Thứ kỳ lạ được coi là “bảo bối” đuổi tà của thầy mo Khơ mú
Mỗi dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có một thầy mo để kết nối giữa thế giới con người và các bậc tổ tiên, thần linh. Để “đuổi tà”, thầy mo Khơ mú phải chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ “kỳ lạ”.
Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, ở các bản làng người Khơ mú cũng có những thầy mo chuyên làm nhiệm vụ xua đuổi cái xấu và mang tới điều may mắn cho mọi người. Ảnh: Hồ Phương
Theo ông Moong Văn Mạnh trú ở bản Nam Tiến 2 (xã Bảo Nam – Kỳ Sơn) thì, muốn trở thành một thầy mo, người Khơ mú phải học hành rất cẩn thận. Trong hành trang của họ cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ mới có thể “hành nghề” được. Ảnh: Hồ Phương
Những thanh sắt này được gọi là “co mư xiên” bao gồm 8 thanh là vật dụng không thể thiếu mỗi khi các thầy mo đi cúng. Ảnh: Hồ Phương
Hai chiếc ly được chế tạo từ loại nhựa đặc biệt rất cứng được thầy mo dùng rót rượu và uống sau khi cúng xong. Bên cạnh chiếc đĩa đựng ly là loại nến được làm từ sáp ong rừng. Theo thầy mo Moong Văn Mạnh, chỉ loại nến này mới có tác dụng xua đuổi điềm xấu, mang lại may mắn cho con người. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi khi cúng, thầy mo thường dùng chiếc “tà bu” (một loại khèn) để thổi lên một điệu nhằm gọi những bậc tổ tiên và thần linh về phù hộ cho gia chủ. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Chiếc dao nhọn là hình ảnh có mặt trong khắp các mâm cúng, bởi đây là thứ “binh khí” trị “tà” của thầy mo. Ảnh: Đào Thọ
Những vật dụng này sẽ được thầy mo sắp xếp một cách khéo léo trong lúc làm lễ, tạo thành một ý nghĩa riêng mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu được. Ảnh: Đào Thọ
Lễ cúng của người Khơ mú diễn ra rất nhiều như cúng rẫy, cúng vía, cúng tổ tiên…Tuy nhiên tất cả chỉ nhằm một mục đích xua đuổi điềm xấu, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bình an. Ảnh: Đào Thọ
Theo Đào Thọ – Hồ Phương (Bao Nghê An)
Hàng trăm người tham gia cầu mùa, lên nương gieo cấy ở Yên Bái
Nghi lễ tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, cầu mưa, chọc lỗ tra hạt, cúng ma nhà, tổ tiên - rượu cần được người dân Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tái hiện chân thực, sinh động trong Lễ hội Cầu Mùa diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 Tết (tức ngày 24 và 25.2).
Ngay từ sáng sớm người dân trong bản đã hò nhau dậy.
Những chiếc gùi đựng đầy hạt giống.
Người đàn ông dùng gậy chọc mạnh thành 1 lỗ dưới đất để phụ nữ tra hạt.
Người đàn ông khoan khoái rít điếu thuốc lào khi hạt đã tra xong.
Để cầu mùa người dân dâng lễ vật: các sọt lúa, các sọt ngô, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè và trâu bò (hình nộm) cúng tế thần.
Mùa màng bội thu đã về, thóc lúa đầy bồ tha hồ xay xát.
Hội mùa đã được mở để ăn mừng cũng như để cầu cho vụ tới được hưởng cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp trên miền đất này.
Họ cùng nhau nhảy múa.
Vui chơi.
Lễ hội Cầu Mùa là một trong những lễ hội lớn, nằm trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú nên thu hút đông đảo phóng viên đến đưa tin.
Theo Danviet
Đốt "thẻ ATM, iPhone"... cho tổ tiên dịp Tết thanh minh Để tưởng nhớ người thân đã khuất, nhiều người sắm sửa hoa quả, lễ vật đi tảo mộ, có gia đình còn sắm cả "iPhone, thẻ ATM" hóa vàng cho tổ tiên. Tết thanh minh năm nay diễn ra trong vòng 15 ngày (từ 20/2- 5/3 Âm lịch). Mùa Thanh minh năm nay, rất nhiều gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ có...