“Thủ khoa trường Công an là thí sinh Sơn La, Hòa Bình”: Học viện CSND lên tiếng
Theo quy định thì vẫn phải công nhận kết quả cho các em, điều đó là đương nhiên. Còn sau này khi có kết quả điều tra, nếu xác định được chính xác em nào gian dối thì lúc đó chúng tôi sẽ kiến nghị xử lý theo đúng quy chế.
Tiếp theo Học viện ANND, Học viện CSND cũng là một cơ sở đào tạo được nhắc đến khi có thông tin cho rằng, “thủ khoa của trường Công an là thí sinh của Sơn La, Hòa Bình”. Để có thông tin khách quan về sự việc này, PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đặng Xuân Khang, Phó Giám đốc Học viện CSND.
Thiếu tướng Đặng Xuân Khang cho biết: Qua công tác rà soát, Học viện đã xác định được 4 thủ khoa ở 4 tổ hợp. Đó là các em Trần Dũng Lộc, ở Hà Tĩnh, thủ khoa A01, tổng điểm 28,55 (ưu tiên 0,25); Phạm Quang Trường, ở TP Điện Biên Phủ (Điện Biên), thủ khoa khối B00, tổng điểm 28,2 (điểm ưu tiên 0,75); em Trần Ngọc Diệp, ở TP Sơn La (Sơn La), thủ khoa khối C03 được 29,35 điểm (điểm ưu tiên 0,75) và em Lê Trung Hiếu, ở Tuyên Quang, thủ khoa khối D01, được 28,6 điểm (ưu tiên 0,75 điểm).
Thiếu tướng Đặng Xuân Khang
Câu chuyện gian lận điểm thi tại một số địa phương hiện vẫn được dư luận đặc biệt quan tâm. Học viện CSND có lo lắng nếu có thí sinh đỗ vào trường nhờ gian lận trót lọt hay không, thưa Thiếu tướng?
- Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hội đồng tuyển sinh ở cơ sở, ở địa phương. Từ khi thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, các trường đại học không “kiểm soát” được thí sinh, thí sinh đạt điểm chuẩn thì trường tiếp nhận, miễn làthí sinh đó đảm bảo điều kiện đạt sơ tuyển theo quy định của ngành và quá trình thi các em không vi phạm quy chế.
Giả thiết đặt ra, nếu có thí sinh điểm cao, thậm chí là thủ khoa đầu vào nhưng lại là thí sinh ở các địa phương đang có điều tra về gian lận thi cử, thì việc công nhận kết quả cho các em có khó khăn gì không, thưa Thiếu tướng?
- Theo quy định thì vẫn phải công nhận kết quả cho các em, điều đó là đương nhiên. Còn sau này khi có kết quả điều tra, nếu xác định được chính xác em nào gian dối thì lúc đó chúng tôi sẽ kiến nghị xử lý theo đúng quy chế.
Thưa Thiếu tướng, từ khi chúng ta thực hiện lấy kết quả thi của kỳ thi THPT để “xét tuyển”, công tác tuyển sinh của Học viện diễn biến thế nào?
- Nhìn chung từ khi “xét tuyển”, số thí sinh là cán bộ nghĩa vụ trúng tuyển tăng lên nhiều, vì thực tế bài thi các em đạt điểm chuẩn trở lên, các em lại đủ điều kiện như qua vòng sơ tuyển, thì trường theo nguyên tắc sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Mặt khác, qua theo dõi những năm thực hiện lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, tỉ lệ thí sinh ở khu vực nông thôn đỗ vào Học viện cũng nhiều hơn thí sinh thành phố. Nhưng như tôi đã nói, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả thi thực tế tại địa phương. Các em đủ điều kiện thì vẫn phải công nhận các em trúng tuyển.
Video đang HOT
Học viện CSND đang đặt mục tiêu trở thành Trường đại học trọng điểm, chất lượng cao.
Quá trình đào tạo, nhà trường có theo dõi hay kiểm tra trình độ của những thí sinh này hay không?
- Quá trình đào tạo nhà trường vẫn tiếp tục triển khai đổi mới, 3 năm trở lại đây, Học viện chuyển sang đào tạo tín chỉ, cơ bản các em đáp ứng được yêu cầu, cả yêucầu về chuẩn đầu ra các em thực hiện tương đối tốt. Ý thức tổ chức kỷ luật cũng được siết chặt. Trước đây sinh viên hệ chính quy vào có 1 tháng tập huấn, nhưng 3 năm nay, đào tạo kết hợp với hoàn thiện con người nên nhà trường dành hẳn 6 tháng chỉ rèn điều lệnh nội vụ, lễ tiết tác phong, văn hóa ứng xử, nhưng không ảnh hưởng đến quỹ thời gian đào tạo. Cơ bản các em cũng đáp ứng được những yêu cầu này.
