Thu lãi cao từ nuôi vịt lấy trứng
Tỉnh Đồng Tháp có tổng đàn vịt hơn 7 triệu con; trong đó có từ 70-90% là nuôi vịt lấy trứng, chủ yếu là nuôi vịt cò, nuôi nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Thanh Bình.
Đàn vịt chạy đồng lấy trứng 3.000 con của chị Trang, ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Nuôi vịt ở Đồng Tháp nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và nuôi vịt rọ. Hàng năm, Đồng Tháp cung cấp cho thị trường hơn 313 triệu trứng. Với giá trứng vịt hiện nay, thương lái mua tại vùng nuôi từ 1.900-2.000 đồng/trứng, sau khi trừ các chi phí mỗi trứng người nuôi lãi từ 700-900 đồng.
Tỉnh Đồng Tháp chọn huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là các giống vịt TC (Cổ Cò) chiếm hơn 90% giống này là vịt đẻ trứng; nuôi theo hình thức chạy đồng. Bình quân nuôi vịt chạy đồng cứ 1.000 con mỗi đêm đẻ từ 500-700 trứng .
Theo chị Nguyễn Thị Trang ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, gia đình chị nuôi hơn 3.000 con vịt đẻ, loại giống vịt cò, nuôi vịt theo phương thức truyền thống là chạy từ đồng này sang đồng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác. Nhờ tận dụng vào nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng như: lượng thóc rơi vãi sau mỗi mùa thu hoạch, lúa chét trên đồng, cá, tép, cua, ốc và thêm vào đó không phải đầu tư nhiều vào đầu tư chuồng trại nên đã giúp tăng lợi nhuận trong chăn nuôi vịt. Mỗi ngày, chị Trang thu về gần 2.000 quả trứng và sau khi trừ chi phí lãi hơn 1 triệu đồng/ngày.
Ông Lê Văn Ngọt, Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười cho biết, huyện chọn ngành hàng vịt trong tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Huyện đã đầu tư cho ngành hàng vịt phát triển, đến nay tổng đàn vịt nuôi an toàn sinh học trên địa bàn huyện có 73.894 con và nuôi vịt rọ ở 3 tổ hợp tác được 93.900 con, trung bình hàng năm cho sản lượng gần 20 triệu trứng.
Trong thời gian gần đây, nghề chăn nuôi vịt chạy đồng tuy có lãi, nhưng không còn thuận lợi như trước đây và ngày càng mất dần lợi thế. Bởi các nguyên nhân là các cánh đồng làm lúa 3 vụ nên thời gian lưu vịt trên đồng ngắn, người dân tốn một khoản chi phí không nhỏ để mua đồng trước. Mặt khác, do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật nên nguồn thức ăn tự nhiên như cá, ốc, tép,… trên đồng, trên các kênh rạch ngày càng giảm, người chăn nuôi phải tốn kém nhiều chi phí hơn, chưa kể giá trứng lên xuống bấp bênh làm ảnh hưởng khá lớn cho người nuôi vịt lấy trứng.
Chị Trang tận dụng vào nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giúp tăng lợi nhuận trong chăn nuôi vịt.
Video đang HOT
Nhiều hộ nuôi vịt ở Đồng Tháp cho biết, bình quân 400 trứng nuôi vịt rọ cân nặng hơn 28 kg, trong khi đó nuôi vịt thả đồng 400 trứng cân nặng 26 kg. Hiện nay trứng vịt nuôi theo mô hình vịt rọ bán được giá hơn và giá cao hơn từ 200-400 đồng/trứng . Trong tương lai tỉnh Đồng Tháp quyết tâm xây dựng thương hiệu ” Vịt Đồng Tháp” – tầm nhìn chiến lược.
Nếp nhung là loại nếp gì mà dân Kinh Bắc trồng ai cũng sung túc?
Nhờ trồng giống lúa nếp nhung đặc sản, các hộ nông dân ở phường Tam Sơn (TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã có thu nhập khá tốt.
Hiện, với diện tích trồng hơn 500ha lúa nếp nhung, nông dân nơi đây có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm.
Xây dựng thương hiệu nếp nhung Tam Sơn
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Tuấn - Chủ tịch UBND phường Tam Sơn cho biết: Giống nếp nhung được trồng ở Tam Sơn cách đây hơn 20 năm.
Ban đầu, người dân chỉ trồng với diện tích nhỏ, chủ yếu để đồ xôi hoặc làm bánh chưng phục vụ gia đình trong những ngày lễ, tết.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống lúa thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Tam Sơn, đến nay, nếp nhung trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Hiện toàn phường có 80% số hộ gieo cấy nếp nhung với diện tích hơn 500ha.
