ở phía dưới.”
Giáo sư hình cho biết, tương lai anh dự định sẽ trải nghiệm công việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyển phát nhanh và các ngành nghề khác để tâm hồn và thể chất đều được “giảm bớt những chất dư thừa”.
Bất ngờ xu hướng đàn ông Trung Quốc 'kén' vợ không có em trai, sợ phải chu cấp
Truyền thông địa phương đưa tin ngày càng nhiều đàn ông độc thân ở Trung Quốc tìm bạn đời không có em trai vì sợ họ sẽ trở thành gánh nặng tài chính sau này.
Tại một sự kiện mai mối có sự tham gia của hơn 4.000 người độc thân ở miền Đông Trung Quốc vào đầu tháng này, thông tin chi tiết và sở thích hẹn hò của những người tham gia được hiển thị công khai, trong đó nhiều nam giới tìm kiếm phụ nữ không có em trai ruột, theo Jimu News.
Lời giới thiệu của một người đàn ông sinh năm 1990 tại sự kiện ở tỉnh Sơn Đông cho biết anh ta muốn có một người bạn gái có công việc ổn định, có ô tô và sở hữu một căn hộ, và không được có em trai. Một người đàn ông khác, sinh năm 1998, quê Tế Nam, đang tìm kiếm một người vợ tương lai dịu dàng và ân cần, cùng với "tốt hơn là cô ấy không có em trai".
Tại một sự kiện mai mối, nhiều nam giới tìm kiếm phụ nữ không có em trai ruột. (Ảnh: SCMP)
Trong số các yêu cầu của hàng nghìn ứng viên độc thân tại sự kiện mai mối ở Sơn Đông có hồ sơ của những người đàn ông nói rằng họ muốn một người phụ nữ không có em trai.
Nhiều phụ nữ độc thân cũng nhận thức được ý muốn ngày càng tăng này của những người đàn ông và bắt đầu nói rõ việc họ có hay không có em trai. Bảng thông tin cá nhân của một phụ nữ 27 tuổi cho biết, "mặc dù" cô có một em trai nhưng người này đang là sinh viên của một trường đại học hàng đầu và học hành rất tốt.
"Hơn nữa, tôi sẽ không trở thành một fu di mo", phần giới thiệu của người phụ nữ cho biết. Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Trung Quốc đại lục, có nghĩa đen là "quái vật hỗ trợ em trai" ám chỉ những người phụ nữ làm quá nhiều việc cho em trai của mình.
Nhiều phụ nữ bị cha mẹ buộc phải hỗ trợ tài chính cho anh em trai vì văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi trọng nam giới. Zhang Fuhui, chuyên gia tư vấn của Viện Tư vấn Tâm lý Tương lai Sơn Đông, cho biết việc đàn ông khăng khăng bạn đời tương lai không có em trai là điều đáng chú ý. Zhang nói: "Họ có ý tưởng này vì sợ vợ tương lai sẽ chỉ đóng góp cho em trai mà bỏ qua lợi ích của gia đình mới".
(Ảnh minh họa: SCMP)
Chuyên gia cũng cho biết nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc nuôi dạy con gái phải có trách nhiệm với em trai của họ. "Từ nhỏ, các bậc cha mẹ đã thấm nhuần tư tưởng rằng là chị thì phải giúp đỡ em. Kết quả là, nhiều phụ nữ phải sống cuộc sống hy sinh vì em trai của họ", Zhang nói.
Sự kiện mai mối ở Sơn Đông làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận trực tuyến ở Trung Quốc sau khi xuất hiện trên tin tức. "Vấn đề không phải là bạn có em trai không, mà là bạn có là fu di mo hay không", một người nói trên Douyin. "Hiện tượng xã hội biến dạng này bắt nguồn từ một xã hội biến dạng", một người khác bình luận.
"Tôi có một người họ hàng là em trai, cậu ấy đưa ra tiêu chí này khi tìm bạn gái, nói rằng cô ấy không nên có em trai. Thật buồn cười!" - một người khác nói.
Tuy nhiên, một người đàn ông bình luận: "Tôi là con một. Tôi ghen tị với những người có anh chị em ruột. Tôi không phiền nếu bạn gái hoặc vợ của tôi có em trai. Giúp đỡ em trai không phải là một vấn đề lớn".
Bán nhà 20 tỷ cho con du học, về con xin việc lương 3,5 triệu Sina đưa tin, một bà mẹ ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc đã chia sẻ lại hoàn cảnh éo le của gia đình khi đầu tư số tiền lớn cho con du học nhưng nhận về cái kết ngỡ ngàng. Con sau khi về nước trầy trật mãi mới kiếm được việc, mức thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Sina đưa...