Trở lại câu chuyện Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, mức độ gian lận thi cử rất quy mô, có tổ chức khiến nhiều trường đại học e ngại về chất lượng đầu vào. Trong bối cảnh đó, Học viện có tính đến khâu hậu kiểm để xác định trình độ năng lực thực của thí sinh hay không?
- Thực ra, theo quy định, khi xét tuyển thí sinh đủ điểm chuẩn, đủ điều kiện thì các em sẽ được nhập học, còn trong quá trình đào tạo chúng tôi có kiểm tra, như kiểm tra về ngoại ngữ, để xếp vào lớp chất lượng cao hay lớp đại trà để đào tạo. Sau đó, mỗi một học kỳ lại có những đợt kiểm tra tiếp, để phân loại, em nào đuối hơn sẽ phải học bổ sung kiến thức.
Nhìn lại kỳ thi THPT quốc gia, điều ông tâm đắc và trăn trở nhất về kỳ thi này là gì?
- Kỳ thi THPT quốc gia có ưu điểm là tiết kiệm chi phí xã hội, không gây vất vả cho thí sinh. Nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao, nên trong tương lai, phải có hình thức quản lý tốt hơn để kỳ thi tốt hơn, tin cậy hơn. Chính phủ nói giữ nguyên kỳ thi đến năm 2020, thì năm sau, theo tôi phải đổi mới các khâu tổ chức thi để kỳ thi tốt lên.
Trong tương lai, có nhiều hình thức để đánh giá. Theo Luật Giáo dục vẫn cần tổ chức thi để công nhận tốt nghiệp, thì tùy vào điều kiện thực tế có thể đổi mới, chọn được học sinh giỏi vào các trường đại học, đặc biệt các trường đào tạo về khoa học tự nhiên, đòi hỏi các em phải có kiến thức tốt từ cấp 2, cấp 3, như Học viện CSND cũng phải đòi hỏi đầu vào chuẩn thì đầu ra mới có cán bộ giỏi được.
Nữ sinh Học viện CSND.
Có ý kiến cho rằng,việc tuyển sinh nên trả cho các trường đại học, ý kiến của ông ra sao?
- Tôi thấy đấy cũng là một ý tưởng cần phải suy nghĩ, vì thực tế, tỉ lệ tốt nghiệp cao như thế cũng cần xem lại. Có thể căn cứ vào kết quả học phổ thông để xét tốt nghiệp, còn đại học thì phải đòi hỏi cao hơn. Việc thi đại học trước đây các trường đã làm rồi, nếu cần cũng phải xem xét lại. Việc thi tuyển vào đại học theo tôi có tốn kém vất vả cho thí sinh, nhưng ưu điểm là kiểm soát được đầu vào, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Đầu vào cao thì đầu ra cũng tốt hơn.
Năm nay, trừ môn Văn còn các môn khác đều thi trắc nghiệm. Trong khi gian lận thi cử lại xuất hiện ở quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm, chấm thi trắc nghiệm. Vậy theo ông, chúng ta có nên tiếp tục duy trì nhiều môn thi theo hình thức thi trắc nghiệm hay không?
- Theo tôi, tự luận hoàn toàn cũng có cái dở, mà trắc nghiệm hoàn toàn thì cũng không hay. Vì vậy, đề thi nên bán tự luận, bán trắc nghiệm, khâu đánh giá còn có căn cứ. Ví dụ môn khoa học xã hội nếu trắc nghiệm hết thì không đánh giá được, thí sinh tư duy được rồi nhưng “khả năng tư duy” phải thể hiện qua lập luận, dẫn dắt, phân tích. Nhiều khi chỉ qua 1 câu là biết được trình độ của thí sinh như thế nào. Trắc nghiệm chỉ cần khoanh, nên khó đánh giá, lại dễ nảy sinh gian lận. Thi tự luận còn liên quan đến chữ viết, một màu mực, nếu có dấu hiệu đánh dấu bài thì biết ngay.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Thu Phương (Công an Nhân dân)
Sai phạm nâng điểm thi: Cần làm rõ trách nhiệm
Đến thời điểm này, cơ quan công an đã khởi tố 3 vụ án gian lận điểm thi ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Chưa bao giờ nền giáo dục nước nhà lại có vụ bê bối thi cử rúng động như kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bên cạnh những bức xúc phẫn nộ, xã hội đòi hỏi phải chỉ rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Sớm nhận thấy bất thường?
Không phải đến những ngày vừa qua mà nghi vấn về điểm thi bất thường của tỉnh Hòa Bình đã được dư luận đặt ra từ ngày 12-7, một ngày sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi. Ngày 19-7, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình thậm chí chủ động báo cáo với Bộ GD-ĐT và cam kết kết quả thi là xác thực, đồng thời "mời bộ về chấm thẩm định".