Ông Tuấn phấn khởi cho biết: Một tin rất vui là năm 2021 sản phẩm nếp nhung Tam Sơn được lựa chọn tham gia chương trình Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh. Đây sẽ là thuận lợi rất lớn giúp nông dân Tam Sơn quảng bá, tiêu thụ nông sản đặc sản của địa phương.
Lúa nếp nhung Tam Sơn là một trong những sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP năm 2021 của tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Việt Anh
Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tam Sơn - Ngô Sỹ Dũng mong muốn, sau khi sản phẩm nếp nhung Tam Sơn được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021, sản phẩm nếp nhung Tam Sơn sẽ có những bước phát triển mới, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như tiến xa hơn là xuất khẩu, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Ninh.
Chị Ngô Thị Phong - cán bộ khuyến nông phường Tam Sơn cho biết: Giống lúa nếp nhung là giống lúa nếp đặc sản ở địa phương có đặc điểm hạt tròn vo, gạo trắng, thơm mát, khi nấu ăn rất dẻo.
Theo chị Phong: Giống lúa nếp thâm canh tốt, năng suất cao (bình quân đạt 1,8 tạ/sào), thích hợp cấy ở chân ruộng vàn.
Năm 2021, sản lượng 2 vụ lúa nếp nhung của xã đạt 5.250 tấn (tăng 19,6% so với năm 2020). Với giá nếp nhung là 10.000 - 12.000 đồng/kg, doanh thu ước đạt trên 50 tỷ đồng/năm.
Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tam Sơn Ngô Sỹ Dũng phấn khởi cho hay: Với mô hình sản xuất chuyên canh theo hướng tập trung nên việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho hơn 200ha lúa nếp nhung của HTX rất thuận lợi, đặc biệt khi trồng ở cánh đồng mẫu lớn.
Ông Dũng mong muốn, sau khi sản phẩm nếp nhung Tam Sơn được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021, sản phẩm nếp nhung Tam Sơn sẽ có những bước phát triển mới, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như tiến xa hơn là xuất khẩu, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Ninh.
Đẩy mạnh liên kết 4 nhà
Vụ mùa này, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa (ở khu phố Tam Sơn) trồng 2,5 mẫu lúa nếp. Bà Hoa cho biết: Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất đạt 170 - 180kg/sào, sau khi trừ chi phí gia đình bà thu về khoảng 30 triệu đồng.
Theo bà Hoa, để làm ra sản phẩm nếp nhung Tam Sơn thơm ngon, ngay từ khâu gieo trồng bà đã tỉ mỉ chọn giống lúa.
"Giống lúa được chọn riêng ở một thửa ruộng, chọn bông lúa dài, có hạt mẩy đều, gọn bông. Lúa phơi trong 3 ngày, mỗi ngày 2 tiếng và không phơi liên tục, để bảo đảm năng suất, chất lượng gạo" - bà Hoa nói.
Không chỉ tạo lợi nhuận cho người dân gieo trồng, sản xuất lúa nếp nhung Tam Sơn cái hoa vàng còn tạo việc làm cho các hộ dân khác, mang lại lợi nhuận cao kinh tế.
Nhận thấy giá trị của lúa nếp nhung Tam Sơn mang lại, gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (ở quận Tây Hồ, Hà Nội), đã đầu tư hai cơ sở xay xát với công nghệ hiện đại ngay tại khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, TP.Từ Sơn, để thuận lợi cho việc cung cấp gạo ra thị trường.
Bà Hồng chia sẻ: Gạo nếp nhung Tam Sơn có đặc điểm dẻo, thơm. Khi nấu tỏa mùi hương từ khi nước bắt đầu sôi, cho hạt xôi thơm dẻo, ngọt vị, đến khi nguội vẫn giữ được độ keo dính nên rất được khách hàng ưu chuộng. Giá gạo nếp nhung Tam Sơn là 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Hiện cơ sở của bà có 10 lao động chuyên thu mua thóc của người dân trong xã về xay xát thành gạo cung cấp cho một số công ty và các tiểu thương trong, ngoài tỉnh với số lượng trung bình trên 10 tấn gạo nếp nhung/ngày.
Theo Chủ tịch UBND phường Tam Sơn Nguyễn Khắc Tuấn, để nâng tầm thương hiệu gạo nếp nhung Tam Sơn, thời gian tới, phường phối hợp với các cơ quan chức năng, đẩy mạnh liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà kinh doanh.
Qua đó, không chỉ đảm bảo chất lượng giống nếp nhung của địa phương mà còn tìm đầu ra ổn định, tạo lợi nhuận cho người dân trong phường.
Doanh nghiệp đồng hành, chia sẻ khó khăn tiêu thụ lúa Hè Thu Tại buổi họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long sáng 7/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần chủ động hơn một bước nữa, bởi trước hết là gỡ khó khăn cho chính mình. Doanh nghiệp cần chia sẻ với...