Ngày 21-7, khi tổ công tác của Bộ GD-ĐT và cơ quan công an vẫn đang tiếp tục xác minh tại Sơn La, Lạng Sơn thì riêng Bộ GD-ĐT đã lập tổ chấm thẩm định tại Hòa Bình. Ngày 23-7, cùng với thời điểm Sơn La họp báo công bố kết quả điều tra bước đầu thì Bộ GD-ĐT công bố kết quả chấm thẩm định tại Hòa Bình không phát hiện bất thường. Lúc đó, dư luận dù cũng rất ngỡ ngàng với công bố nhưng vẫn cho rằng nghi vấn gian lận điểm thi ở Hòa Bình đã "khép lại".
Lý giải về việc Bộ GD-ĐT không phát hiện thấy bất thường khi chấm thẩm định tại Hòa Bình nhưng nay công an lại có quyết định khởi tố vụ việc, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định qua điều tra cho thấy sai phạm diễn ra trước khâu chấm, cụ thể là họ đã sửa phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh trước khi mang vào chấm, vì vậy tổ thẩm định không phát hiện ra điều gì cũng là bình thường. "Nhưng qua chấm thẩm định thì chúng tôi yêu cầu rà soát quy trình và đã phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm quy trình trong lúc chấm thi. Chính phát hiện này đã là đầu mối nghi ngờ để ngày 24-7, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ", ông Mai Văn Trinh cho hay.
Trong khi đó, chiều 3-8, tại trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh, cho biết lãnh đạo tỉnh nhận được đơn tố cáo của người dân trước thời điểm bộ về chấm thẩm định. "Không phải lãnh đạo tỉnh đến lúc nhận được đơn mới vào cuộc. Khi có thông tin dư luận cho rằng điểm của Hòa Bình bất thường, UBND tỉnh đã tổ chức họp.
Tại cuộc họp đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra, xem xét đánh giá toàn bộ sự việc về kỳ thi; báo cáo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ trước khi bộ về chấm thẩm định", ông Cửu cho hay. Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, trong quá trình chấm, Bộ GD-ĐT đánh giá cao kết quả nên rất tin tưởng. Sau khi có kết quả chấm thẩm định càng yên tâm hơn. Nhưng tiếp tục công tác rà soát theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT mới phát hiện ra sai phạm.
Cả bộ và địa phương đều có trách nhiệm
Những tiêu cực xảy ở Hà Giang, Sơn La và hiện nay đang điều tra ở Hòa Bình là rất nghiêm trọng. Sai phạm này thể hiện rất rõ một điều là những người gây ra sai phạm đã có ý đồ từ trước, thậm chí có tổ chức nhằm vô hiệu hóa quy trình tổ chức thi. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi để xảy ra những sai phạm có tổ chức đó? Trách nhiệm chính thuộc về ai, Bộ GD-ĐT hay các địa phương?
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là việc rất quan trọng của các tỉnh, thành, vì vậy trách nhiệm trước hết phải thuộc về Ban chỉ đạo thi tỉnh, thành đó. "Nếu như cơ quan quản lý trực tiếp, cụ thể ở đây là hội đồng thi, ban chấm thi, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy chế thi thì rất khó để có thể sai phạm được", ông Trinh nói. Ví dụ, với phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi, trong quy chế thi nêu rõ phải được khóa bằng 2 khóa riêng biệt, 2 ổ khóa này phải được niêm phong và chìa khóa do 2 người khác nhau cầm, được bảo vệ 24/24 giờ.
Khi mở phải phải có biên bản, có sự chứng kiến của ít nhất 3 bên và có 2 chìa khóa như vậy mới mở được. Nhưng người ta đã bỏ qua khâu này để có thể vào phòng đó rất dễ dàng. "Ở đây, trước hết cơ quan quản lý trực tiếp của địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn về phía Bộ GD-ĐT thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy trách nhiệm và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã xác định rõ trách nhiệm của mình. Chúng tôi cũng đã có định hướng rất rõ ràng để khắc phục trong kỳ thi những năm tới đây", ông Mai Văn Trinh nêu quan điểm.
Trách nhiệm thực hiện chưa đúng quy chế thi ở các tỉnh nêu trên là rất rõ ràng. Rồi đây những cá nhân sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Nhưng trách nhiệm của Bộ GD-ĐT cũng rất lớn trong việc vận hành một phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật, có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Bên cạnh đó là công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT đối với các địa phương vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát. Nếu công tác thanh tra, giám sát của bộ thực chất hơn, quyết liệt hơn, chắc chắn các sai phạm sẽ được hạn chế.
LÂM NGUYÊN
Theo sggp
Sau gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình...còn gì nữa? Gian lận thi cử được phanh phui theo cấp độ ngày càng "tinh vi và xảo quyệt" hơn ở những địa phương đã bị phát giác cho thấy có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM: "Chỉ nghe báo cáo tự rà soát tốt rồi và im re là chưa đủ" Ông...